Trung Quốc và Mỹ tự kìm hãm nhau bằng các biện pháp trừng phạt thương mại
Những kế hoạch đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sụp đổ gần đây cho thấy cả hai bên dường như đang chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài. Việc này đã phủ bóng lên nền kinh tế toàn cầu.
Chính quyền Mỹ đã có kế hoạch áp thuế lên hơn 500 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Bắc Kinh chuẩn bị các biện pháp trả đũa.
Một mặt, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu giảm tốc. Theo kết quả thăm dò của hãng tin Reuters, trong các số liệu sắp được công bố vào ngày 12/10, dự kiến xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng Chín tăng trưởng 9,1% - là thấp hơn con số 9,8% của tháng Tám.
Trong khi đó, số liệu của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố ngày 30/9 cho thấy lĩnh vực chế tạo của nước này đã “hạ nhiệt” nhanh hơn dự kiến trong tháng 9.
Chỉ số Nhà quản lý mua hàng (PMI) chính thức trong tháng 9/2018 của NBS đã giảm từ 51,3 hồi tháng Tám xuống 50,8, mức thấp nhất trong bảy tháng.
Nhưng chỉ số này vẫn ở trên ngưỡng 50 điểm và ghi dấu chuỗi 26 tháng liên tiếp chỉ số PMI ở trên mốc 50 điểm. Số đơn đặt hàng xuất khẩu mới - một chỉ số phụ thể hiện chiều hướng hoạt động trong tương lai - đã suy giảm tháng thứ tư liên tiếp khi rơi từ 49,4 hồi tháng trước xuống 48,0 trong tháng này.
Mặc dù những số liệu chính thức cho thấy hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc khá “ổn và có khả năng đàn hồi” cho đến nay, nhiều nhà phân tích cho rằng các công ty và doanh nghiệp đã đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ trước khi các biện pháp áp thuế liên tiếp được áp đặt.
Tuy nhiên, điều này cũng làm tăng nguy cơ xuất khẩu của Trung Quốc sẽ sụt giảm mạnh một khi các mức thuế thực sự được áp đặt. Sự sụt giảm ngày một sâu hơn của số đơn hàng xuất khẩu cũng đang minh chứng cho lập luận này.
Trong khi đó, chỉ số phụ về hoạt động nhập khẩu - được xem như một chỉ dấu cho nhu cầu trong nước - vẫn ở dưới ngưỡng 50 trong tháng Chín với 48,5, sau khi đã rơi xuống mức thấp nhất trong một năm hồi tháng Tám.
Nhu cầu ở Trung Quốc đã giảm dần ngay từ trước khi các tranh chấp thương mại với Mỹ leo thang. Điều này diễn ra giữa bối cảnh chi phí vay của các công ty đã bắt đầu tăng sau khi giới chức Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh việc thắt chặt kiểm soát đối với hoạt động cho vay và các khoản nợ. Tăng trưởng cho hoạt động đầu tư vào tài sản cố định cũng đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Những tháng gần đây, Trung Quốc lại đang hỗ trợ cho nền kinh tế nước này bằng các biện pháp kích cầu. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã chuyển trọng tâm sang các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng nhằm tạo một “tấm đệm” giúp nền kinh tế quốc gia ứng phó với những bất ổn thương mại.
Bắc Kinh đã nỗ lực cách giảm chi phí tài chính, thúc đẩy cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ, cắt giảm thuế, và hoàn thành các dự án cơ sở hạ tầng sớm hơn. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PboC, ngân hàng trung ương) hạ tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng 3 lần trong năm nay để tăng thanh khoản.
Cuộc thăm dò của Reuters cũng cho thấy áp lực gia tăng đối với các nhà hoạch định chính sách vào lúc thuế quan dường như có hậu quả nặng nề lên nền kinh tế Trung Quốc.
Các nhà phân tích lưu ý rằng sẽ phải mất một khoảng thời gian thì các biện pháp nên trên mới có thể trợ lực cho nền kinh tế đang dần “giảm tốc” của Trung Quốc. Thậm chí, một số chuyên gia dự đoán mọi thứ sẽ còn tồi tệ hơn trước khi có thể khởi sắc.
Cũng trong ngày 12/10 tới, Bắc Kinh dự kiến công bố cân bằng thương mại, trong đó có thặng dư với Mỹ, vốn mang tính nhạy cảm về chính trị. Số liệu này có thể khiến ông Trump gia tăng áp lực đối với Trung Quốc nếu ông nghĩ rằng nước Mỹ đang thua thiệt trong cuộc chiến tranh thương mại.
Một nhà kinh tế tại Credit Agricole nhận định chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ dẫn đến kết quả là gần như hàng hóa của Trung Quốc nhập vào Mỹ sẽ đối mặt với thuế suất 25% vào năm tới, cũng như hàng của Mỹ xuất sang Trung Quốc sẽ phải chịu thuế quan cao hơn.
Việc này có thể làm tăng áp lực lạm phát tại Mỹ, và ảnh hưởng đến chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Fed đã tăng lãi suất cuối tháng trước, lần thứ ba trong năm nay, và sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt đến cuối năm nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố thặng dư thương mại kỷ lục với Mỹ trong tháng 9
13:31' - 12/10/2018
Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục 34,1 tỷ USD trong tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ siết chặt xuất khẩu công nghệ hạt nhân sang Trung Quốc
11:20' - 12/10/2018
Bộ Năng lượng Mỹ tuyên bố Washington đang hạn chế xuất khẩu công nghệ hạt nhân dân sự sang Trung Quốc do lo ngại các vấn đề an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
Tác động của quan hệ Mỹ-Canada đối với căng thẳng thương mại Mỹ-Trung
05:30' - 12/10/2018
Mỹ và Canada đã đạt được thỏa thuận thương mại vào phút cuối và chỉ xuất hiện một số nhượng bộ nhỏ. Liệu đây có phải là phiên bản giải quyết căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc?
-
Kinh tế Thế giới
IMF-WB 2018 tập trung thảo luận về những rủi ro đối với kinh tế thế giới
13:11' - 11/10/2018
Tại Hội nghị IMF-WB 2018 các chuyên gia kinh tế toàn cầu đã tập trung thảo luận về những rủi ro đối với nền kinh tế thế giới, trong đó chủ nghĩa bảo hộ là một trong những vấn đề được quan tâm nhất.
-
Kinh tế Thế giới
IMF bảo vệ quyết định nâng lãi suất của các ngân hàng trung ương
12:32' - 11/10/2018
Ngày 11/10, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde lên tiếng bảo vệ quyết định nâng lãi suất của các ngân hàng trung ương là "diễn biến cần thiết".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ D. Trump cam kết đem lại những thay đổi lớn ngay ngày đầu nhậm chức
10:33' - 20/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đưa ra hàng loạt cam kết mạnh mẽ về những thay đổi chính sách quan trọng trong một buổi mít tinh tại Washington vào tối trước ngày nhậm chức.
-
Kinh tế Thế giới
TikTok "tái xuất" tại Mỹ khiến cuộc cạnh tranh giữa các nền tảng chia sẻ video nóng lên
08:21' - 20/01/2025
Nền tảng chia sẻ video ngắn TikTok đã khôi phục dịch vụ tại Mỹ vào ngày 19/1, sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đã can thiệp trước khi ông nhậm chức vào ngày 20/1.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ với các thị trường châu Á
20:59' - 19/01/2025
Nhiệm kỳ hai Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được dự báo sẽ gây ra những biến động mạnh trên thị trường châu Á nhất là sau khi các đe dọa về thuế quan của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ra mắt nền tảng giao dịch carbon quốc tế
17:39' - 19/01/2025
Bộ Môi trường Indonesia (KLH) cho biết sẽ chính thức ra mắt nền tảng giao dịch carbon quốc tế vào ngày 20/1, góp phần thúc đẩy các mục tiêu về khí hậu và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Gập ghềnh hoạt động xuất khẩu của Hàn Quốc trong năm 2025
17:07' - 19/01/2025
Theo các nhà phân tích, triển vọng xuất khẩu năm 2025 của Hàn Quốc khá ảm đạm, bởi sự trì trệ của kinh tế Trung Quốc và biến động chính trị tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử D. Trump đến Washington, chuẩn bị cho lễ nhậm chức
13:21' - 19/01/2025
Dự kiến, ngày 19/1, tức một ngày trước lễ nhậm chức, ông Trump sẽ tổ chức buổi mít tinh mừng chiến thắng.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Việt tại ASG có vai trò quan trọng để khai thác thị trường lẫn nhau
08:20' - 19/01/2025
Các doanh nghiệp tại Trung tâm Thương mại ASG có vai trò rất quan trọng để khai thác tiềm năng, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh giữa Việt Nam và Ba Lan để khai thác hiệu quả thị trường.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Tài chính Mỹ chuẩn bị áp dụng "các biện pháp đặc biệt" để tránh nguy cơ vỡ nợ
16:33' - 18/01/2025
Bộ Tài chính sẽ bắt đầu thực hiện "các biện pháp đặc biệt" vào tuần tới nhằm ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan có FTA đầu tiên với châu Âu
14:00' - 18/01/2025
Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), bao gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein, và Thái Lan sẽ ký Hiệp định tự do thương mại (FTA) tại thị trấn Davos của Thụy Sĩ vào ngày 23/1.