Tương lai quan hệ Mỹ-Trung hậu thỏa thuận thương mại giai đoạn một (Phần 1)
Mỹ và Trung Quốc đã ký kết một thỏa thuận nhằm xoa dịu căng thẳng do cuộc chiến thương mại giữa hai nước gây ra. Phát biểu tại Washington, Tổng thống Donald Trump cho biết, thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Trung Quốc sẽ giúp thay đổi nền kinh tế Mỹ.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc gọi đó là thỏa thuận “đôi bên cùng có lợi”, sẽ giúp thúc đẩy mối quan hệ tốt hơn giữa hai nước. Theo đó, Trung Quốc cam kết tăng cường nhập khẩu ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ trong hai năm 2020 và 2021. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đồng ý đẩy mạnh nỗ lực chống hàng giả và giúp các công ty Mỹ dễ dàng có những biện pháp pháp lý đối với hành vi trộm cắp bí mật thương mại.
Trong khi đó, Mỹ sẽ duy trì mức thuế lên tới 25% đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá 250 tỷ USD. Trung Quốc - nước đã đánh thuế lên các sản phẩm trị giá 100 tỷ USD Mỹ - cũng dự kiến sẽ duy trì phần lớn mức thuế mới này. Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, người ký kết thỏa thuận thay mặt Trung Quốc, cho biết thỏa thuận này bắt nguồn từ “sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”.
Ông nói: “Trung Quốc đã phát triển một hệ thống chính trị và một mô hình phát triển kinh tế phù hợp với thực tế quốc gia. Điều này không có nghĩa là Trung Quốc và Mỹ không thể làm việc cùng nhau. Ngược lại, hai nước chúng ta có lợi ích thương mại chung rất lớn. Chúng tôi hy vọng cả hai bên sẽ tuân thủ và giữ thỏa thuận một cách nghiêm túc”.
Tiền đề cho mối quan hệ bền chặt hơn giữa hai cường quốc…
Mỹ và Trung Quốc lao vào một cuộc chiến thuế quan bắt đầu từ năm 2018, dẫn đến sự gia tăng thuế nhập khẩu với số hàng hóa trị giá hơn 450 tỷ USD. Tranh chấp này đã làm gián đoạn dòng chảy thương mại, làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khiến các nhà đầu tư lo lắng.
Tại buổi lễ ký kết ở Washington, có sự tham dự của các nhà tài trợ và các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của đảng Cộng hòa, ông Trump nói rằng thỏa thuận này tạo tiền đề cho mối quan hệ bền chặt hơn giữa Mỹ và Trung Quốc.
Ông nói: “Cùng nhau, chúng ta đang sửa chữa những sai lầm của quá khứ và mang đến một tương lai công bằng và an ninh kinh tế. Vượt xa cả thỏa thuận này sẽ là một nền hòa bình thế giới thậm chí còn mạnh mẽ hơn”.
Một số nhà chỉ trích cho rằng dù kết quả ít ỏi nhưng việc ký kết thỏa thuận mang đến cho Tổng thống Mỹ Trump cơ hội tạm gác cuộc chiến thương mại qua một bên để tuyên bố những thành tích tạm có trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020 sắp tới.
Các cuộc thăm dò cho thấy hầu hết người Mỹ đồng ý với Tổng thống Trump rằng Trung Quốc giao dịch không công bằng, nhưng họ vẫn ủng hộ thương mại tự do và phản đối thuế quan. Chính vì vậy, đảng Cộng hòa đã mất một số ghế Quốc hội vào năm 2018.
Trong khi đó, Trung Quốc dường như có lợi khi các điều khoản đã được đồng ý trước được thông qua, bao gồm cả việc nới lỏng tiếp cận thị trường với các công ty tài chính và ô tô Mỹ. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ước tính nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng 0,25 điểm phần trăm do nhu cầu của Mỹ đối với hàng hóa của họ giảm khoảng 1/3. Vì vậy việc đạt được thỏa thuận sẽ có ý nghĩa lớn với kinh tế Trung Quốc.
… có thật sự đi vào thực chất?
Mặc dù vậy, khi nhìn nhận một cách tổng quan vào hiện trạng kinh tế giữa hai nước, các chuyên gia kinh tế cho rằng thỏa thuận mới sẽ làm giảm một nửa mức thuế đối với hàng hóa trị giá 120 tỷ USD, nhưng hầu hết các mức thuế cao hơn - như số hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 360 tỷ USD và số hàng xuất khẩu của Mỹ trị giá hơn 100 tỷ USD - vẫn còn hiệu lực.
Điều đáng chú ý là các nhà kinh tế đã phát hiện ra rằng các chi phí phát sinh - hơn 40 tỷ USD tính đến nay - đều do các công ty và người tiêu dùng Mỹ chịu ảnh hưởng hoàn toàn. Và con số đó thậm chí còn chưa đo lường những doanh nghiệp bị thiệt hại do bị trả đũa.
Nhìn chung, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ ước tính rằng sự không chắc chắn và chi phí liên quan đến thuế quan đã làm tăng trưởng kinh tế Mỹ giảm 0,3 điểm phần trăm, đồng thời thu nhập hộ gia đình trung bình cũng giảm 580 USD kể từ năm 2018.
Ngoài ra, thỏa thuận mới cam kết cũng yêu cầu Trung Quốc tăng cường mua hàng hóa Mỹ trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, nông nghiệp và năng lượng có trị giá lên tới 200 tỷ USD trong vòng hai năm. Mặc dù vậy, các số liệu chính thức cho thấy con số thực sự là thấp hơn và các nhà phân tích không chắc đây là mức có thể đạt được. Cùng với đó, phía Bắc Kinh cũng nói rằng việc mua sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thị trường.
Trong khi đó, giới nông dân - nhiều người đã bị thuế quan của Trung Quốc nhắm vào - đã bị phá sản, dẫn đến một khoản cứu trợ liên bang trị giá 28 tỷ USD. Trong khi đó, các nhà sản xuất mất nhiều việc làm, xuất phát từ chi phí nhập khẩu cao và sự trả đũa của Trung Quốc. Về lâu dài, các công ty Mỹ có thể định tuyến lại chuỗi cung ứng tránh khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan, nhưng đó là một triển vọng "đắt đỏ".
Cố vấn thương mại Nhà Trắng, ông Peter Navarro, đã thúc đẩy lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Mỹ nói rằng Bắc Kinh đã đồng ý với các biện pháp bảo vệ mới đối với sở hữu trí tuệ, bao gồm hạ thấp ngưỡng truy tố hình sự và tăng hình phạt.
Quan trọng hơn, hai bên nói rằng họ đã đồng ý cách giải quyết các tranh chấp đó. Đó là một trong những vấn đề gây ra cuộc chiến thương mại.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, không rõ liệu các cam kết mới có khác với những lời hứa mà Trung Quốc đã từng đưa ra trước đó hay không, và thỏa thuận mới vẫn chưa thể giải quyết một số khiếu nại chính của Mỹ về các hoạt động thương mại của Trung Quốc, chẳng hạn liên quan đến vấn đề các khoản trợ cấp tại một số ngành công nghiệp.
Nhà Trắng tuyên bố sẽ giải quyết thêm các vấn đề khác trong thỏa thuận thương mại Giai đoạn hai, song các nhà phân tích nói rằng họ không mong đợi sẽ sớm có bất cứ điều gì cụ thể.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tác động của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn một tới kinh tế Hàn Quốc
06:00' - 30/01/2020
Theo truyền thông Hàn Quốc, thỏa thuận thương mại giai đoạn một được cho là sẽ tác động tích cực tới xuất khẩu và toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc - nước phụ thuộc lớn vào cả thị trường Mỹ và Trung Quốc.
-
Doanh nghiệp
Truyền thông Mỹ: Bộ Thương mại rút lại các quy định cấm các công ty bán hàng cho Huawei
09:17' - 25/01/2020
Bộ Thương mại đã rút lại các quy định nhằm hạn chế khả năng của các công ty Mỹ bán các sản phẩm cho Huawei từ các cơ sở sản xuất ở nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư vào ASEAN tăng mạnh “nhờ” thương chiến Mỹ-Trung
05:30' - 24/01/2020
Bất chấp những quan ngại về tác động của các biện pháp thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực Đông Nam Á vẫn ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ hoan nghênh thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
16:21' - 20/01/2020
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoan nghênh thỏa thuận thương mại ký với Trung Quốc trong tuần trước nhằm cải thiện đáng kể quan hệ với nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản sẽ phác thảo các kế hoạch kích thích kinh tế mới vào tuần tới
20:56' - 21/09/2023
Thủ tướng Kishida cho biết Chính phủ Nhật Bản đang đặt mục tiêu hoàn tất gói kích thích kinh tế mới vào cuối tháng 10/2023 và đệ trình dự thảo ngân sách bổ sung lên Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
EU khởi động đợt mua chung khí đốt lần thứ 3
19:43' - 21/09/2023
Ngày 21/9, Ủy ban châu Âu (EC) đã khởi động đợt mua khí đốt lần thứ ba, nhằm đảm bảo nhu cầu của các nước thành viên trước mùa Đông, cũng như tránh phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Luang Prabang thu hút khách du lịch với hoạt động kinh tế về đêm
11:51' - 21/09/2023
Chính quyền Luang Prabang đang nỗ lực đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để thu hút du khách, trong đó có việc chú trọng phát triển nền kinh tế đêm.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Giám đốc UNIDO: Việt Nam là hình mẫu phát triển thành công nhất
10:01' - 21/09/2023
Tổng Giám đốc UNIDO cho rằng Việt Nam là hình mẫu phát triển thành công nhất, là đối tác quan trọng của UNIDO với nhiều chương trình hợp tác...
-
Kinh tế Thế giới
Hoa Kỳ hướng tới thúc đẩy lộ trình công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam
08:19' - 21/09/2023
Thủ tướng đề nghị phía Hoa Kỳ ưu tiên thúc đẩy lộ trình công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, không dùng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam, nhất là nông sản.
-
Kinh tế Thế giới
Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau quyết định được chờ đợi của Fed
03:46' - 21/09/2023
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách
-
Kinh tế Thế giới
Fed giữ nguyên lãi suất và đánh tín hiệu về chính sách tiền tệ
03:37' - 21/09/2023
Fed giữ nguyên lãi suất và đánh tín hiệu về chính sách tiền tệ trong thời gian tới
-
Kinh tế Thế giới
EU ngăn chặn chiến thuật "tẩy xanh" của các doanh nghiệp
22:06' - 20/09/2023
Liên minh châu Âu (EU) và các nước thành viên đã nhất trí cấm chiến thuật "tẩy xanh" các công ty dán nhãn sản phẩm thân thiện với môi trường nếu không đưa ra những bằng chứng chi tiết.
-
Kinh tế Thế giới
Nợ quốc gia của Mỹ lần đầu tiên chạm mức 33.000 tỷ USD
19:13' - 20/09/2023
Nợ quốc gia của Mỹ đã đạt đến cột mốc lịch sử khi lần đầu tiên vượt qua 33.000 tỷ USD.