UNCTAD công bố tài liệu đặc biệt về chính sách đầu tư ứng phó với COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 4/5, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã công bố tài liệu đặc biệt Giám sát Chính sách Đầu tư phân tích các chính sách đầu tư của các quốc gia để ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Các chính sách này bao gồm tạo thuận lợi và duy trì đầu tư, cung cấp các ưu đãi, hỗ trợ tài chính cho các công ty bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng COVID-19, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong các chuỗi cung ứng, cũng như bảo vệ an ninh quốc gia và sức khỏe cộng đồng thông qua việc sàng lọc đầu tư nước ngoài.
Tài liệu giám sát xu hướng đầu tư toàn cầu mới nhất của UNCTAD cho thấy sự lan rộng toàn cầu của đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ cắt giảm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu lên tới 40% trong giai đoạn 2020-2021 và cũng đang tác động đến việc đàm phán các thỏa thuận đầu tư quốc tế.
Tổng Thư ký UNCTAD Mukhisa Kituyi cho rằng các chính sách đầu tư quốc gia và quốc tế nên góp phần giải quyết những tác động kinh tế-xã hội tàn khốc của đại dịch.
Trước hết, có thể khuyến khích sản xuất thiết bị y tế và dược phẩm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cấp vốn cho các công ty đang gặp khó khăn và đảm bảo rằng việc tiếp cận nước ngoài không trái với lợi ích quốc gia.
Các quốc gia khai thác nhiều công cụ chính sách đầu tư để xử lý khủng hoảng, trong đó hỗ trợ tài chính cho các công ty và người lao động được coi là phần cốt lõi trong các phản ứng chính sách kinh tế đối với đại dịch.
Các chính sách hỗ trợ và duy trì đầu tư, dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng. Một số quốc gia đã thực hiện các bước để giảm bớt gánh nặng hành chính cho các công ty và giảm các trở ngại quan liêu với mục đích đẩy nhanh quá trình sản xuất và chuyển giao hàng hóa trong đại dịch.
Cuộc khủng hoảng dẫn đến việc đóng cửa hoặc gián đoạn các dịch vụ chính phủ thông thường, nhưng lại đẩy nhanh việc sử dụng các công cụ trực tuyến và nền tảng điện tử cho phép dòng chảy liên tục của các dịch vụ thiết yếu.
Một số quốc gia thực hiện ưu đãi khuyến khích đầu tư tìm cách tăng cường sản xuất trong lĩnh vực y tế, bao gồm các khuyến khích cho sự phát triển nhanh chóng thuốc và vaccine trong các gói viện trợ nhà nước.
Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến việc tăng cường sàng lọc đầu tư nước ngoài vì lý do an ninh quốc gia.
Các biện pháp mới nhằm bảo vệ các năng lực trong nước liên quan đến chăm sóc sức khỏe, dược phẩm, vật tư y tế và thiết bị.
Hơn nữa, các chính phủ sử dụng các đánh giá FDI để bảo vệ các doanh nghiệp và ngành công nghệ quan trọng trong nước có thể đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự thâu tóm của nước ngoài.
Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và an ninh quốc gia trong cuộc khủng hoảng, một số quốc gia đã sử dụng các biện pháp can thiệp đặc biệt nhắm vào ngành y tế.
Trước các thách thức khẩn cấp về sức khỏe và hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), đặc biệt liên quan đến COVID-19, các quốc gia đã thực hiện các biện pháp khuyến khích sử dụng chung các công nghệ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để đẩy nhanh hiệu quả R&D, tạo điều kiện cho ra đời hàng loạt phương pháp điều trị, chẩn đoán và vaccine cần thiết.
Đại dịch COVID-19 đã làm chậm tốc độ thực hiện hiệp ước.Một số vòng đàm phán các hiệp ước đầu tư song phương và các hiệp ước có điều khoản đầu tư dự kiến trong năm 2020 đã bị hủy bỏ hoặc hoãn lại.
Đại dịch có thể sẽ có tác động lâu dài đến quá trình hoạch định chính sách đầu tư, đồng thời cũng có thể dẫn đến việc cạnh tranh nhiều hơn để thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp khác khi các nền kinh tế cố gắng phục hồi sau khủng hoảng và các chuỗi cung ứng bị phá vỡ cần phải được thiết lập lại.
Cuộc khủng hoảng có thể tăng cường việc sử dụng các công cụ quản trị trực tuyến như một công cụ hỗ trợ đầu tư.
Dự kiến thời kỳ hậu đại dịch sẽ chứng kiến sự gia tăng của các quốc gia trong nỗ lực cải tổ các thỏa thuận đầu tư quốc tế để đảm bảo quyền điều hành các lợi ích công cộng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
UNCTAD kêu gọi một thỏa thuận miễn giảm nợ toàn cầu cho các nước đang phát triển
10:57' - 24/04/2020
UNCTAD nhấn mạnh lời kêu gọi từ tháng trước trong việc miễn giảm nợ 1.000 tỷ USD cho các nước đang phát triển bị ảnh hưởng nặng nề nhất
-
Kinh tế Thế giới
UNCTAD: Dịch COVID-19 có thể khiến FDI toàn cầu giảm 30-40%
13:15' - 27/03/2020
Theo báo cáo công bố ngày 26/3 của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), dịch COVID-19 có thể khiến các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu giảm 30-40%.
-
Kinh tế Thế giới
UNCTAD cảnh báo năm 2020 kinh tế toàn cầu có thể thiệt hại 1.000 tỷ vì dịch COVID-19
08:01' - 10/03/2020
Một kịch bản về “Ngày tận thế” khi nền kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng khoảng 0,5% có thể khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu mất khoảng 2.000 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng 8,1% giữa "bão" thuế quan
18:55' - 09/05/2025
Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong tháng Tư, xuất khẩu của nước này tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập khẩu giảm 0,2%.
-
Kinh tế Thế giới
Hình ảnh Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít ở Moskva
16:18' - 09/05/2025
Ngày 9/5, cuộc duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít (9/5/1945 - 9/5/2025) trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại diễn ra hùng tráng trên Quảng trường Đỏ ở Moskva và nhiều nơi của Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản đối mặt với thách thức kép
15:14' - 09/05/2025
Số liệu của Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 9/5 cho thấy một bức tranh phức tạp, với lương của người lao động tiếp tục giảm tháng thứ 3 liên tiếp do lạm phát và chi tiêu tiêu dùng vượt kỳ vọng.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ công bố hàng chục thỏa thuận thương mại mới
14:17' - 09/05/2025
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết Chính phủ Mỹ sẽ công bố hàng chục thỏa thuận thương mại trong tháng tới, nhưng mức thuế 10% áp đặt lên hầu hết các quốc gia có khả năng sẽ duy trì.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ kêu gọi Nga và Ukraine ngừng bắn
08:13' - 09/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Nga và Ukraine ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày và bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột.
-
Kinh tế Thế giới
Trung tâm cung cấp hydro lớn nhất Hàn Quốc vào hoạt động
08:10' - 09/05/2025
Chính quyền thành phố Ulsan ngày 9/5 thông báo, một trung tâm cung cấp hydro lớn nhất Hàn Quốc vừa hoàn thành việc xây dựng và đi vào sử dụng tại thành phố Ulsan, phía Đông Nam Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới của Mỹ giảm mạnh
08:00' - 09/05/2025
Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới của nước này đã giảm mạnh trong tuần trước, cho thấy thị trường lao động vẫn vững chắc, bất chấp rủi ro gia tăng do tác động của vấn đề thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Hồng y người Mỹ Robert Prevost được bầu làm tân Giáo hoàng Vatican
07:54' - 09/05/2025
Ngày 8/5 (theo giờ địa phương), Hồng y người Mỹ Robert Prevost, 69 tuổi, đã được bầu làm tân Giáo hoàng và người đứng đầu Giáo hội Công giáo Roma đã chọn lấy tên là Giáo hoàng Leo XIV.
-
Kinh tế Thế giới
Anh là quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ
07:34' - 09/05/2025
Ngày 8/5, Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ kể từ khi Nhà Trắng công bố mức thuế quan toàn diện vào tháng trước.