Ứng dụng truy xuất nguồn gốc với sản phẩm cam ở Bắc Trung Bộ
Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, hiện nay các tỉnh Bắc Trung Bộ tập trung tái cơ cấu cây trồng, tăng diện tích cây có múi, đem lại hiệu quả cao.
Diễn đàn lần này chia sẻ với các tỉnh về việc ứng dụng truy xuất nguồn gốc trong liên kết tiêu thụ sản phẩm cam, xây dựng thương hiệu cho các loại cây ăn quả, từng vùng, miền. Cùng với đó, các tỉnh Bắc Trung Bộ chủ động tái cơ cấu phát triển, trồng cây ăn quả, từ cây ngắn ngày sang phát triển trồng cây dài ngày và cây hàng hóa, đặc biệt là cây cam đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tại diễn đàn, đại biểu các tỉnh Bắc Trung Bộ đã đưa ra các giải pháp phát triển cây ăn quả, cây có múi; trong đó có cây cam. Đại biểu và người trồng cây ăn quả các tỉnh Bắc Trung Bộ nhấn mạnh việc tăng trưởng về diện tích, sản phẩm, chất lượng nhưng phải đảm bảo độ an toàn. Các giải pháp về liên kết tiêu thụ sản phẩm bền vững để tránh tình trạng “được mùa rớt giá”.
Các tỉnh Bắc Trung Bộ hàng năm diễn ra thiên tai mưa lũ, hạn hán cùng với đó là dịch bệnh trên cây trồng nên ảnh hưởng rất lớn đến phát triển trồng cây có múi của người dân, doanh nghiệp. Các đại biểu đã tham luận đến vấn đề chăm bón, kỹ thuật trồng đảm bảo ứng phó với biến đổi khí hậu, chủ động phòng trừ sâu, bệnh và sản xuất một cách bền vững, hiệu quả.
Ông Cao Văn Chí, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có múi (Viện Nghiên cứu rau quả) đã thông tin về các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất cam theo hướng bền vững. Các kỹ thuật về phòng chống sâu, bệnh như sản xuất giống bằng phương pháp ghép đỉnh sinh trưởng tạo cây sạch bệnh, sản xuất các giống sạch bệnh trong nhà lưới; phổ biến kỹ thuật cây dùng làm gốc ghép. Bên cạnh đó việc lựa chọn vùng đất trồng cây ăn quả có múi và những biện pháp hỗ trợ cây cam ra hoa, đậu quả tốt.
Đại biểu tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình đã đưa ra thực trạng, giải pháp sản xuất cam gắn với liên kết tiêu thụ, tập trung tổ chức sản xuất cam theo hướng hàng hóa, sản xuất theo chuỗi liên kết từ trồng, thu hái, chế biến đến tiêu thụ. Sản xuất cam theo hướng hữu cơ, cam VietGAP nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài.
Từng bước thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia phát triển các cơ sở chế biến sản phẩm cam, mở rộng thị trường tiêu thụ; cũng như tăng cường xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm.
Theo thống kê sơ bộ, tại các Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế có khoảng 27.940 ha cây có múi; trong đó có hơn 10.500 ha cam. Riêng đối với cây cam tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh chiếm phần lớn diện tích sản xuất của các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Nhiều sản phẩm cây có múi được người tiêu dùng ghi nhận và có thương hiệu trên thị trường như: cam của Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê, Can Lộc, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hay cam của Quỳ hợp, Thanh Chương, Nghĩa Đàn, Yên Thành và Con Quông (Nghệ An).
Riêng tại tỉnh Hà Tĩnh đã trồng hơn 6.500 ha cây có múi; trong đó, cây cam là 4.500 ha, diện tích cho quả khoảng 2.500 ha với sản lượng ước đạt 70.000 tấn/năm. Cây ăn quả ở Hà Tĩnh đã có thương hiệu và trở thành cây hàng hóa như bưởi Phúc Trạch, Cam Hương Sơn, Vũ Quang, Thượng Lộc (Can Lộc)…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Thực hiện 6 chương trình khuyến nông giai đoạn 2020-2025
08:00' - 26/08/2020
Trong năm 2020 và giai đoạn 2021-2025, ngành nông nghiệp Cần Thơ sẽ thực hiện 6 chương trình khuyến nông.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 68 tỷ đồng triển khai các mô hình khuyến nông
13:49' - 20/04/2020
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011 - 2019, toàn tỉnh triển khai 158 mô hình/dự án khuyến nông với tổng vốn hơn 67,7 tỷ đồng tới 66.228 hộ nông dân tham gia.
-
Kinh tế & Xã hội
Thực hiện hiệu quả các dự án khuyến nông quốc gia
15:12' - 26/11/2019
Thông qua các các hoạt động khuyến nông (xây dựng mô hình, đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền…) những mô hình tiêu biểu, có hiệu quả đã được lan toả, nhân rộng trong cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào khai thác công trình điện mặt trời áp mái tại sân bay Tân Sơn Nhất
20:46' - 15/01/2021
Đây là công trình điện năng lượng tái tạo đầu tiên triển khai lắp đặt trong hệ thống sân bay Việt Nam và lớn nhất tại khu vực nội đô Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Sản xuất và xuất khẩu cà phê vẫn gặp khó
20:26' - 15/01/2021
Hiện nay, giá cà phê tươi giao động từ 6,7-6,9 triệu đồng/tấn, giá cà phê nhân ở mức 32-32,5 triệu đồng/tấn khiến người trồng cà phê tiếp tục gặp khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đứng thứ 10 toàn cầu trong chuyển đổi giao thức internet IPv6
19:53' - 15/01/2021
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác IPv6 và công bố Chương trình IPv6 For Gov giai đoạn 2021- 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Trên 21% diện tích gieo cấy vụ Đông Xuân 2020 - 2021 có nước
18:40' - 15/01/2021
Theo Tổng cục Thủy lợi, trong thời gian đợt 1, dòng chảy đã bảo đảm yêu cầu đẩy mặn và tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình vận hành lấy nước, đặc biệt là ở khu vực ảnh hưởng triều.
-
Kinh tế Việt Nam
Đến năm 2025 Tp. Hồ Chí Minh sẽ ngầm hóa 500 km lưới điện trung thế
18:14' - 15/01/2021
Ngày 15/1, UBND Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình ngầm hóa lưới điện kết hợp cáp viễn thông trên địa bàn thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm thành lập Hội đồng khoa học quốc gia đánh giá vaccine dịch tả lợn châu Phi
17:33' - 15/01/2021
Thứ trưởng Bộ NN PTNT cho biết, đến nay việc nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi đã làm những điểm tương đương cơ bản và có những kết quả thành công bước đầu tương đối khả quan và chắc chắn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực
17:16' - 15/01/2021
Năm 2021 Cục Xúc tiến thương hiệu sẽ tập trung lựa chọn và xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định RCEP: Cơ hội phát triển chuỗi giá trị nông sản Việt ra thế giới
15:16' - 15/01/2021
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là cơ hội tốt để Việt Nam đầu tư phát triển và đẩy mạnh chuỗi giá nông sản ra khu vực và thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội đề ra 3 kịch bản tăng trưởng năm 2021
14:13' - 15/01/2021
Sáng 15/1, Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội giao ban trực tuyến với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã về triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ.