Mối nguy cho an ninh năng lượng toàn cầu
Các cuộc tấn công vào tàu thương mại đi qua Biển Đỏ kể từ tháng 11/2023 của lực lượng Houthi không chỉ báo động về tình trạng bất ổn địa chính trị leo thang tại Trung Đông sau khi xảy ra xung đột Hamas-Israel, mà còn khiến thị trường dầu mỏ nóng lên và đe dọa an ninh năng lượng toàn cầu.
Nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng tình hình có thể khó khăn hơn đáng kể nếu lực lượng Houthi tiếp tục các cuộc tấn công. Phí bảo hiểm và giá các sản phẩm dầu khí dự kiến sẽ tăng nếu xung đột không được giải quyết. Một nguồn tin giấu tên cho biết, phí bảo hiểm rủi ro cho mỗi chuyến tàu chở hàng đã tăng từ 2.000 USD lên 10.000 USD do sự gián đoạn vận tải trên Biển Đỏ.
Sự gián đoạn này xảy ra vào thời điểm bấp bênh, khi sự cân bằng giữa cung và cầu dầu mỏ vốn đang mong manh do căng thẳng địa chính trị.
Sau khi trải qua hai mùa Đông không có khí đốt của Nga mà không gặp vấn đề gì lớn, vẫn còn nhiều yếu tố có khả năng gây bất ổn cho châu Âu và đẩy khu vực này quay trở lại một cuộc khủng hoảng năng lượng mới. Việc đóng cửa tuyến vận tải trung chuyển sẽ làm giảm nguồn cung cấp khí đốt. Hơn nữa, sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan đang gây căng thẳng cho các hệ thống năng lượng và có thể làm tăng nhu cầu về LNG. Việc Chính phủ Mỹ đang xem xét lại chiến lược xuất khẩu khí đốt tự nhiên đang khiến ngành năng lượng vốn rất mong manh của châu Âu lo ngại. Tương tự thị trường dầu, thị trường LNG có thể gặp vấn đề nếu xảy ra sự gián đoạn ở eo biển Hormuz vì dòng LNG của Qatar khi đó sẽ gặp rủi ro. Qatar đã vận chuyển khoảng 108 tỷ m3 LNG vào năm 2023, trở thành nhà cung cấp LNG lớn thứ ba toàn cầu với 20% thị phần. Bất chấp các khoản đầu tư quốc tế lớn đổ vào việc tạo ra các tuyến trung chuyển LNG, hầu hết công suất khai thác mới sẽ không có sẵn cho đến năm 2025 và năm 2026. Và thỏa thuận về tuyến trung chuyển cung cấp khí đốt từ Nga qua Ukraine đến các nước Trung và Tây Âu sẽ hết hạn vào cuối của năm 2024. Hiện chưa có bất cứ thông tin nào về thời gian gia hạn của thỏa thuận. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu dầu thô của Nga sang Ấn Độ - đối tác nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất của nước này, cũng gặp thách thức. Theo tính toán, một tàu dầu từ cảng Novorossiysk (Nga) trên Biển Đen đến Ấn Độ mất khoảng 18 ngày khi qua kênh đào Suez và eo Bab al-Mandeb, nhưng sẽ mất 50 ngày nếu đi qua mũi Hảo Vọng. Điều này làm dấy lên một số quan ngại về triển vọng mất an ninh năng lượng toàn cầu nếu tình hình ở Biển Đổ tiếp tục “nóng lên”. *Giải pháp trong thời kỳ bất ổnCăng thẳng ở Biển Đỏ, đẩy giá cước vận tải biển và giá bảo hiểm tăng cao, khách hàng mua dầu đang hình thành xu hướng tìm kiếm nguồn cung có khoảng cách địa lý gần hơn, nhằm tạo ra sự ổn định về hàng hóa.
Lưu lượng tàu chở dầu đi qua kênh đào Suez sụt giảm nhanh chóng. Thay vào đó, các con tàu chở dầu đang tập trung về hai hướng. Hướng thứ nhất quanh Lưu vực Đại Tây Dương, bao gồm Biển Bắc và Địa Trung Hải. Hướng thứ hai bao gồm Vịnh Ba Tư, Ấn Độ Dương và Đông Á. Những gì đang diễn ra minh chứng rõ nét sự thay đổi mô hình trong hoạt động thương mại dầu.
Theo các thương nhân, từ tháng Một năm nay, một số nhà máy lọc dầu châu Âu đã ngừng mua dầu thô Basrah của Iraq và chuyển sang mua dầu từ các nhà cung cấp thuộc khu vực Biển Bắc và Guyana. Nhà phân tích dầu thô hàng đầu của Kpler, Viktor Katona, cho biết: “Việc chuyển hướng sang nguồn dầu ở gần hơn có ý nghĩa thương mại quan trọng. Chúng đảm bảo nguồn cung ổn định cho người mua và điều này sẽ tiếp tục chừng nào những gián đoạn ở Biển Đỏ khiến giá cước vận chuyển tăng cao vẫn diễn ra. Phản ứng của các thị trường là một hành động cân bằng khó khăn, khi phải lựa chọn giữa an ninh nguồn cung và tối đa hóa lợi nhuận”. Chuyên gia Fotios Katsoulas, nhà phân tích chính về dịch vụ vận chuyển tàu chở dầu tại S&P Global Commodity Insights, cho biết căng thẳng ở Biển Đỏ đang thay đổi các nguyên tắc cơ bản trên thị trường và đang có lợi cho các nhà khai thác tàu. Hơn nữa, sự phổ biến của năng lượng tái tạo ở châu Âu đã dẫn đến giảm tỷ trọng khí đốt trong cơ cấu năng lượng của lục địa này. Sự gia tăng các tua bin gió và công suất lắp đặt năng lượng Mặt Trời giúp giảm nhu cầu nhiên liệu hóa thạch. Pháp cũng nối lại hoạt động sản xuất điện hạt nhân vào năm ngoái. Điều này góp phần xoa dịu những ý kiến cho rằng, gián đoạn vận tải ở Biển Đỏ sẽ dẫn tới giá dầu tăng “nóng”. Nhà phân tích năng lượng cấp cao Neil Beveridge của Công ty phân tích Bernstein nói rằng: “Mọi leo thang xung đột tại Trung Đông chắc chắn sẽ làm tăng thêm rủi ro cho thị trường năng lượng”. Song chuyên gia này cho rằng, điều cần thiết là các nhà đầu tư và dư luận cần cái nhìn rộng hơn về thị trường dầu mỏ để nhận thấy chênh lệch hay mất cân xứng giữa cung và cầu mới là nguyên nhân dẫn đến lo ngại về tình trạng dư cung. Ông cho rằng tình trạng này diễn ra thường xuyên, do đó không có nhiều yếu tố có thể tác động thêm tới giá dầu thời gian tới.>>> Ứng phó những cơn gió ngược từ Biển Đỏ - Bài 1: Giao thương toàn cầu chậm nhịp
>>> Ứng phó những cơn gió ngược từ Biển Đỏ - Bài 2: Chuỗi cung ứng bấp bênh
>>> Ứng phó với những cơn gió ngược từ Biển Đỏ - Bài 3: Mối nguy cho an ninh năng lượng toàn cầu
>>> Ứng phó với những cơn gió ngược từ Biển Đỏ - Bài 4: Gián đoạn dòng chảy thương mại của Việt Nam
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Lo ngại về an ninh lương thực do căng thẳng trên Biển Đỏ
06:30' - 16/03/2024
Với những nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất trên thế giới, việc tăng chi phí cơ bản có nguy cơ làm trầm trọng thêm áp lực lên an ninh lương thực và gây ra các loại hậu quả ở hạ nguồn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cước phí vận tải biển từ châu Âu tới Hàn Quốc tăng gần 40% do căng thẳng Biển Đỏ
15:34' - 15/03/2024
Cước phí vận tải container bằng đường biển từ châu Âu tới Hàn Quốc tăng gần 40% vào tháng 2/2024, khi tình hình tại Biển Đỏ tiếp tục căng thẳng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.