Vaccine ngừa COVID-19: Từ tiếp cận công bằng đến sử dụng hiệu quả
Hơn 1 tháng trở lại đây, tiến độ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại hầu hết các nước trên thế giới đều được đẩy nhanh. Chính phủ nhiều nước, điển hình như Việt Nam, đã tích cực triển khai “ngoại giao vaccine” để tiếp cận nhanh nhất, nhiều nhất nguồn vaccine từ bên ngoài, trong khi việc phân phối vaccine từ các hãng dược, hoạt động của cơ chế đảm bảo tiếp cận công bằng vaccine COVAX và nguồn tài trợ từ các nước phát triển cho các nước thu nhập thấp đã ổn định hơn.
Mới đây nhất, COVAX và Ngân hàng Thế giới (WB) đã đề ra cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy cung cấp vaccine cho các nước đang phát triển. Theo kế hoạch này, các quốc gia trong điều kiện phù hợp có thể thông qua COVAX được mua trước vaccine với giá cạnh tranh từ các nhà sản xuất, và WB sẽ giúp thanh toán chi phí thông qua các dự án tài chính hiện có
Nguồn cung tăng lên, nhưng việc phụ thuộc chủ yếu vào cơ chế tài trợ hay hoạt động sản xuất vaccine chỉ tập trung ở một số nước và khu vực khiến các nước thu nhập thấp luôn ở thế bị động trong nỗ lực đảm bảo vaccine tiêm chủng đại trà.
Một minh chứng điển hình là việc tháng 5 vừa qua, cơ chế COVAX không có đủ 140 triệu liều vaccine dự định phân phối cho các nước thu nhập thấp khi Ấn Độ ngừng cung cấp vaccine để tập trung tiêm chủng cho người dân trong nước đang chống chọi với làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng. Từ đó, câu chuyện công bằng vaccine vẫn là vấn đề nổi cộm.
Theo thống kê mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), gần 40% dân số các nền kinh tế phát triển đã được tiêm đủ liều vaccine, trong khi tỷ lệ này ở các nền kinh tế đang nổi là 11%, chưa nói tới các nước thu nhập thấp. Số liệu của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho thấy trong số 3,93 tỷ liều vaccine đã được phân phối trên khắp thế giới, chỉ 0,3% trong số đó được tiêm cho những người ở 29 quốc gia thu nhập thấp nhất thế giới, vốn chiếm 9% dân số thế giới.
Theo dự kiến, chương trình COVAX sẽ phân phối 2 tỷ liều vaccine toàn cầu trong năm 2021 và 1,8 tỷ liều cho 92 nước nghèo hơn vào đầu năm 2022. Tuy nhiên tính tới thời điểm này, COVAX mới phân phối được khoảng 136 triệu liều vaccine COVID-19
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định rằng chính việc vaccine ngừa COVID-19 chưa được phân phối một cách công bằng và hợp lý đã khiến thế giới phải chứng kiến làn sóng lây nhiễm và tử vong mới do biến thế Delta.
WHO cũng chỉ ra rằng để đảm bảo quyền tiếp cận công bằng vaccine ngừa COVID-19, ngoài việc các nước giàu chia sẻ vaccine và các hãng dược thực hiện đầy đủ những cam kết về phân phối vaccine, thì việc mở rộng sản xuất là yếu tố quyết định, trong đó quan trọng là chia sẻ bí quyết và công nghệ với các công ty khác có khả năng sản xuất hoặc miễn áp dụng quyền sở hữu trí tuệ đối với một số sản phẩm nhất định trong một khoảng thời gian nhất định.
Tuy nhiên, sau 9 tháng tranh luận, thế giới vẫn chưa có câu trả lời đối với vấn đề miễn trừ bản quyền vaccine ngừa COVID-19, theo đề xuất được Ấn Độ và Nam Phi đưa ra từ tháng 10/2020. Trong cuộc họp của WTO tại trụ sở chính ở Geneva (Thụy Sĩ) ngày 27/7, các bên đều nhất trí cần đẩy nhanh tiến độ sản xuất vaccine, nhưng liệu dỡ bỏ bản quyền vaccine có phải cách tốt nhất hay không thì vẫn là câu chuyện còn để ngỏ.
Các hãng dược phẩm cùng quốc gia đặt trụ sở các hãng này phản đối ý tưởng trên, với lý do bản quyền không phải rào cản lớn nhất đối với việc mở rộng sản xuất trong khi dỡ bỏ bản quyền có thể cản trở đổi mới sáng tạo.
Ngay trước cuộc họp này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã trấn an các hãng dược rằng việc miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ với vaccine chỉ cần được áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn từ một đến hai năm chứ không phải vĩnh viễn.
Ông Ghebreyesus khẳng định việc miễn trừ chỉ là biện pháp tạm thời để kiểm soát dịch bệnh khi mà COVID-19 đã khiến hơn 4 triệu người tử vong trên toàn thế giới và có thể sẽ tiếp tục tăng, trong bối cảnh nguy cơ xuất hiện các biến thể mới nguy hiểm hơn đã được các chuyên gia đề cập đến. Người đứng đầu WHO nhấn mạnh, việc tạm thời từ bỏ bản quyền vaccine sẽ giúp hiện thực hóa mục tiêu có được 11 tỷ liều vaccine để tiêm cho khoảng 70% người dân toàn thế giới vào giữa năm 2022.
So với 9 tháng trước, hiện các nước có nhu cầu và năng lực sản xuất vaccine đã tăng lên đáng kể. Theo người phát ngôn WTO Keith Rockwell, hiện các quốc gia Senegal, Bangladesh, Ấn Độ, Nam Phi, Thái Lan, Maroc và Ai Cập đang “dư thừa năng lực sản xuất” nhưng lại thiếu công nghệ, kỹ thuật, bí quyết sản xuất vaccine, bởi vậy chỉ có dỡ bỏ bản quyền vaccine mới khắc phục được những hạn chế này. Ông Rockwell nhấn mạnh cần phải tìm giải pháp để khai thác “năng lực chưa được sử dụng” này.
Tuy nhiên, việc các nước thành viên WTO vẫn chưa đạt được đồng thuận về dỡ bỏ bản quyền vaccine phòng COVID-19 đang tạo lực cản đối với các nỗ lực đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng toàn cầu do nguồn cung vaccine dành cho các nước thu nhập thấp vẫn có nguy cơ bị gián đoạn, chậm trễ.
Trong bối cảnh đó, ngoài việc phát huy nội lực nghiên cứu để tự sản xuất vaccine, các nước thu nhập thấp đang tập trung nỗ lực sử dụng hiệu quả nguồn vaccine hiện có để có thể chủ động kiểm soát dịch bệnh. Một trong những biện pháp chủ chốt là ưu tiên sử dụng vaccine cho những đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm, đặc biệt như các nhân viên làm việc ở tuyến đầu chống dịch, hoặc những người có nguy cơ cao tử vong nếu mắc bệnh.
Philippines hiện ưu tiên tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho lực lượng nhân viên y tế, người cao tuổi và người trưởng thành trong độ tuổi lao động. Người trên 60 tuổi, người có bệnh nền và nhân viên tuyến đầu là những nhóm được ưu tiên ở Lào, sau đó mở rộng ra các nhóm đối tượng khác. Ngay đối với các nước có nguồn cung dồi dào, như Israel, trong giai đoạn đầu cũng ưu tiên nhân viên y tế, người trên 65 tuổi và người mắc bệnh mãn tính.
Chính phủ Việt Nam cũng đang nỗ lực tìm kiếm mọi nguồn cung vaccine, đặc biệt thông qua “ngoại giao vaccine” được triển khai bài bản, quyết liệt trên nhiều cấp khác nhau, nhằm bảo đảm mọi người dân đều được bình đẳng, công bằng trong tiếp cận vaccine.
Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hơn 11 triệu liều vaccine hỗ trợ từ các nước và các đối tác, trong đó có cơ chế COVAX. Trên nguyên tắc công bằng, bình đẳng, công khai, minh bạch, linh hoạt và sử dụng hiệu quả nguồn vaccine, Chính phủ Việt Nam đưa ra 16 nhóm đối tượng được tiêm chủng và 4 nhóm tỉnh, thành phố được ưu tiên tiêm vaccine COVID-19, trong đó tập trung ưu tiên cho những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao, những địa phương có diễn biến dịch phức tạp.
Những liều vaccine đầu tiên về Việt Nam được tiêm cho lực lượng tuyến đầu chống dịch. Còn ở thời điểm hiện tại, trong số vaccine đã về Việt Nam và sắp về trong thời gian trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh, địa phương là điểm nóng nhất của dịch bệnh được phân bổ nhiều nhất. Đây cũng là địa phương tới nay đã tiêm nhiều nhất cho người dân, cả về số lượng mũi tiêm cũng như tỷ lệ người được tiêm so với tổng số dân.
Ngày 10/7, Việt Nam đã chính thức phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử - tiêm vaccine phòng COVID-19 cho tất cả người dân trong độ tuổi trên 18 từ tháng 7/2021 tới tháng 4/2022. Tính đến hết ngày 29/7, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 5.529.898 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.983.496 liều, tiêm mũi 2 là 546.402 liều.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chủ trương đẩy mạnh việc nghiên cứu, bào chế vaccine ở trong nước nhanh nhất có thể nhằm tự lực về vaccine. Bộ Y tế cũng đã ký kết 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ liên quan đến vaccine phòng COVID-19 với các đối tác ở Nga, Mỹ, Nhật Bản...
Tất cả những biện pháp trên có thể giúp Việt Nam chủ động hơn nữa nguồn vaccine. Tiến sĩ Takeshi Kasa, Giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương đã đánh giá cao cách tiếp cận đúng đắn và hiệu quả của Việt Nam đối với vaccine.
Cụ thể, Việt Nam có cách tiếp cận "5K+vaccine", coi vaccine là công cụ quan trọng giúp kiểm soát dịch bệnh, nhưng không dựa hoàn toàn vào vaccine mà cần kết hợp chặt chẽ với các biện pháp phòng, chống dịch khác. Bên cạnh đó, Việt Nam có sự đầu tư đều đặn cho công tác phòng, chống dịch, đặc biệt, thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân và thúc đẩy hợp tác công tư (PPP) trong việc tìm kiếm, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine.
Sau nhiều đợt tấn công của COVID-19 trong gần 2 năm qua, viễn cảnh phải sống chung với đại dịch ngày càng được nhiều người chấp nhận. Thế giới cũng khẳng định tiêm vaccine là giải pháp chống dịch bền vững, căn cơ và chủ động, bên cạnh việc thực hiện những biện pháp như đeo khẩu trang hay giữ khoảng cách.
Tuy nhiên, trước mắt, khi nguồn cung vẫn bấp bênh và vấn đề phân phối công bằng vaccine vẫn là thách thức, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, chủ động sử dụng thật hiệu quả và an toàn lượng vaccine hiện có là lựa chọn tối ưu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Biến thể Delta đe dọa thành tựu của thế giới trong chống dịch COVID-19
09:31' - 31/07/2021
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/7 cảnh báo thế giới đang đối mặt với nguy cơ đánh mất những thành tựu rất khó khăn mới giành được trong cuộc chiến chống COVID-19 do sự lây lan của biến thể Delta.
-
Kinh tế & Xã hội
Nghiên cứu về hiệu quả miễn dịch khi tiêm mũi 3 vaccine ngừa COVID-19
19:26' - 30/07/2021
Khả năng miễn dịch trước virus SARS-CoV-2 sẽ tăng lên đáng kể nếu như tiêm mũi thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Sinovac.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Tỷ lệ tiêm chủng chỉ hơn 60% dù dư thừa vaccine phòng COVID-19
12:16' - 30/07/2021
Mặc dù các cơ sở y tế Mỹ đã dư thừa vaccine phòng COVID-19 cho nhiều tháng nhưng chỉ có 60,2% người trưởng thành tiêm vaccine, thấp hơn nhiều so với mức 85-90% cần thiết để đạt miễn dịch cộng đồng
-
Kinh tế & Xã hội
WHO phân phối nhiều hơn vaccine phòng COVID-19 cho châu Phi
11:58' - 30/07/2021
WHO đang tăng cường phân phối vaccine COVID-19 cho châu Phi, tạo động lực mới giúp châu lục này hạn chế số ca nhiễm và tử vong do dịch COVID-19 đang có chiều hướng gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
WTO cảnh báo bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine có thể cản trở phục hồi kinh tế
10:47' - 30/07/2021
Ngày 29/7, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cảnh báo sự bất bình đẳng về tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 trên toàn cầu có thể ảnh hưởng đến sự hồi phục của nền kinh tế thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% từ ngày 10/4
19:01'
Ngày 9/4, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ thu 2 tỷ USD/ngày từ thuế quan
17:48'
Trong một sự kiện tại Nhà Trắng ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo nước này đang thu về khoảng 2 tỷ USD mỗi ngày từ các khoản thuế quan, song không cung cấp chi tiết cụ thể nguồn thu này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Giải pháp của các nước châu Á nhằm tránh thuế quan
17:10'
Mạng tin Bloomberg đưa tin một số quốc gia châu Á hy vọng có thể tránh được mức thuế quan cao hơn do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt nếu các nước này mua thêm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố Sách Trắng về quan hệ kinh tế - thương mại với Mỹ
16:17'
Sách Trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc công bố có tiêu đề “Lập trường của Trung Quốc về một số vấn đề liên quan đến quan hệ kinh tế và thương mại Trung - Mỹ”.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ xem xét lại đề xuất thu phí tàu Trung Quốc
15:10'
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc giảm mức phí đề xuất với tàu liên quan đến Trung Quốc cập cảng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Thuế đối ứng bắt đầu có hiệu lực
12:27'
Mức thuế đối ứng Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng chục nền kinh tế thế giới đã có hiệu lực vào lúc 0h01 ngày 9/4 theo giờ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Thứ trưởng Quốc phòng
12:25'
Thượng viện Mỹ đã chính thức bổ nhiệm ông Elbridge Colby giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách – một trong ba vị trí quan trọng nhất tại Lầu Năm góc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký loạt sắc lệnh khôi phục ngành than giữa “cơn khát” điện
11:20'
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ đã ký loạt sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sản xuất than nội địa, trong nỗ lực hồi sinh ngành công nghiệp từng là “xương sống” của năng lượng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp
11:05'
Hàn Quốc sẽ tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh áp thuế gần đây của Mỹ.