Vai trò thiết yếu của đầu tư công đối với kinh tế toàn cầu (Phần 1)
Dưới những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, một số nền kinh tế thế giới đã rơi vào suy thoái kinh tế, với tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng đáng kể. Các số liệu mới nhất do Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố đã phản ánh sự suy thoái này.
Theo đó, kinh tế thế giới đã suy giảm 3,2% trong năm 2020, khiến khoảng 255 triệu việc làm toàn thời gian bị mất - cao gấp khoảng 4 lần so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, trong khi môi trường việc làm cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng ở các nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Bước sang năm 2021, khi các nền kinh tế đang từng bước mở cửa trở lại, khoảng cách giữa các nước tiên tiến và phần còn lại của thế giới đã xuất hiện, với tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục ở mức cao hơn tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Nhìn chung, tình trạng mất việc làm toàn thời gian sẽ vẫn ở mức trên 130 triệu việc làm trong năm 2021. Sự yếu kém dai dẳng của thị trường lao động có thể làm tăng mức độ thất nghiệp dài hạn và làm ảnh hưởng đến triển vọng việc làm của cả một thế hệ. * Đầu tư công tạo ra tăng trưởng kinh tếTrước những thách thức này, các gói kích cầu đã được tăng cường triển khai, bao gồm tăng chi đầu tư công. Đây được coi là là phản ứng thích hợp để khởi động lại tăng trưởng kinh tế và hạn chế những tác động tiêu cực lâu dài đến thị trường lao động. Trên thực tế, kết quả phân tích các chính sách công gần đây đã nêu bật tầm quan trọng của đầu tư công trong thời kỳ suy thoái đối với tăng trưởng. Do đó, thách thức là tăng cường chất lượng đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp và một số quốc gia đang phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội. Dường như đại dịch COVID-19 đang nới rộng khoảng cách giữa các nền kinh tế tiên tiến và phần còn lại của thế giới. Theo IMF, đại dịch COVID-19 đã tước đi 2,8% thu nhập khả dụng trên đầu người ở các nước tiên tiến, trong khi con số này ở các nước mới nổi và đang phát triển là 6,3%. Có hai lý do cơ bản giải thích điều này, một là tốc độ tiêm chủng khác nhau (vào cuối tháng 8/2021, tỷ lệ tiêm chủng là 40% đối với các nước tiên tiến, 11% đối với các nước mới nổi và 1% đối với các nước đang phát triển), hai là sự khác biệt về hỗ trợ ngân sách và tiền tệ (16% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đối với các nước tiên tiến và các nước mới nổi là 3% GDP và các nước đang phát triển 1% GDP). Những khác biệt này đã và đang đè nặng lên các khía cạnh kinh tế như nhu cầu, chuỗi cung ứng, nguồn cung ứng và việc làm. Để giảm bớt sự khác biệt, chính phủ các nước buộc phải khởi động lại việc đầu tư công trong các lĩnh vực có triển vọng. Việc chi tiêu công cho các dự án đầu tư có tác động lan tỏa đến nhiều cấp độ kinh tế. Trên thực tế, các hộ gia đình mua hàng hóa từ công ty, nơi phân phối doanh số bán hàng cho người lao động và trả tiền cho nhà cung cấp, những nhà cung cấp này lại mua hàng hóa từ các công ty khác, những người trả tiền cho công nhân và nhà cung cấp của họ…Những tác động đầu tiên của chi tiêu công được nhân lên, làm phát sinh cái gọi là hiệu ứng số nhân chi tiêu, được coi là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Theo đó, sự gia tăng đầu tư công tương đương 1% GDP có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thêm 2,7%, đầu tư tư nhân tăng 10% có thể tạo ra thêm 1,2% số việc làm đang hiện hữu trong nền kinh tế. Ngoài ra, bối cảnh hiện tại đang tạo thuận lợi cho đầu tư công, do nhu cầu được tạo ra từ đại dịch, sự dồi dào của các khoản tiết kiệm và thái độ chờ đợi của khu vực tư nhân. Các cách thức tài trợ có thể được các chính phủ tính đến đó là xem xét tăng dần đầu tư công bằng nguồn vốn vay nợ, với điều kiện rủi ro về tái cấp vốn và lãi suất vay nợ vẫn ở mức vừa phải và các dự án được lựa chọn cẩn thận, cơ cấu lại danh mục đầu tư hiện tại để phân bổ lại mọi nguồn lực đã giải phóng cho các dự án, trong đó ưu tiên sự hiệu quả. Ngoài ra, các nước nghèo nhất có thể sử dụng các khoản tài trợ, đặc biệt là nếu những khoản này gắn với các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Bên cạnh việc làm “bàn đạp” cho tăng trưởng kinh tế, đầu tư công vào cơ sở hạ tầng cơ bản cũng tạo thêm nhiều việc làm. Dựa trên dữ liệu từ 101 quốc gia trên thế giới (bao gồm cả Algeria), chiếm 95% GDP toàn cầu (tương đương 83,218 tỷ USD), một nghiên cứu gần đây của IMF đã xem xét chi tiết mối liên hệ giữa đầu tư công và việc làm trong các nền tảng hạ tầng cơ bản. Trong đó, các kết luận chính chỉ ra rằng đầu tư công chiếm 1% GDP toàn cầu, dẫn đến việc tạo ra khoảng 7 triệu việc làm trực tiếp. Hệ số việc làm thậm chí có thể lớn hơn trong các lĩnh vực xanh và nghiên cứu và phát triển. Như vậy, nếu tính trung bình thì một khoản đầu tư công trị giá 1 triệu USD trung bình sẽ tạo ra thêm 18 việc làm, hoặc trung bình chi phí là 55.000 USD/việc làm.* Algeria - ví dụ điển hìnhTại Algeria, mặc dù khối lượng đầu tư công là đáng kể (trung bình khoảng 38% GDP trong 20 năm qua), nhưng tác động của hoạt động này đối với tăng trưởng và việc làm thấp hơn nhiều so với các tiêu chuẩn quốc tế.
Do đó, đối diện với các vấn đề cơ cấu tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng kể từ cú sốc do đại dịch COVID-19 bùng phát và sự sụt giảm giá dầu vào tháng 3/2020, điều quan trọng là Algiers cần xem xét các cách thức và phương tiện nhằm tối ưu hóa đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng để gia tăng cấp số nhân việc làm.
Từ năm 2000-2019, nhờ khoản tiền thu được từ dầu khí lên tới khoảng 980 tỷ USD, Algeria đã thực hiện chính sách đầu tư công chuyên sâu. Nước này đã cam kết đầu tư 892 tỷ USD. Tuy nhiên, trên cơ sở tiền mặt, người ta ước tính chỉ có 440 tỷ USD (từ các nguồn lực trong và ngoài nước) được sử dụng để tài trợ cho việc hình thành nguồn vốn cố định.
Về tỷ trọng, quốc gia này thường xuyên dành một tỷ trọng đáng kể GDP để đầu tư công, với các mức tương đương 32,5% GDP trong giai đoạn 2000-2009 và 44,9% GDP trong giai đoạn 2010-2019, vượt quá một số quốc gia tương đương. Trong đó, Algeria phân bổ trung bình 45% vào cơ sở hạ tầng kinh tế (đường giao thông, bến cảng, đường ray, sân bay), 30% vào các lĩnh vực xã hội (nhà ở, y tế, giáo dục, giải trí và văn hóa), 20% vào năng lượng và 5% vào viễn thông.
Thông qua nỗ lực đáng kể này, Algeria đã có thể hỗ trợ tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình ở mức 3,9% trong giai đoạn 2000-2009 và 2,9% trong giai đoạn sau đó. Nước này tạo ra khoảng 3,9 triệu việc làm trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả cơ sở hạ tầng, trong khi các chỉ số xã hội cũng được cải thiện rõ rệt.
Đến năm 2019, tuổi thọ trung bình của người dân Algeria tăng từ 70 tuổi năm 2000 lên 76 tuổi năm 2019, tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 33,9/1000 xuống còn 20/1000, tỷ lệ nhập học tiểu học tăng từ 89,4% lên 97,6%, tỷ lệ nghèo cùng cực (được đo bằng tỷ lệ dân số sống dưới ngưỡng 1,25 USD/ngày) giảm từ 6,4% vào năm 1995 xuống 1,5% vào năm 2019. Phản ánh sự tiến bộ này, chỉ số phát triển con người (HDI) của Algeria năm 2019 là 0,76 (so với 0,6 vào năm 1990), đưa Algeria xếp ở vị trí thứ 82 trên bảng xếp hạng. /.
- Từ khóa :
- covid 19
- kinh tế thế giới
- đầu tư công
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
OECD hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cảnh báo hồi phục bấp bênh
18:46' - 21/09/2021
Ngày 21/9, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và cảnh báo tiến trình phục hồi kinh tế thế giới đang diễn ra không chắc chắn.
-
Kinh tế Thế giới
UNCTAD dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng nhanh nhất trong 50 năm
13:56' - 16/09/2021
Sang năm 2022, UNCTAD dự báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại với mức 3,6%.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao kinh tế toàn cầu khó "cất cánh" sau đại dịch?
05:30' - 16/09/2021
Virus SARS-CoV-2 không phải là "lực cản" kinh tế duy nhất. Những áp lực liên quan đến lạm phát sẽ tiếp tục đè nặng lên kinh tế toàn cầu, kể cả khi COVID-19 đã bị bỏ lại phía sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát huy hiệu quả vốn đầu tư công: "Cú hích" quan trọng cho tăng trưởng kinh tế
14:59' - 01/06/2021
Bên cạnh các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như: cải cách thể chế; tái cơ cấu nền kinh tế thì phát huy hiệu quả của vốn đầu tư là động lực rất quan trọng trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nguyên nhân khiến xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và ASEAN tăng vọt
06:30' - 15/01/2025
Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ về xuất khẩu trong tháng 12/2024.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiều thách thức chờ đợi nền kinh tế Thái Lan trong năm 2025
05:30' - 15/01/2025
Theo trang Thaipbsworld.com số ra mới đây, triển vọng kinh tế Thái Lan năm 2025 cho thấy tiềm năng tăng trưởng, nhưng cũng đang bị cản trở bởi những thách thức tiềm ẩn.
-
Phân tích - Dự báo
"Sân chơi" mới của Cộng đồng Kinh tế ASEAN
06:30' - 14/01/2025
Bài phân tích mới đây trên Fulcrum nhận định, các thành viên ASEAN nên tìm kiếm sức mạnh tập thể và trông cậy vào cộng đồng của chính mình để vượt qua thách thức trong những năm tới.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp mũi nhọn của Australia
05:30' - 14/01/2025
Theo tạp chí The Conversation, một nghiên cứu mới đây đã tiết lộ lý do vì sao người nông dân chăn nuôi bò sữa ở Australia đang dần rời bỏ ngành nông nghiệp mũi nhọn mà họ đã theo đuổi từ rất lâu.
-
Phân tích - Dự báo
Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu
10:17' - 13/01/2025
Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.
-
Phân tích - Dự báo
Đức vẫn cần tiếp tục giảm lượng khí thải carbon
06:30' - 13/01/2025
Các quốc gia trên khắp thế giới đang nỗ lực giảm lượng khí thải CO2 khiến Trái đất nóng lên. Đức chỉ phát thải chưa đến 2% lượng khí CO2 toàn cầu, nhưng như vậy cũng vẫn còn quá nhiều. Tại sao?
-
Phân tích - Dự báo
2025 là năm của vàng hay bitcoin?
05:30' - 13/01/2025
Năm 2024 là một năm tuyệt vời đối với vàng. Giá vàng đã tăng thêm khoảng 30%, trong khi nhu cầu về kim loại quý này cũng phát triển ở hầu hết các khía cạnh.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc đua giữ chân lao động nước ngoài ở Nhật Bản
06:30' - 12/01/2025
Nhật Bản có kế hoạch tiếp nhận 820.000 công dân nước ngoài theo thị thực kỹ năng đặc định trong 5 năm tài chính tiếp theo bắt đầu từ tháng 4/2024, tăng gấp đôi so với dự kiến ban đầu.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Đông Nam Á sẽ phải “vượt khó” trong năm 2025
05:30' - 12/01/2025
Sau một thời kỳ suy giảm, xuất khẩu hàng hóa của Đông Nam Á đã gia tăng trong năm 2024 nhờ nhu cầu phục hồi từ các nền kinh tế lớn đối với hàng điện tử và những loại hàng hóa đầu vào cho sản xuất.