Vì đâu Nhật Bản tụt hậu về tăng trưởng kinh tế?
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), mức thu nhập trung bình hàng năm của Nhật Bản tại thời điểm năm 2020 (khi tỷ giá quy đổi là 1 USD tương đương 110 yen) là 4,24 triệu yen, xếp thứ 22/35 quốc gia thành viên.
Điều này cho thấy trong khi thu nhập trung bình của người dân Mỹ tăng 2,5 triệu yen trong 30 năm thì tại Nhật Bản, con số này hầu như không thay đổi và đã bị nước láng giềng Hàn Quốc vượt qua với mức 4,62 triệu yen.Lý giải về điều này, báo Mainichi ngày 15/3 đã dẫn phân tích của Giáo sư Takatoshi Ito thuộc trường Đại học Columbia, thành viên Hội đồng tư vấn tài chính kinh tế của Chính phủ Nhật Bản, chỉ ra những vấn đề tồn tại trong nền kinh tế Nhật Bản hiện nay.Thứ nhất, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, nhiều công ty lớn của Nhật Bản đã phá sản, giống như công ty chứng khoán Yamaichi. Do đó, tồn tại đã trở thành ưu tiên hàng đầu của cả giới quản lý và giới lao động tại quốc gia Đông Bắc Á này. Các tổ chức công đoàn gần như không còn mặn mà với việc đòi hỏi mức thu nhập cao hơn nhằm tránh rơi vào trường hợp bị loại bỏ vì tái cơ cấu.Tương ứng với điều này, các doanh nghiệp Nhật Bản đã cố gắng duy trì việc làm và thậm chí cố gắng giảm lương của nhân viên. Sau thời điểm đó, nền kinh tế khởi sắc với sự gia tăng dần của hiệu quả lao động, nhưng các doanh nghiệp Nhật Bản đã quen với việc không muốn tăng các chi phí cố định và lựa chọn phương án tiền thưởng thay vì tăng lương cho người lao động.Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, tình trạng thiếu hụt lao động trở nên trầm trọng. Về lý thuyết, càng thiếu lao động thì các công ty càng phải tăng lương để giữ nhân viên, ngay cả những nhân viên mới tuyển dụng cũng cần tăng lương mới có thể chọn được người tài đích thực.Tuy nhiên, các công ty đều viện cớ mức lương trung bình đã được cố định tại Nhật Bản nên hầu như không có động thái nào về tăng lương. Ngay cả khi công việc kinh doanh được hồi phục, phần lợi nhuận không được ưu tiên chi trả thêm thu nhập cho nhân viên, thay vào đó tập trung đầu tư ra nước ngoài. Điều này góp phần tạo ra tình trạng thu nhập của người lao động thực tế tại Nhật Bản nhận được vẫn ở mức thấp.
Thứ hai, cơ chế “làm việc trọn đời” vẫn là vấn đề cố hữu của hệ thống việc làm ở Nhật Bản, dẫn đến sự hạn chế dịch chuyển nguồn nhân lực sang các ngành nghề tăng trưởng tốt với mức đãi ngộ cao hơn. Ở Mỹ, dù người lao động bị sa thải do suy thoái kinh tế nhưng họ vẫn có thể lựa chọn quay lại công ty cũ làm việc hoặc tìm đến một công ty khác và mức thu nhập chắc chắn được cải thiện. Chính tư duy này đã khuyến khích sự dịch chuyển từ các ngành nghề trì trệ sang các ngành nghề tăng trưởng tốt.
Ở Nhật Bản, nhiều lao động khi còn trẻ chấp nhận làm việc với mức thu nhập rẻ mạt và hướng tới mục tiêu sẽ nhận được đãi ngộ cao sau 50 tuổi, ngay cả khi lúc đó không làm quá nhiều việc. Điều này cổ xúy cho quan niệm của phần lớn lao động trẻ tại Nhật Bản là sẽ cống hiện trọn đời cho một công ty duy nhất. Chính vì thế, điều cốt lõi hiện nay của “Xứ hoa anh đào” là phải thay đổi cơ chế tiền lương, chi trả xứng đáng với mức đóng góp của người lao động tại thời điểm họ cống hiến cho công ty, thay vì tập trung chi trả tiền lương căn cứ vào thâm niêm làm việc.Nhận ra thực trạng vấn đề tiền lương của người lao động, Chính quyền Thủ tướng Kishida đã phát động phong trào khuyến khích chủ doanh nghiệp tăng lương cho người lao động, thông qua giảm thuế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là chính sách thiếu bền vững vì bản chất của tăng lương phải nhờ vào cải thiện năng suất lao động chứ không phải nhờ vào giảm thuế. Việc cần làm hiện nay của Chính phủ Nhật Bản là đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống giáo dục thường xuyên nhằm củng cố các kỹ năng cần thiết để người lao động có thể thích ứng với sự phát triển của thời đại mới và khuyến khích sự dịch chuyển nguồn nhân lực sang các các ngành nghề tăng trưởng lợi nhuận cao. Ngoài ra cũng cần cải thiện môi trường để cho ra đời nhiều hơn các doanh nghiệp mạnh giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nhật Bản. Ở Mỹ, ngoài hãng xe điện Tesla, các tập đoàn công nghệ mới như nhóm GAFA (bao gồm Google, Apple, Facebook và Amazon) được tạo điều kiện rất lớn để phát triển tạo đột phá, trong khi trong vòng 10-20 năm trở lại đây, Nhật Bản không hề có một doanh nghiệp tương tự như vậy.Bên cạnh đó, mặt trái của việc duy trì vật giá ở mức thấp và đồng yen mất giá trị chính là rào cản khiến cho sức mạnh kinh tế Nhật Bản bị giảm sút. Đồng yen Nhật giảm giá đã khiến gánh nặng chi phí du học ở nước ngoài nặng hơn trong khi sức mua và thu nhập trung bình của người lao động không được cải thiện. Điều này khiến Nhật Bản không còn là điểm đến hấp dẫn của nguồn nhân lực xuất sắc từ Mỹ, châu Âu và ngay cả các nước châu Á. Theo Giáo sư Takatoshi Ito, nếu không nhìn nhận đúng đắn về thực trạng này để có những hoạch định chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản sẽ còn tiếp tục tụt hậu hơn và trong tương lai sẽ khó giữ được vị thế là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới như hiện nay./.- Từ khóa :
- nhật bản
- kinh tế nhật bản
- trung quốc
- mỹ
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Các nhà sản xuất lớn của Nhật Bản đề xuất tăng lương cho người lao động
07:45' - 17/03/2022
Các nhà sản xuất lớn của Nhật Bản bao gồm Hitachi Ltd. và Honda Motor Co. ngày 16/3 đã đề xuất tăng lương cho người lao động khi đàm phán tiền lương hàng năm với các liên đoàn lao động đạt kết quả.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ mở kho dầu dự trữ lần thứ ba
19:15' - 16/03/2022
Ngày 16/3, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản thông báo vào ngày 8/4 tới sẽ tổ chức bán đấu giá khoảng 1,89 triệu thùng dầu thô (tương đương 300 triệu lít dầu) từ kho dự trữ quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Hơn 20% doanh nghiệp Nhật Bản tạm dừng hoạt động tại Nga
08:01' - 16/03/2022
Trước diễn biến tình hình căng thẳng tại Ukraine, khoảng 20% doanh nghiệp Nhật Bản có niêm yết trên sàn chứng khoán đã tạm dừng hoạt động tại Nga do lo ngại tác động tiêu cực từ các lệnh trừng phạt.
-
Kinh tế Thế giới
Chi tiêu hộ gia đình của Nhật Bản lần đầu tiên tăng trong sáu tháng
11:12' - 11/03/2022
Chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản đã tăng lần đầu tiên trong sáu tháng vào tháng 1/2022, ngay cả khi sự lây lan nhanh của biến thể COVID-19 Omicron có thể ảnh hưởng đến tiêu dùng trong tháng này.
-
Thị trường
Nhật Bản chưa cấm nhập khẩu dầu của Nga do giá xăng trong nước cao
12:10' - 10/03/2022
Chính phủ Nhật Bản vẫn giữ quan điểm thận trọng trong vấn đề cấm nhập khẩu dầu của Nga do lo ngại điều này có thể đẩy giá nhiên liệu trong nước tiếp tục tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Về khả năng Nhật Bản áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga
06:30' - 10/03/2022
Theo hãng tin Jiji Press và Thời báo Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản vẫn để ngỏ khả năng áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga và đang thảo luận với Mỹ cùng các quốc gia châu Âu về vấn đề này.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30'
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30'
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.