Vi phạm trật tự xây dựng ở Hà Nội: Rào cản cần gỡ bỏ - Bài 1: Chuyện biết rồi, nói mãi
“Ngứa trên đầu lại gãi dưới chân”, câu nói bức xúc và phần nào cho thấy sự bất lực này dường như ngày càng trở nên phù hợp với câu chuyện xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị tại Hà Nội nhiều năm qua.
Quyết tâm giải quyết triệt để nhưng khi làm lại không đến gốc, đến rễ của vấn đề. Kiên quyết xử lý nhưng vi phạm vẫn tiếp tục phát sinh ở nhiều nơi, nhiều cấp.
Phải chăng một “Hà Nội không vội được đâu” vẫn ứng nghiệm trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng ở Thủ đô.
TTXVN giới thiệu loạt 3 bài "Vi phạm trật tự xây dựng ở Hà Nội: Rào cản cần gỡ bỏ" nhằm cung cấp cho độc giả một góc nhìn tổng thể về những vi phạm trong trật tự xây dựng, việc xử lý cũng như những giải pháp để dần tháo gỡ những tồn đọng trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Bài 1: Chuyện biết rồi, nói mãi Bất cập trong xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Hà Nội tồn tại như 1 vấn nạn xã hội và luôn là một “cái kim trong bọc” gây nhức nhối trong dư luận, làm “đau đầu” các cấp chính quyền và có những vụ việc mà độ phức tạp của nó phải đến bộ, ngành, Chính phủ chỉ đạo, giải quyết.Song, mặc dù nhiều lần Đảng bộ, chính quyền thành phố ban hành các chủ trương, giải pháp, thậm chí đưa vào Nghị quyết để xoá bỏ vấn nạn này nhưng kết quả đạt được vẫn còn ở khoảng cách khá xa so với chính mục tiêu đặt ra và mong đợi của người dân.
Điều đáng nói là trong khi những vi phạm tồn đọng, kéo dài chưa được xử lý dứt điểm thì số công trình vi phạm mới vẫn liên tiếp xuất hiện.
*Những “cục nợ” sai phạm Theo Sở Xây dựng Hà Nội, dù cơ bản có đầy đủ các chế tài để xử lý dứt điểm hàng loạt công trình vi phạm trật tự xây dựng tồn đọng, nhưng thực tế trên địa bàn Thủ đô vẫn còn 7 quận, huyện không nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội. Điển hình là các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Thạch Thất, Hoài Đức. Dẫn chứng, từ năm 2017, tại Kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện phải phối hợp giải quyết dứt điểm 413 công trình tồn đọng nhiều năm.Tuy nhiên, đến tháng 3/2019, theo thống kê vẫn tồn 80 công trình, đặc biệt, cả năm 2018, toàn thành phố không xử lý thêm trường hợp nào.
Trước tình trạng này, lần đầu tiên, Sở Xây dựng Hà Nội buộc phải “bêu” tên công khai 43 công trình vi phạm tồn đọng (phát sinh năm 2015 - 2016). Dẫn đầu là quận Hoàn Kiếm (8 trường hợp), kế sau là Hai Bà Trưng (7 trường hợp), Thanh Xuân và huyện Thanh Trì (mỗi nơi 5 trường hợp), Ba Đình (3 trường hợp), Nam Từ Liêm (3 trường hợp)… Đáng chú ý, trong danh sách đó có sự góp mặt của những dự án lớn như: Tòa nhà Hòa Bình Green City; chung cư Mỹ Sơn Tower và chung cư cao tầng 62 Nguyễn Huy Tưởng; công trình có chức năng hỗn hợp Đại Thanh và công trình hỗn hợp nhà ở - trung tâm thương mại CT5 Tân Triều; nhà ở thấp tầng 108 Nguyễn Trãi; toà HH01 và toà 04 - HH02 dự án Khu chức năng đô thị Đại Mỗ... Một trong những doanh nghiệp bất động sản hàng đầu của Hà Nội là Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội cũng bị nêu đích danh một số công trình vi phạm tại lô E3, E4, E5 Khu đô thị mới Cầu Giấy (lô E3, E4, E5).Và ngoài các dự án cao ốc trên còn có hàng chục công trình nhà xưởng, khu công nghiệp tồn tại vi phạm mà đến nay chưa thể giải quyết dứt điểm.
Đáng chú ý, tình trạng vi phạm tại nhà ở riêng lẻ của các hộ dân cũng diễn ra tràn lan và đây là đối tượng gây nhiều khó khăn cho cả cấp chính quyền lẫn lực lượng chức năng khi xử lý hành vi vi phạm, xảy ra nhiều khiếu kiện, chống đối.Có thể “điểm mặt” một số công trình dây dưa kéo dài nhiều năm: Số 3B và 107 phố Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng); 11B - 174 - 176 - 225 Nguyễn Xiển (quận Thanh Xuân); các trường hợp vi phạm tại mương Phan Kế Bính (quận Ba Đình); 45 hộ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại huyện Quốc Oai; 7 trường hợp xây trên đất nông nghiệp tại xã An Thượng (huyện Hoài Đức)…
Cũng theo Sở Xây dựng Hà Nội, cùng với hàng loạt công trình vi phạm chưa được xử lý dứt điểm trên thì kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra của Hà Nội cũng rất chậm, dù tháng 6/2017, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch chuyên đề về khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, nâng cao hiệu quả thực hiện các kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra về vi phạm trật tự xây dựng. Trong tổng số 12 Kết luận thanh tra (gồm Kết luận của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Thành phố và Thanh tra Sở Xây dựng), có 25 công trình, dự án vi phạm.Đến nay, thành phố mới xử lý xong 4 công trình, còn lại 21 công trình đang tiếp tục xử lý và trong số này có 10 công trình xem xét chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra.
Có thể liệt kê một số công trình đang trong quá trình xử lý như: Khu đô thị Văn Quán - Yên Phúc; Khu nhà ở và Trung tâm thương mại Hà Đông; Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5; các dự án xây dựng bãi đỗ xe kết hợp khuôn viên cây xanh và dịch vụ công cộng thuộc Khu đô thị mới Đông Nam đường Trần Duy Hưng...
*Thách thức nhà quản lý Ở một góc độ khách quan, cũng dễ nhận thấy, trong những năm qua, việc quản lý trật tự xây dựng đô thị được Hà Nội xác định là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và đã được các cấp lãnh đạo thành phố quan tâm, chỉ đạo quyết liệt.Đây cũng là nội dung được HĐND thành phố Hà Nội giám sát, chất vấn và tái chất vấn tại nhiều kỳ họp khóa XV. Nhờ đó, nhiều công trình xây dựng đã được kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện các vi phạm; những vụ việc phức tạp, nổi cộm cũng dần được hạn chế.
Mặc dù vậy, mới đây, tại Phiên giải trình của Thường trực HĐND thành phố Hà Nội về kết quả thực hiện thông báo kết luận chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp HĐND thành phố khoá XV về quản lý trật tự xây dựng, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc vẫn nhấn mạnh, trên địa bàn Thủ đô còn tồn tại nhiều công trình xây dựng sai phép, gây thiệt hại chung cho xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của các cấp chính quyền.
Lãnh đạo HĐND thành phố Hà Nội đã chỉ rõ những hạn chế, tồn tại trong các vấn đề về quy hoạch, quản lý theo quy hoạch; xây dựng và quản lý phát triển đô thị với những vi phạm về mật độ xây dựng, chiều cao công trình, kiến trúc…Đặc biệt, nhiều vi phạm trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất rừng tồn tại cũ chưa được xử lý dứt điểm; một số vi phạm mới tuy đã được phát hiện nhưng chưa giải quyết kịp thời, triệt để.
Bên cạnh đó, tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo” tiếp tục phát sinh trên một số tuyến đường, tuyến phố mới mở gây mất mỹ quan đô thị…
Đánh giá về lĩnh vực quản lý này, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng khẳng định, những vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố đã diễn ra trong thời gian dài, ở nhiều mức độ khác nhau.Chỉ tính 3 năm qua, còn nhiều công trình phát sinh và vi phạm nghiêm trọng, đã có sự chỉ đạo cụ thể của Chính phủ, của cả hệ thống cơ quan báo chí, đặc biệt là nhiều kiến nghị của cử tri.
Cụ thể, năm 2016 có 2.469 trường hợp vi phạm (chiếm 13,5%), năm 2017 có 1.916 trường hợp (chiếm 10,99%), năm 2018 có 1.065 trường hợp (chiếm 5,22%), 6 tháng đầu năm 2019 lập hồ sơ xử lý 357 trường hợp... Theo ông Chung, vi phạm trật tự xây dựng tại Hà Nội hiện tập trung ở 4 nhóm: Các công trình vi phạm lâu rồi nhưng chưa được xử lý hoặc công trình không những không bị xử lý mà còn phát sinh vi phạm mới ngay trên đó; các vi phạm mới hoàn toàn không bị xử lý; vi phạm trên đất nông nghiệp; và một vấn đề hoàn toàn mới là các công trình vi phạm tại các khu đô thị. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm trật tự xây dựng đô thị kéo dài và lan rộng trên địa bàn Hà Nội? Dư luận rất cần các cấp chính quyền thành phố, các sở ngành chức năng và hơn ai hết là 30 Đội trưởng Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị phải xác định đúng nguyên nhân; chỉ rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng cá nhân, tập thể liên quan.Trên cơ sở đó, Hà Nội phải đưa ra được lộ trình, biện pháp khắc phục cụ thể, kiên quyết hơn nữa nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý trật tự xây dựng đô thị thời gian tới./.
>>>Vi phạm trật tự xây dựng ở Hà Nội - Bài 2: “Ì ạch” xử lý, trách nhiệm thuộc về ai?
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Xử lý nhiều vi phạm trật tự xây dựng, đất đai tại quận Bắc Từ Liêm
18:39' - 06/08/2019
Lực lượng chức năng quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã phát hiện và lập hồ sơ xử lý 80 trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; trong đó, xử lý triệt để 32 trường hợp.
-
Kinh tế & Xã hội
Bắc Kạn: “Không có vùng cấm” xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông
09:30' - 02/07/2019
Theo Thượng tá Dương Ấu Bình, Công an tỉnh Bắc Kạn xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông với chủ trương “không có vùng cấm”.
-
Kinh tế & Xã hội
Thành phố Vũng Tàu ngăn chặn kịp thời vi phạm trật tự xây dựng
18:29' - 03/06/2019
UBND thành phố Vũng Tàu cùng các lực lượng đã bắt giữ một số phương tiện đang tiến hành san gạt nền đất, làm đường, bó vỉa hè bên trong một khu đất nông nghiệp ở mặt tiền đường ven biển.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Đấu giá đất làm Khu đô thị đường 3/2 thành phố Vũng Tàu
16:52'
Sau 2 vòng đấu giá (bước giá 50 tỷ đồng/vòng đấu giá), một doanh nghiệp đã thắng đấu giá khu đất với giá hơn 7.728 tỷ đồng, chênh lệch 100 tỉ đồng so với giá khởi điểm.
-
Bất động sản
Giá bất động sản tăng: Căn hộ vẫn là lựa chọn "vừa túi" của thế hệ trẻ?
14:27'
Trong vòng ba năm trở lại đây, thị trường bất động sản tỉnh Bình Dương, đặc biệt là phân khúc căn hộ dành cho giới trẻ, đang ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc cả về nhu cầu và giá bán.
-
Bất động sản
Giao đất ở cho hộ dân khó khăn không qua đấu giá
11:19' - 24/04/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các địa phương cần rà soát ưu tiên bố trí đất ở đối với hộ có khó khăn về đất ở theo hình thức giao đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.
-
Bất động sản
CMC Telecom ký hợp tác chiến lược cùng CBRE Việt Nam
10:44' - 24/04/2025
Việc ký kết hợp tác chiến lược giữa CMC Telecom và CBRE Việt Nam thể hiện sự đồng thuận của hai bên trong việc nâng cao chất lượng trải nghiệm cho khách hàng trong lĩnh vực bất động sản.
-
Bất động sản
Sonasea Sparkling: Căn hộ biển cao tầng đầu tiên tại Sonasea Vân Đồn Harbor City
20:08' - 23/04/2025
Tập đoàn CEO vừa giới thiệu ra thị trường Sonasea Sparkling – dòng căn hộ biển cao tầng đầu tiên mang phong cách sống thời thượng tại Sonasea Vân Đồn Harbor City, Quảng Ninh.
-
Bất động sản
49/63 địa phương kết nối, liên thông nghĩa vụ tài chính về đất đai
10:52' - 23/04/2025
Các văn bản pháp lý được ban hành kịp thời chính là căn cứ pháp lý đồng bộ, quan trọng cho việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
-
Bất động sản
Vinaconex rót 3.900 tỷ đồng xây Tổ hợp cao cấp Capital One tại Hà Nội
12:08' - 22/04/2025
Dự án Capital One - Tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ dịch vụ và khách sạn tiêu chuẩn quốc tế, tái định hình chuẩn mực sống mới.
-
Bất động sản
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
19:55' - 21/04/2025
Ngày 21/4, UBND thành phố Hà Nội đã chính thức ban hành Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND về khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố.
-
Bất động sản
Có đến 89% môi giới bất động sản chưa có chứng chỉ hành nghề hoặc đã hết hiệu lực
19:32' - 21/04/2025
Theo VARS IRE, có đến 89% lực lượng môi giới bất động sản hiện nay chưa có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ đã hết hiệu lực.