Vì sao giá cổ phiếu của Pfizer và Moderna lao dốc bất chấp “mỏ vàng” vaccine ngừa COVID-19?
Sau khi tăng trưởng ngoạn mục vào năm 2021 nhờ vào thành công của vaccine ngừa COVID-19 và doanh số bán hàng mạnh mẽ, mọi thứ dường như đã đảo ngược trong năm 2022 đối với bộ ba “gã khổng lồ” ngành dược.
Giá cổ phiếu của Pfizer (PFE) đã giảm khoảng 15% trong khi cổ phiếu của đối tác BioNTech (BNTX) cũng giảm 35% giá trị. Đối với Moderna (MRNA), tình hình còn tệ hơn với mức giảm hơn 40%.
* Chiến lược “Mua tin đồn, bán sự thật” Vậy lý do dẫn đến điều này là gì? Tất nhiên, vấn đề không đến từ việc bán vaccine COVID-19.Pfizer cho biết họ kỳ vọng doanh thu từ vaccine Comirnaty, được chia đều với BioNTech, sẽ đạt 32 tỷ USD vào năm 2022, trong khi Moderna dự báo họ có thể tạo ra gần 20 tỷ USD doanh thu từ việc bán vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 trong năm nay.
Giới quan sát cho rằng, một phần nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nêu trên là do các nhà đầu tư đang thực hiện chiến lược giao dịch “Mua tin đồn và bán sự thật” (Buy the rumor and sell the news).
Các nhà giao dịch chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán và ngoại hối thường đưa ra chiến lược giao dịch dựa vào những gì họ tin là sẽ trở thành sự thật khi dự đoán về báo cáo tài chính của một công ty hoặc một sự kiện kinh tế sắp tới. Khi họ mua vào cổ phiếu/ngoại tệ dựa vào dự đoán như vậy, đó là giai đoạn “mua tin đồn”. Một khi báo cáo chính thức được đưa ra hoặc sự kiện họ mong đợi xảy ra, “tin đồn” sẽ trở thành “sự thật”. Đây là lúc nhà giao dịch bán tài sản ra thị trường. “Mua vào” khi ở giai đoạn “tin đồn”, và “bán ra” khi dự đoán trở thành “sự thật” nghe có vẻ đầy rủi ro, nhưng lại là chiến lược khá thông minh và được giới đầu tư áp dụng từ lâu. Doanh thu của Pfizer, BioNTech và Moderna đã bật tăng trong năm 2021, nhưng giờ đây ba tập đoàn này lại đang đối mặt với nguy cơ tăng trưởng chậm lại và hiện cũng là lúc giới đầu tư cân nhắc bán ra tài sản. * Nỗi lo đa dạng hóaGiá cổ phiếu của Pfizer đã tăng hơn 60% vào năm ngoái, trong khi giá cổ phiếu của BioNTech tăng hơn 215% và giá cổ phiếu của Moderna tăng gần 145%. Những lợi ích của việc sản xuất và phân phối vaccine ngừa COVID-19, đặc biệt là đối với cổ phiếu của Pfizer và BioNTech, vẫn còn lớn. Các cơ quan quản lý y tế ở Mỹ đã phê duyệt liều tiêm nhắc lại vaccine Pfizer/BioNTech cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi vào đầu tuần này. Ngoài ra, giá cổ phiếu của Pfizer cũng có thể được hưởng lợi từ việc thuốc kháng virus SARS-CoV-2 Paxlovid đã được phê duyệt vào cuối năm ngoái. Pfizer cho biết họ dự kiến sẽ đạt doanh thu 22 tỷ USD từ Paxlovid trong năm nay. Pfizer cũng là tập đoàn có nhiều điều kiện để tiếp tục phát triển hậu COVID-19 hơn so với hai nhà sản xuất còn lại. Tập đoàn này đã công bố kế hoạch mua lại nhà sản xuất thuốc trị đau nửa đầu Biohaven (BHVN) với giá gần 12 tỷ USD vào đầu tháng này. Nhà phân tích Stewart Glickman của hãng nghiên cứu CFRA Research cho biết: “Thỏa thuận này là một hướng đầu tư tích cực đối với Pfizer, nhằm tận dụng nguồn tiền dự trữ khổng lồ để sản xuất một loại thuốc được phê duyệt đang chiếm thị phần ngày một lớn trên thị trường và có thể giúp tăng doanh thu một cách có ý nghĩa”. Trước đó, Pfizer cũng đã đạt thỏa thuận mua lại công ty phát triển thuốc điều trị các bệnh viêm miễn dịch Arena Pharmaceuticals, trị giá gần 7 tỷ USD, vào cuối năm ngoái. Pfizer cũng đã mua lại nhà sản xuất thuốc điều trị ung thư Trillium Therapeutics trong năm 2021 với giá hơn 2 tỷ USD và sau tất cả những thương vụ này, công ty vẫn có khoảng 24 tỷ USD tiền mặt trong bảng cân đối kế toán. Sự đa dạng hóa của Pfizer là một trong những lý do chính khiến các nhà phân tích kỳ vọng rằng doanh thu của công ty sẽ tăng gần 30% trong năm nay, thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ tăng hơn 50%. Trong khi đó, Moderna, không có sự đa dạng như Pfizer, đang phải kiếm tìm một động lực tăng trưởng khác. Gần 97% doanh thu của Moderna trong quý đầu tiên của năm 2022 đến từ vaccine ngừa COVID-19. Doanh số của Moderna dự kiến sẽ tăng khoảng 20% trong năm nay nhưng các nhà phân tích dự báo lợi nhuận sẽ giảm. Giám đốc điều hành Stéphane Bancel cho biết trong cuộc họp về doanh thu gần đây nhất của Moderna rằng hai trong số những mục tiêu hàng đầu của hãng là "mở rộng hoạt động ra bên ngoài vaccine, hướng đến việc cung cấp giải pháp điều trị" và tìm kiếm các thương vụ sáp nhập. Moderna cũng đang nghiên cứu sản xuất vaccine ngừa các loại virus khác, chẳng hạn như HIV và Epstein-Barr (là loại virus gây bệnh herpes ở con người). Tuy nhiên, Moderna gần đây đã gặp phải một rắc rối lớn về quan hệ công chúng. Giám đốc Tài chính mới của hãng đã buộc phải từ chức chỉ sau vài ngày nhậm chức, sau khi một số bất thường về tài chính đã được tiết lộ trong quá trình điều tra tại công ty cũ của ông là Dentsply Sirona (XRAY), một nhà sản xuất máy X-quang và các thiết bị nha khoa khác. Trong khi đó BioNTech, giống như Moderna, hiện cũng đang phải đối mặt với một vài khó khăn khi gần như tất cả doanh thu trong quý đầu tiên của hãng đều đến từ vaccine Comirnaty. Để so sánh, Pfizer chỉ tạo ra khoảng một nửa doanh thu từ vaccine này trong quý đầu tiên của năm./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Các hãng dược phẩm điều chỉnh chiến lược sản xuất vaccine cho năm 2023
20:32' - 09/05/2022
Giới quan sát nhận định các hãng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 đang chuyển trọng tâm sang sản xuất mũi vaccine tăng cường, một thị trường nhỏ hơn và có tính cạnh tranh hơn.
-
Kinh tế và pháp luật
Công ty dược phẩm ITH bị phạt vì sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn
15:23' - 30/04/2022
Ngày 29/4, công ty dược phẩm ITH của Anh đã bị phạt hơn 1 triệu bảng (1,25 triệu USD) vì cung cấp thức ăn nhiễm khuẩn cho trẻ sơ sinh.
-
Kinh tế và pháp luật
J&J kiện hàng loạt nhà phân phối dược phẩm
08:30' - 28/04/2022
Johnson & Johnson (J&J) đã đệ đơn kiện các nhà phân phối thuốc và một hiệu thuốc trong nỗ lực chặn đứng tình trạng buôn bán tràn lan các loại thuốc kháng virus HIV giả.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Thuế quan Mỹ: Các nhà bán lẻ dệt may trì hoãn đơn hàng và ngừng tuyển lao động
08:14'
Ngày 8/4, các nhà bán lẻ quần áo khắp nước Mỹ đang trì hoãn đơn hàng và ngừng tuyển dụng lao động trước khi biện pháp thuế quan của nước này có hiệu lực từ ngày 9/4 đối với các sản phẩm nhập khẩu.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh "lên tiếng" về tác động áp thuế mới của Hoa Kỳ
19:49' - 08/04/2025
Chiều 8/4, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi với các hội ngành nghề, doanh nghiệp về khó khăn, tác động khi Hoa Kỳ áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
PVEP - Động lực nền tảng của chuỗi giá trị Petrovietnam
12:53' - 08/04/2025
Vượt qua các thách thức trong nhiệm kỳ 2020-2025 đầy gian khó, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đang thực hiện những giải pháp đột phá mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
-
Doanh nghiệp
PVFCCo và PTSC hợp tác chiến lược trong chuỗi cung ứng phân bón – hóa chất
12:21' - 08/04/2025
PVFCCo và PTSC vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực dịch vụ logistics trong ngành phân bón – hóa chất.
-
Doanh nghiệp
Nhiều chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam tăng 2 con số trong quý I/2025
11:33' - 08/04/2025
Trong bối cảnh thị trường thế giới nhiều biến động khó lường, nhiều chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam vẫn tăng trưởng 2 con số nhờ việc hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.
-
Doanh nghiệp
Hà Giang thu hồi hơn 79.000 m² đất của Tập đoàn FLC tại núi Mỏ Neo
10:59' - 08/04/2025
UBND tỉnh Hà Giang giao diện tích đất thu hồi cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Liên doanh Wicresoft của Microsoft ngừng hoạt động tại Trung Quốc
08:00' - 08/04/2025
Tờ Caijing của Trung Quốc ngày 7/4 dẫn nhiều nguồn tin cho hay liên doanh Wicresoft của Microsoft sẽ ngừng hoạt động tại Trung Quốc kể từ ngày 8/4.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ngành hàng điện tử LG Electronics ước đạt doanh thu cao kỷ lục
19:41' - 07/04/2025
Trong hướng dẫn về thu nhập, LG Electronics ước tính doanh số là 22.750 tỷ won và lợi nhuận hoạt động là 1.260 tỷ won trong giai đoạn từ tháng 1-3.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Mỹ quan tâm đến kinh doanh tại Nga
07:47' - 07/04/2025
Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về khả năng các doanh nghiệp Mỹ đã sẵn sàng quay trở lại thị trường Nga, người đứng đầu Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga khẳng định: "Chắc chắn là có".