Kinh tế Trung Quốc ngày càng dễ bị tổn thương trước các nhà đầu tư nước ngoài

05:30' - 07/12/2021
BNEWS Trước đây, đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc tập trung vào đầu tư trực tiếp và danh mục tài sản đầu tư bị giới hạn chủ yếu ở các khoản nợ ngoại tệ. Tuy nhiên 10 năm qua, mọi thứ đã thay đổi đáng kể.

Một bài viết đăng trên tờ Financial Times của Anh nhận định rằng các nhà đầu tư nước ngoài đã lần đầu tiên có vị thế đủ lớn để tác động đến chính sách tiền tệ của Trung Quốc do họ đang ngày càng nắm giữ nhiều tài sản của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trước đây, đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc chủ yếu tập trung vào đầu tư trực tiếp và danh mục tài sản đầu tư bị giới hạn chủ yếu ở các khoản nợ bằng ngoại tệ. Tuy nhiên 10 năm qua, mọi thứ đã thay đổi đáng kể. 

Năm 2011, danh mục đầu tư vào những tài sản có tính thanh khoản do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ chỉ tương đương 14% quy mô tài sản dự trữ của Trung Quốc, song đến tháng 6/2021, danh mục tài sản đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này đã tăng lên 2.100 tỷ USD, tương đương gần 2/3 tài sản dự trữ của Trung Quốc.

Sự gia tăng này, kết hợp với việc Trung Quốc thực hiện chính sách quản lý tỷ giá hối đoái, đã mang lại một loại quyền lực mới cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Bằng chứng là việc giới chức xem xét quy mô danh mục tài sản đầu tư của Trung Quốc được nắm giữ bởi các nhà đầu tư nước ngoài trong mối quan hệ với quy mô dự trữ ngoại hối của quốc gia này và điều gì sẽ xảy ra nếu những tài sản này bị bán ra?

Áp lực giảm đối với tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ (NDT) buộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) phải can thiệp. Và khi tài sản dự trữ ngoại hối giảm, yêu cầu dự trữ bắt buộc bằng đồng NDT của các ngân hàng cũng giảm theo.

Thông qua quá trình này, hành động của giới đầu tư nước ngoài có thể dẫn đến một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn vào đúng lúc Trung Quốc đang phải vật lộn với việc giá bất động sản giảm và hệ thống tín dụng tư nhân ngày càng khó khăn.

Các nhà đầu tư chuyên nghiệp đều nhất trí rằng tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với các danh mục tài sản đầu tư ở Trung Quốc chỉ có thể tiếp tục tăng lên. Lý do là trái phiếu của Trung Quốc có thể mang lại các khoản lợi nhuận mà những khoản lợi nhuận này nâng cao giá trị của trái phiếu ngang với bất kỳ danh mục đầu tư đa dạng nào, do đó nhu cầu đối với trái phiếu sẽ lớn.

Trong khi đó, niềm tin đối với dòng vốn đổ vào danh mục tài sản đầu tư trong tương lai được củng cố bởi niềm tin rằng những người xây dựng chỉ số chuẩn của danh mục tài sản đầu tư toàn cầu sẽ chỉ nâng cao thêm tỷ trọng danh mục tài sản đầu tư của Trung Quốc trong các chỉ số đó.

Mặc dù vậy, cũng đang có những nhất định lý do khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc có thể dừng lại hay thậm chí là đảo ngược. Việc ngày càng tập trung vào các lo ngại về môi trường, xã hội và quản trị có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc gia tăng vị thế của mình ở Trung Quốc. Yếu tố bên ngoài quan trọng này càng trở nên trầm trọng hơn do các vấn đề nội bộ ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Tỷ lệ xây dựng quá mức trên thị trường bất động sản nhà ở của Trung Quốc không phải là một câu chuyện mới, nhưng giá nhà gần đây đã giảm trong bối cảnh các chủ đầu tư có dấu hiệu khó khăn về tín dụng.

Tình trạng khó khăn này càng trở nên trầm trọng hơn khi Chủ tịch Tập Cận Bình tìm cách vạch ra ranh giới giữa rủi ro công và rủi ro tư nhân - những rủi ro không được cấp tín dụng từ hệ thống này. Các nhà đầu tư cho rằng các công ty được nhận các khoản vay từ các ngân hàng do nhà nước kiểm soát thuộc diện rủi ro công và đang trong quá trình định giá lại những rủi ro đó.

Tất cả những điều này là tin đặc biệt xấu đối với hệ thống tín dụng không chính thức, hệ thống thường cung cấp tài chính cho những đối tượng mà các ngân hàng do nhà nước kiểm soát không còn được phép cho vay.

Mặc dù những người nước ngoài đầu tư vào trái phiếu chính phủ Trung Quốc có thể hoan nghênh chính sách tiền tệ thắt chặt, nhưng chính sách tiền tệ thắt chặt nhiều khả năng sẽ khiến dòng vốn nước ngoài rút khỏi thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Đôi khi các nhà lãnh đạo chính trị phải lựa chọn giữa một sự điều chỉnh giảm hay một bước chuyển sang linh hoạt tỷ giá hối đoái để kiểm soát giá cả và số lượng tiền đồng thời giảm gánh nặng nợ nần. Tỷ lệ nợ trên GDP của Trung Quốc đã tăng vọt kể từ năm 2009 và hiện đang ở mức cao hơn trung bình, giống các nước phát triển.

Có vẻ như Trung Quốc đang đứng trước sự lựa chọn giữa tỷ giá hối đoái linh hoạt và sự độc lập về tiền tệ hay một sự điều chỉnh giảm về kinh tế với những rủi ro chính trị và tài chính tiềm ẩn./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục