Vị thế của Ấn Độ trong quan hệ với Mỹ và Nga
Tuy nhiên, theo mạng tin Times of India, dù Mỹ có trừng phạt Ấn Độ hay không, có một điều khá rõ là quan hệ của Ấn Độ với Nga sẽ không phai nhạt trong "một sớm một chiều".
Liên bang Nga, và Liên Xô trước đây, là điểm tựa vững chắc cho chính sách an ninh của Ấn Độ. Các đợt chuyển giao vũ khí của Moskva giúp New Delhi xây dựng một lực lượng quân sự hùng hậu và được trang bị đầy đủ với chi phí tương đối thấp, và nói chung đường lối của Nga phù hợp với chính sách của Ấn Độ trong khu vực. Tất nhiên, các mối quan hệ mang tính đối kháng giữa Nga với Trung Quốc và Pakistan trong quá khứ góp phần tạo nên cục diện này.
Gần đây, Ấn Độ đã tìm cách xích lại gần với Mỹ, một tiến trình có phần gấp gáp hơn khi cách biệt về sức mạnh quốc gia tổng hợp giữa Ấn Độ và Trung Quốc gia tăng. Tuy nhiên, Mỹ đã cho thấy họ là những khách hàng khó tính hơn.
Dựa vào sức mạnh và tầm ảnh hưởng toàn cầu của mình, mà một số người cho là ngạo mạn, Washington muốn những cường quốc khu vực gắn họ với các lợi ích của Mỹ. Trái ngược với quan điểm của Nga ở Nam Á, người Mỹ khăng khăng đòi Ấn Độ "theo đuôi họ" và phớt lờ các lợi ích của New Delhi.
Trong thập niên 1980, khi Mỹ tìm cách lôi kéo Ấn Độ ra khỏi vòng tay Liên Xô, họ thể hiện một giọng điệu khác. Họ đề xuất hợp tác với Ấn Độ để phát triển các công nghệ quân sự nhằm giúp New Delhi "tự cung tự cấp". Hai bên đã ký một bản ghi nhớ vào năm 1984 về việc chuyển giao công nghệ.
Trong 3 thập kỷ sau đó, Mỹ bán nhiều vũ khí cho Ấn Độ, song New Delhi hầu như không đạt được nhiều tiến bộ về năng lực công nghệ quân sự dưới sự hỗ trợ của Mỹ. Washington quá bận tâm với các vấn đề toàn cầu nên chẳng có thời gian để mắt tới những chính sách như vậy, và họ lại đang yêu cầu Ấn Độ ngừng theo đuổi quan hệ với Nga.
Tháng 8/2017, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt (CAATSA) nhằm răn đe những quốc gia muốn mua các hệ thống vũ khí của Nga. Ấn Độ phải quyết định đi theo con đường nào? Đó không phải là sự lựa chọn dễ dàng.
Thật dễ để một quốc gia tìm cách thắt chặt quan hệ với một cường quốc toàn cầu như Mỹ thay vì một đất nước có tổng lượng kinh tế nhỏ hơn Ấn Độ và quy mô dân số đang thu nhỏ. Tuy nhiên, có những lý do để điều đó không xảy ra.
Thứ nhất, Nga vẫn là nước sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cùng với các năng lực lớn về công nghệ và quân sự.
Thứ hai, Moskva có xu hướng dung hòa với các lợi ích khu vực của Ấn Độ hơn so với Mỹ.
Thứ ba, cô lập Nga để Moskva tăng cường hơn nữa quan hệ với Bắc Kinh là điều New Delhi không mong muốn.
Thứ tư, nếu Ấn Độ muốn có tiếng nói lớn hơn ở lục địa Á - Âu, quan hệ mật thiết với Nga sẽ đóng vai trò quan trọng.
Ngoài việc cung cấp cho Ấn Độ hàng loạt khí tài và trang thiết bị từ xe tăng tới máy bay chiến đấu và tàu khu trục, người Nga còn giúp Ấn Độ hoàn thiện các tên lửa đạn đạo và đóng tàu ngầm tên lửa. Moskva cho New Delhi thuê tàu ngầm hạt nhân tấn công và là đối tác quan trọng trong chương trình tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos.
Ở tương lai xa hơn, thế đối đầu giữa Mỹ và Nga chưa chắc sẽ kéo dài. Tổng thống Trump đang đi đầu trong việc kêu gọi bình thường hóa quan hệ với Nga. Nếu có một thỏa thuận về vấn đề Ukraine, mọi thứ có thể thay đổi./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đóng cửa nhà máy nhiệt điện lớn nhất vùng Delhi
19:39' - 15/10/2018
Ngày 15/10, Ấn Độ đã cho đóng cửa nhà máy nhiệt điện Badarpur lớn nhất vùng Delhi, trong một động thái nhằm cải thiện chất lượng không khí tại một trong những khu vực ô nhiễm nhất thế giới này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ "chĩa mũi nhọn" vào Ấn Độ và Brazil về thương mại
10:13' - 02/10/2018
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thêm Ấn Độ và Brazil vào danh sách ngày càng dài gồm các nước mà ông cho là đối xử với nền kinh tế hàng đầu thế giới một cách không công bằng về thương mại.
-
Tài chính
Ấn Độ sẽ bơm tương đương gần 5 tỷ USD vào thị trường
19:05' - 01/10/2018
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI, Ngân hàng trung ương) ngày 1/10 cho biết sẽ bơm 360 tỷ rupee (4,95 tỷ USD) vào các thị trường tiền tệ trong tháng 10/2018.
-
Kinh tế Thế giới
Triển khai dự án xây đường ống khí đốt từ Iran tới Pakistan và Ấn Độ
12:38' - 28/09/2018
Theo báo Timesofindia, Nga và Pakistan đã ký một bản ghi nhớ (MoU) về việc triển khai dự án xây dựng một đường ống dẫn khí đốt nằm dưới biển từ Iran tới Pakistan và Ấn Độ.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu của Iran bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ
22:09' - 27/09/2018
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết Ấn Độ cam kết mua dầu của Iran và tiếp tục hợp tác kinh tế giữa hai nước, bất chấp các trừng phạt của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ ngừng mua dầu thô của Iran từ tháng 11 tới
11:01' - 27/09/2018
Theo mạng tin Timesofindia, Ấn Độ không có kế hoạch mua dầu thô từ Iran trong tháng 11 tới, dẫn đến khả năng Tehran sẽ mất thêm một nhà nhập khẩu quan trọng nữa do các biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
09:25' - 24/11/2024
Giá vàng thế giới tăng mạnh nhất gần hai năm qua, đồng bitcoin tăng giá khoảng 130%, đồng USD áp sát mức cao nhất trong 13 tháng... là trong những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật trong tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.