Vị trí của Ấn Độ trong chiến lược phục hồi chuỗi cung ứng của Nhật Bản
Theo tạp chí Eurasia Review, năm 2020, Nhật Bản đã thông qua hai chính sách nhằm tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng. Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện một khoản trợ cấp lớn để kích thích các nhà đầu tư nước này đa dạng hóa đầu tư ra nước ngoài và đầu tư vào thị trường nội địa để phục hồi chuỗi cung ứng.
Mục đích chính là nhằm giảm sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc. Hiện tại, Trung Quốc là nguồn cung cấp chuỗi cung ứng lớn nhất cho Nhật Bản. Gần 25% các bộ phận, linh kiện và sản phẩm trung gian nhập khẩu của Nhật Bản đến từ Trung Quốc.Mặc dù vậy, chính sách năm 2020 nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc không phải là mới. Trong nhiều thập kỷ, các công ty Nhật Bản đã dần chuyển hướng đầu tư khỏi Trung Quốc. Theo một cuộc khảo sát, có 13.934 công ty Nhật Bản vào năm 2016 nhưng con số này đã giảm xuống còn 13.685 công ty vào năm 2019. Hơn nữa, theo ước tính, thị phần các bộ phận và linh kiện từ Trung Quốc đang có xu hướng giảm, từ 29,5% vào năm 2015 xuống còn 26,1% vào năm 2021.Trong thời kỳ đại dịch COVID 19, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Nhật Bản. Năm 2021, Trung Quốc chiếm 22,9% tổng kim ngạch thương mại của Nhật Bản, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 21,6% tổng xuất khẩu toàn cầu của Nhật Bản và nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 24,9% nhập khẩu toàn cầu của Nhật Bản. Nhật Bản hiện đang có cán cân thương mại bất lợi so với Trung Quốc.Trong quá trình đa dạng hóa ra nước ngoài nhằm giảm sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc, trọng tâm nhằm vào các nước ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Philippines. Ấn Độ có ít tiềm năng đa dạng hóa hơn. Mặc dù vậy, đầu tư của Nhật Bản vào Ấn Độ trong năm 2021 đã tăng lên. Ngược lại, đầu tư của Nhật Bản vào Thái Lan, Indonesia và Philippines - những quốc gia ưa thích trong chính sách đa dạng hóa chuỗi cung ứng - lại giảm đi.Đầu tư của Nhật Bản vào Ấn Độ tăng 72% trong năm 2021, so với mức tăng lần lượt 58,5% và 47,9% ở Việt Nam và Malaysia (theo số liệu thống kê của Nhật Bản). Điều này phản ánh có sự khác biệt về nhận thức giữa Chính phủ Nhật Bản và lợi ích của doanh nghiệp Nhật Bản đối với tiềm năng của các nước trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra nước ngoài. Bên cạnh đó, sự phục hồi nhanh chóng của Trung Quốc so với các nước châu Á khác khiến các nhà đầu tư Nhật Bản tính toán cần phải đa dạng hóa sang các nước châu Á khác trong việc thu hút trợ cấp.Tuy nhiên, các nhà phân tích ở Ấn Độ rất lạc quan về vai trò tích cực của các nhà đầu tư Nhật Bản. Họ lập luận rằng nếu Ấn Độ có thể trở thành điểm đến hợp đồng sản xuất cho các công ty hàng đầu của Mỹ, chẳng hạn như Apple, bằng cách lôi kéo đầu tư của tập đoàn Foxconn, thì tại sao nước này không có tiềm năng trở thành điểm đến thay thế cho chuỗi cung ứng của Nhật Bản.Sự thật của vấn đề là mặc dù chính sách đối ngoại của Nhật Bản ít ảnh hưởng hơn trong việc thúc đẩy bối cảnh chính trị toàn cầu của Ấn Độ, nhưng về kinh tế, Nhật Bản đã có những đóng góp không ngừng trong việc chuyển đổi nền kinh tế Ấn Độ thành một giải pháp sản xuất hiện đại và thân thiện với môi trường. Ô tô, tàu điện ngầm, hệ thống giao thông nhanh chóng, thiết bị điện tử là những trường hợp điển hình.Một câu hỏi được đặt ra là, với những đặc điểm nêu trên, làm thế nào Ấn Độ có thể gặt hái được những lợi ích từ sáng kiến phục hồi chuỗi cung ứng của Nhật Bản? Cuộc khảo sát của JBIC đã cho thấy con đường phía trước. Theo khảo sát, Ấn Độ được bình chọn là một trong những điểm đến kinh doanh hứa hẹn nhất đối với các nhà đầu tư Nhật Bản trong trung hạn. Ngay cả trong thời gian dài hơn, chẳng hạn như 10 năm, những người được hỏi vẫn lạc quan về việc kinh doanh ở Ấn Độ.Những lý do khiến Ấn Độ trở thành điểm đến ưa thích là nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn và quy mô thị trường nội địa lớn hơn, chi phí lao động thấp và các cụm cơ sở cung ứng, linh kiện và nguyên liệu thô chi phí thấp. Sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đã gây ấn tượng với các nhà đầu tư Nhật Bản. GDP của Ấn Độ được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 8% trong giai đoạn từ 2022-2023, vượt trội so với mức tăng trưởng dự báo khoảng 4% của Trung Quốc trong cùng kỳ.Đầu tư vào khả năng phục hồi chuỗi cung ứng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, vốn đang thu hút được sự quan tâm ngày càng tăng, là một yếu tố khác tạo tiền đề cho đầu tư của Nhật Bản. Điều này mở đường cho Ấn Độ để gặt hái các cơ hội từ các chuỗi cung ứng trong khu vực do chi phí thấp, trình độ công nghệ thông tin cao. Việc Mỹ giới thiệu Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) đặt ra thách thức cho Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Philippines, sau khi Ấn Độ rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP). Cuối cùng, Chính phủ Nhật Bản đã ủng hộ sáng kiến này bằng cách hỗ trợ tài chính cho 6 dự án của Ấn Độ trong “Chương trình khả năng phục hồi chuỗi cung ứng ở khu vực Ấn Độ Dương Thái Bình Dương”.Tuy nhiên, khả năng chuyển đổi của đồng rupee có thể đặt ra thách thức mới đối với Ấn Độ trong việc giành được thị trường phục hồi chuỗi cung ứng ở Nhật Bản. Cho đến nay, đồng rupee của Ấn Độ vẫn chưa được chuyển đổi. Gần đây, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI, ngân hàng trung ương) đã cho phép chuyển đổi đồng rupee trong giao dịch thương mại, theo đó cho phép viết hóa đơn và thanh toán bằng đồng rupee trong các hoạt động xuất nhập khẩu. Điều này sẽ giúp giảm thiểu rủi ro ngoại hối. Đồng rupee sẽ giúp các nhà sản xuất Ấn Độ cung cấp linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm trung gian cho các nhà lắp ráp qua biên giới với mức giá ổn định hơn, trong bối cảnh tỷ giá ngoại hối biến động toàn cầu.Theo bài viết, với những lợi thế của mình, Ấn Độ hoàn toàn có đủ năng lực để trở thành điểm đến ưu tiên trong chiến lược “Trung Quốc+1” của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản./.Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Chuỗi cung ứng toàn cầu dần trở lại bình thường khi tiêu dùng đình trệ?
06:30' - 21/07/2022
Khi một vấn đề đang dần được giải quyết, một thách thức khác lại xuất hiện.
-
Kinh tế Thế giới
EU mong muốn hợp tác với Việt Nam xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững
21:58' - 20/07/2022
Phía EU đề xuất tiếp tục duy trì cơ chế đối thoại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệp với chính phủ hai bên để tăng cường trao đổi, kết nối, tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh.
-
Phân tích - Dự báo
Sự tái cấu trúc phức tạp của chuỗi cung ứng toàn cầu
06:30' - 22/06/2022
Đại dịch COVID-19 và căng thẳng ở Ukraine đã kích hoạt một thế hệ tái tưởng tượng về chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Ở nhiều nơi trên thế giới, chuỗi cung ứng đang chuyển đổi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ rút khỏi UNESCO
21:29' - 22/07/2025
Mỹ chính thức rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).
-
Kinh tế Thế giới
Hong Kong (Trung Quốc): Bão Wipha có thể gây thiệt hại 255 triệu USD chỉ trong một ngày
18:15' - 22/07/2025
Các nhà kinh tế học cho biết bão Wipha có thể đã gây ra thiệt hại tài chính lên tới 2 tỷ HKD tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), tương đương 255 triệu USD, chỉ trong ngày 20/7.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tập trung chuyển đổi xanh và hiện đại hoá công nghệ để phát triển bền vững
15:18' - 22/07/2025
Kế hoạch Malaysia lần thứ 13 sẽ tập trung vào chuyển đổi xanh, hiện đại hóa các ngành công nghệ và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm tăng cường khả năng phục hồi và phát triển kinh tế bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chi 4,5 tỷ baht để triển khai chiến lược phát triển du lịch chất lượng
14:26' - 22/07/2025
Chính phủ Thái Lan đã phân bổ ngân sách 4,5 tỷ baht (khoảng 139,5 triệu USD) để triển khai 22 sáng kiến chiến lược phát triển du lịch chất lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bước ngoặt mới về bằng sáng chế giữa EU và Trung Quốc
10:17' - 22/07/2025
Theo quyết định được Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) công bố ngày 21/7, Liên minh châu Âu (EU) đang có ưu thế liên quan tới tranh chấp thương mại với Trung Quốc về sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Thế giới
EU chuẩn bị biện pháp đáp trả khi Mỹ muốn tăng thuế quan
09:43' - 22/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) vẫn mong muốn có một thoả thuận thương mại với Mỹ, nhưng khối này được cho là đang chuẩn bị các biện pháp đáp trả khi Tổng thống Trump có lập trường cứng rắn.
-
Kinh tế Thế giới
Anh ký thỏa thuận đối tác chiến lược mới với OpenAI
09:12' - 22/07/2025
Chính phủ Anh vừa ký thỏa thuận đối tác chiến lược mới với công ty OpenAI nhằm mở rộng hợp tác nghiên cứu an ninh trí tuệ nhân tạo (AI) và xem xét khả năng đầu tư vào hạ tầng AI tại Anh.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo doanh thu của Kênh đào Suez sẽ tăng mạnh trong 5 năm tới
09:11' - 22/07/2025
Doanh thu từ Kênh đào Suez được dự báo sẽ tăng 89% từ 6,3 tỷ USD trong năm tài chính 2025-2026 lên 11,9 tỷ USD vào năm tài chính 2029-2030.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ không vội ký các thỏa thuận thương mại trước ngày 1/8
21:51' - 21/07/2025
Mỹ sẽ không vội vàng ký kết các thỏa thuận thương mại trước thời hạn 1/8 - thời điểm các quốc gia liên quan có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn nếu chưa đạt được thỏa thuận với Mỹ.