Chuỗi cung ứng toàn cầu dần trở lại bình thường khi tiêu dùng đình trệ?
Mối đe dọa đối với tình hình thiếu hụt nguồn cung hàng hóa toàn cầu, mặc dù vẫn đang gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng và doanh nghiệp, đang dần trở nên “nhẹ nhàng” hơn so với giai đoạn cách đây sáu tháng, đặc biệt là ở Mỹ.
Sự cải thiện dù khiêm tốn trong chuỗi cung ứng đã được thể hiện trong đánh giá của các chuyên gia dự báo đến từ trung tâm nghiên cứu kinh tế vĩ mô Bloomberg Economics và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại New York.
Tuy nhiên, khi một vấn đề đang dần được giải quyết, một thách thức khác lại xuất hiện. Các chuyên gia lo ngại rằng một cuộc khủng hoảng nguồn cung do đại dịch COVID-19 gây ra có thể nhường chỗ cho một “cơn đau đầu” tiềm ẩn khác, khi nhu cầu tiêu dùng sụt giảm ngăn cản tăng trưởng kinh tế và tạo ra những lô hàng tồn kho khổng lồ.
* Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa toàn cầu chậm lại
Các nhà kinh tế học của tập đoàn tài chính Citi do chuyên gia Nathan Sheets dẫn đầu đã viết trong một báo cáo nghiên cứu được xuất bản trong tháng này rằng: “Áp lực đối với lĩnh vực hàng hóa toàn cầu, vốn là nguyên nhân chính gây ra lạm phát, cuối cùng sẽ có thể giảm bớt”.
"Mặc dù vậy, tin xấu là có vẻ điều này xảy ra do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa toàn cầu chậm lại, đặc biệt là hàng hóa không thiết yếu. Điều này có thể báo hiệu nguy cơ suy thoái gia tăng".
Citi tỏ ra nghi ngờ trước những quan điểm cho rằng các vấn đề chuỗi cung ứng toàn cầu đã hoàn toàn được giải quyết. Theo tập đoàn này, sự tắc nghẽn trong hệ thống thương mại toàn cầu sẽ khó được giải quyết trong một sớm một chiều.
Ngoài ra, xu hướng đình công của người lao động đang tăng cao, sự gián đoạn hoạt động nhà máy liên quan đến đợt bùng phát của đại dịch COVID-19 ở Trung Quốc, xung đột Nga-Ukraine và áp lực vận chuyển hàng hóa vào dịp lễ cuối năm có thể một lần nữa làm rối loạn mạng lưới cung ứng toàn cầu.
Các chuyên gia kinh tế nhìn chung đồng tình rằng nhu cầu hàng hóa của các hộ gia đình Mỹ sẽ là yếu tố then chốt cần được theo dõi trong những tháng tới, song hiện họ vẫn chưa thể xác định liệu yếu tố này sẽ tiếp tục mạnh mẽ hay bắt đầu xu hướng giảm.
Để đánh giá tình hình chi tiêu ngành dịch vụ, tập đoàn quản lý chuỗi cung ứng và logistics đa quốc gia Flexport Inc., có trụ sở tại San Francisco, đã phát triển “Chỉ báo hậu COVID-19” để theo dõi cách người Mỹ phân chia tiền lương của họ.
Kết quả mới nhất cho thấy "thị hiếu tiêu dùng đã không còn tập trung quá nhiều vào hàng hóa trong tháng 5/2022”. Chỉ số này được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức gần với hiện tại trong suốt quý III/2022. Điều đó có nghĩa là lựa chọn tiêu dùng đối với hàng hóa (thay vì dịch vụ) sẽ giảm, dù vẫn ở mức cao hơn so với mùa Hè năm 2020 và mức trước đại dịch”.
Bên cạnh đó, việc Fed đang tích cực thực hiện lộ trình tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát cũng là yếu tố khiến tiêu dùng khó khởi sắc.
* Ranh giới giữa “tích cực” và “tiêu cực”
Theo cuộc khảo sát khu vực gần đây nhất của ngân hàng trung ương, các doanh nghiệp vẫn đang đối phó với nhiều vấn đề về nguồn cung nhưng dường như mức độ nghiêm trọng của những vấn đề này đang giảm dần.
Tuy nhiên, khi đánh giá về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế vẫn phân vân ở ranh giới giữa “tích cực” và “tiêu cực”.
Có một số yếu tố hỗ trợ nguồn cung. Yếu tố mang lại sự tích cực đầu tiên được thể hiện thông qua số lần từ khóa “thiếu hụt” được thể hiện trong các tuyên bố của Fed. Đây có thể là những ám chỉ về tình trạng thiếu lao động, nguyên vật liệu hoặc các yếu tố quan trọng khác đối với sản xuất. Mặc dù vẫn cao gấp đôi so với mức trước đại dịch, nhưng các chỉ số này đã giảm xuống khoảng 1/3 so với mức đỉnh của tháng 8/2021.
Một chỉ dấu khác đó là giá cước vận tải biển liên tục giảm từ mức cao kỷ lục. Và thực tế là điều này đang diễn ra trong mùa cao điểm vận chuyển toàn cầu, khiến một số nhà quan sát kết luận rằng một thị trường thiếu lực vài tháng trước đây đang nhanh chóng chuyển mình.
Giá container, bao gồm cả những mức giá được công bố bởi Freightos, một nền tảng kỹ thuật số để đặt hàng hóa, vẫn cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch nhưng quỹ đạo di chuyển của chúng đang ngày càng giống với một đường trượt và vẫn đang tìm kiếm đáy trong bối cảnh không chắc chắn về chi tiêu tiêu dùng.
Phần lớn sự phục hồi của lĩnh vực logistics phụ thuộc vào tình hình tại Trung Quốc với tư cách là một cường quốc về thương mại và cách nước này duy trì hoạt động của nhà máy và các cảng thông qua các quy tắc nghiêm ngặt để kiểm soát sự bùng phát của virus SARS-CoV-2. Số liệu được công bố vào tuần trước cho thấy tháng Sáu là tháng xuất khẩu tốt thứ hai của Trung Quốc trong ít nhất ba thập kỷ.
Chuyên gia Eric Zhu của Bloomberg Economics đã công bố một bảng theo dõi tình hình chuỗi cung ứng tại Trung Quốc, trong đó cho thấy sản xuất đã phục hồi và thời gian giao hàng được rút ngắn sau khi Thượng Hải dỡ bỏ các hạn chế phong tỏa.
Mặc dù vậy, dấu hiệu tích cực không được phân phối đều giữa các châu lục. Ở châu Âu, nơi đang chứng kiến các vấn đề vận chuyển kéo dài ở khu vực gần với cuộc xung đột Nga-Ukraine, tình hình vẫn diễn biến phức tạp.
Các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa và các mặt hàng khác có xuất xứ từ Nga hoặc hướng đến Nga đang làm phức tạp thêm dòng chảy thương mại châu Âu, đặc biệt là từ châu Á. Ngoài ra, sự gián đoạn lao động như sự cố tại các cảng biển lớn của Đức trong những ngày gần đây cũng khiến các nỗ lực phục hồi bị kéo dài thêm.
Số liệu từ Viện Kinh tế Thế giới Kiel cho thấy tình trạng tắc nghẽn đã được chứng kiến tại các cảng ở Bắc Âu và trở nên trầm trọng hơn dọc theo Bờ Đông nước Mỹ, nơi các tàu phải xếp hàng trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần, từ Georgia đến New York để chờ dỡ hàng của họ.
Riêng tại Mỹ, một chỉ báo khác cho thấy sự căng thẳng nguồn cung có thể sẽ không được giải quyết nhanh chóng. Hôm 15/7, số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy doanh số bán lẻ của nước này đã tăng nhiều hơn so với dự báo của các nhà kinh tế trong tháng Sáu.
Điều này cho thấy kinh tế Mỹ vẫn còn động lực tăng trưởng trong thời gian còn lại của năm, khi người tiêu dùng tìm cách đối phó với lạm phát gia tăng. Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cũng được củng cố bởi số liệu container hàng hóa cập bến tại các cảng Los Angeles và Long Beach, California, trong tháng Bảy.
Gene Seroka, Giám đốc điều hành của cảng Los Angeles, cho biết ông lạc quan một cách thận trọng đối với triển vọng tiêu dùng trong nửa cuối năm nay. "Chúng ta sẽ thấy mùa tựu trường, Lễ hội thời trang mùa Thu, Lễ hội Halloween. Các hàng hóa quan trọng cho dịp lễ cuối năm sẽ đến khắp Thái Bình Dương trong những tuần và tháng tới", ông Gene Seroka nói trong một cuộc họp báo vào tuần trước.
Tuy nhiên, chuyên gia này cảnh báo rằng tình trạng tắc nghẽn tàu đang gia tăng trở lại, với hơn 29.000 container vận chuyển bằng đường sắt bị trì hoãn ở các bến cảng của Los Angeles.
Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt hiện trung bình là 7,5 ngày, so với mức lý tưởng là không nên vượt quá 2 ngày. Ông Gene Seroka nói, do đó, các bên liên quan cần phải hành động ngay bây giờ, "để tránh tình trạng tắc nghẽn trên toàn quốc"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ muốn xây dựng chuỗi cung ứng năng động với các đồng minh
12:31' - 20/07/2022
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 19/7 kêu gọi xây dựng các chuỗi cung ứng năng động với các đồng minh nhằm hạ nhiệt lạm phát và ngăn chặn tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng.
-
Đời sống
Xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
11:35' - 14/07/2022
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương thực hiện xây dựng và phát triển mô hình cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn trên phạm vi toàn quốc.
-
Tài chính & Ngân hàng
Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Kiểm soát lạm phát, cung ứng đủ vốn cho phục hồi, phát triển kinh tế
16:48' - 12/07/2022
Ngân hàng Nhà nước điều hành tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan và Mỹ hợp tác về chuỗi cung ứng và năng lượng tái tạo
22:01' - 10/07/2022
Ngày 10/7, Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken đã ký các thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác trong việc giải quyết các thách thức song phương, khu vực và quốc tế.
-
Chuyển động DN
Chuyển biến tích cực trong cung ứng than cho phát điện
17:07' - 05/07/2022
Than cung cấp giao các nhà máy nhiệt điện tháng 6/2022 dự kiến đạt 2,96 triệu tấn, đạt 80% kế hoạch điều hành tháng.
-
Phân tích - Dự báo
Sự tái cấu trúc phức tạp của chuỗi cung ứng toàn cầu
06:30' - 22/06/2022
Đại dịch COVID-19 và căng thẳng ở Ukraine đã kích hoạt một thế hệ tái tưởng tượng về chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Ở nhiều nơi trên thế giới, chuỗi cung ứng đang chuyển đổi.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.