Vị trí trung tâm của ASEAN trong chính sách của Tổng thống Putin
Trang mạng scmp.com mới đây đăng bài viết có tiêu đề “Hội nghị thượng đỉnh tại Singapore - Chính sách xoay trục của Tổng thống Putin và chính sách chống Trung Quốc đã đưa ASEAN vào vị trí trung tâm” của tác giả Anton Tsvetov - chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Nga.
Theo bài viết, mùa hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra rầm rộ, trong đó đáng chú ý là một sự kiện an ninh lớn của khu vực - Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), một cuộc họp của các nhà lãnh đạo Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và 8 đối tác đối thoại của họ. Điều thú vị về hội nghị thượng đỉnh thường niên này là sau khi kết thúc, các chuyên gia có xu hướng khó nhớ chính xác tất cả nội dung các cuộc họp, nhưng lại dồn sự chú ý vào nhân vật được cho là quan trọng nhất của hội nghị. Năm nay, sự tham dự của Tổng thống Nga Vladimir Putin là sự kiện quan trọng nhất. Người đứng đầu nhà nước Nga không tham dự hội nghị kể từ khi Nga trở thành một thành viên đầy đủ của diễn đàn EAS vào năm 2011, cho dù tầm quan trọng của châu Á-Thái Bình Dương ngày càng gia tăng trong chính sách đối ngoại của Nga.Một lý do giải thích cho việc này là vì ông Putin thường xuyên tham dự các cuộc họp của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vốn được tổ chức gần với thời gian diễn ra hội nghị EAS, trong đó các thành viên tham gia cũng tương tự như nhau. Thông thường, Tổng thống Nga giao cho Thủ tướng hoặc thậm chí là Bộ trưởng Ngoại giao tham gia các hội nghị thượng đỉnh EAS. Tuy nhiên năm nay, Singapore lại là nước chủ nhà đăng cai cả hai hội nghị thượng đỉnh EAS và ASEAN. Diễn đàn APEC diễn ra tận Papua New Guinea, trong khi Singapore nằm ở gần Moskva hơn và họ cũng đang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao với Nga. Hội nghị EAS diễn ra vào ngày 14 và 15/11 rất thuận tiện cho Tổng thống Putin đến Singapore, nơi ông cũng thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước và tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN, trong khi Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev sẽ đến Port Moresby (thủ đô của Papua New Guinea) để tham dự APEC.Giả sử vấn đề hậu cần là nhân tố chính trong sự thay đổi này của Nga thì cũng rất khó để đánh giá liệu chuyến đi đầu tiên của ông Putin đến dự EAS có gửi đi bất kỳ tín hiệu cụ thể nào không. Tại hội nghị thượng đỉnh EAS, dường như cả Tổng thống Mỹ Donald Trump lẫn Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không tham dự, do đó ông Putin có thể trở thành vị khách quan trọng hàng đầu, cạnh tranh với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - cả hai nhân vật này đều có mối quan hệ tuyệt vời với nhà lãnh đạo Nga. Điều này khiến Tổng thống Nga là tâm điểm chú ý và cho phép ông chứng minh rằng chính sách "xoay trục sang châu Á" của Nga không chỉ là xây dựng các mối quan hệ tốt hơn với Nhật Bản và Ấn Độ, hỗ trợ các cơ chế đa phương, mà còn là việc điều chỉnh chiến lược với Trung Quốc.Hiện nay, sáng kiến hàng đầu của Nga tại hội nghị EAS là một cuộc đối thoại cấp chuyên gia về một kiến trúc an ninh khu vực, nhưng cho đến nay sáng kiến này chưa có nhiều sức hút.
Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng (của Nga) là khá tham vọng - sắp xếp lại một cách hợp lý các cuộc đối thoại theo chủ đề an ninh tại các diễn đàn khác nhau như EAS, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN để sao cho cùng một người sẽ không thảo luận về cùng một vấn đề trên các diễn đàn khác nhau./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là đối tác giàu tiềm năng của Nga
09:38' - 16/11/2018
Ông Vladimir Buianov, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga-Việt, cho rằng Việt Nam đã khẳng định mình là đối tác ngang hàng, tin cậy và giàu tiềm năng của Nga, của Liên minh Kinh tế Á-Âu mà Nga là đầu tàu.
-
Kinh tế Thế giới
Nga cảnh báo sẽ không cử đoàn tham dự Diễn đàn Davos
10:55' - 14/11/2018
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cảnh báo Nga sẽ không cử đoàn tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sĩ) vào tháng 1/2019 tới nếu các nhà tư bản hàng đầu của Nga bị cấm tham dự Diễn đàn.
-
Kinh tế Thế giới
Nga đối mặt với các biện pháp trừng phạt từ Washington
10:03' - 09/11/2018
Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố Washington ngày 8/11 đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hai người Ukraine, một người Nga và chín thực thể đối với hành động liên quan tới tình hình Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng Nga: EU thiệt hại hơn 100 tỷ euro vì trừng phạt
07:41' - 06/11/2018
Theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, thiệt hại của EU do áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga theo "chỉ đạo trực tiếp" từ Mỹ là hơn 100 tỷ euro, trong khi Washington không gánh chịu thiệt hại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc và Mỹ nhất trí soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới
09:49'
Sau các cuộc đàm phán thương mại, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thực hiện các nỗ lực chung để soạn thảo thỏa thuận gói thuế quan mới cùng các vấn đề hợp tác kinh tế và công nghiệp trước đầu tháng 7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
(Interactive) Những nhà xuất khẩu nhôm, thép hàng đầu sang Mỹ
09:21'
Mỹ hiện nhập khẩu nhôm chủ yếu từ Canada, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và Trung Quốc; nhập khẩu thép chủ yếu từ Canada, Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.