VICEM “vượt khó” ngoạn mục
Năm 2022, ngành xi măng phải đối mặt với nhiều khó khăn như giá nguyên nhiên liệu tăng cao; trong đó, có thời điểm, than nhập khẩu tăng 95%. Than trong nước của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cũng tăng 3 lần, “đội” thêm chi phí tới 30 - 40% nhưng vẫn không có nguồn, bởi ưu tiên cho điện.
Đối diện với hàng loạt khó khăn “bủa vây” nhưng Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) vẫn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, giữ vai trò trụ cột trong bình ổn thị trường cho mặt hàng vật liệu xây dựng đặc thù này.
Theo Tổng giám đốc VICEM Lê Nam Khánh, không chỉ thiếu nguồn cung, giá tăng; việc sử dụng than cám phẩm cấp thấp hơn thiết kế khiến việc sản xuất xi măng thêm khó khăn.
Các lò quay trước đây được thiết kế, lắp đặt để sử dụng than cám 3b,3c, có lò sử dụng than 3a, nhiệt trị 7.000 kcal. Nhưng nay nguồn than đó không còn; phải sử dụng than 4a, 4b, nhiệt trị thấp hơn yêu cầu thiết kế khiến vận hành lò thách thức, gây bết dính, định mức tiêu hao tăng lên, năng suất lò giảm đi do sử dụng than nhiệt trị thấp.
Do nguồn cung xi măng lớn (107 triệu tấn/năm theo thiết kế; thực tế sản xuất lên đến 120 triệu tấn/năm), tiêu thụ nội địa đạt 63 - 65 triệu tấn nên cạnh tranh các thương hiệu xi măng ngày càng quyết liệt. Thị trường xuất khẩu gặp khó do nhập khẩu xi măng, clinker của Trung Quốc giảm vì thực hiện chính sách “Zero COVID”; giá cước vận chuyển xi măng tăng cao...
Bên cạnh đó, người tiêu dùng trong nước có xu hướng dịch chuyển từ xi măng bao sang xi măng rời, nhà dân cũng tăng sử dụng bê tông tươi. Xu hướng này làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên VICEM, do giá trị thương hiệu chủ yếu gắn với xi măng bao.
Do đó, một trong những giải pháp được VICEM lựa chọn là quyết liệt, chủ động, bám sát thị trường. Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường xi măng, VICEM đã sớm nhận diện khó khăn, thách thức để chủ động, linh hoạt trong điều hành, nỗ lực vượt khó. Cùng với việc phải đảm bảo than cho sản xuất, các đơn vị thành viên của VICEM luôn bám sát thực tế diễn biến thị trường để điều hành sản xuất kinh doanh.
Điểm sáng trong năm 2022 của VICEM chính là triển khai quyết liệt Chương trình đổi mới - sáng tạo, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sửa chữa, cải tạo, xử lý “nút thắt” dây chuyền, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tăng cường sử dụng tro, xỉ, thạch cao nhân tạo, nhiên liệu thay thế như đốt rác và sử dụng bùn thải tại những đơn vị có ưu thế. Việc này nhằm giảm tiêu hao than và giảm chi phí biến đổi, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Điển hình là thành công trong sửa chữa, cải tạo chiều sâu để nâng năng suất lò nung của VICEM Hoàng Mai, mở ra bước ngoặt mới cho VICEM nói chung và VICEM Hoàng Mai nói riêng.
Đây cũng chính là chương trình đầu tiên do đội ngũ cán bộ kỹ thuật VICEM nghiên cứu, thiết kế và triển khai thực hiện và hoàn thành vượt tiến độ so với kế hoạch. Việc hoàn toàn làm chủ công nghệ, thiết bị sản xuất xi măng một lần nữa khẳng định hiệu quả chủ trương đổi mới sáng tạo của VICEM.
Trên thực tế, VICEM đã chủ động khuyến nghị đơn vị thành viên thực hiện các giải pháp về công nghệ, vận hành, sửa chữa, cải tạo, thay thế thiết bị đáp ứng việc sử dụng than phẩm cấp thấp, kiểm soát chất lượng nguyên, nhiên liệu đầu vào; đồng thời, xây dựng các kịch bản, lựa chọn phương án chạy lò hiệu quả nhất; tăng sử dụng nguyên nhiên liệu thay thế trong sản xuất.
Ngoài thực hiện các thủ tục xin bổ sung quy hoạch, thăm dò phê duyệt trữ lượng, cấp phép, nâng công suất khai thác mỏ nguyên liệu của các đơn vị thành viên, VICEM còn đẩy mạnh đầu tư hệ thống tận dụng nhiệt khí thải phát điện.
Ở chặng “về đích”, trong quý cuối của năm 2022, các đơn vị thành viên trong toàn hệ thống VICEM đã nỗ lực “tăng tốc”, phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm. Riêng quý IV, sản lượng sản xuất clinker đạt 5,6 triệu tấn, sản xuất xi măng 7,19 triệu tấn và tổng sản phẩm tiêu thụ đạt 8,35 triệu tấn.
Theo kế hoạch của VICEM, cả năm 2022, ước sản lượng sản xuất clinker đạt 21,21 triệu tấn; sản lượng sản xuất xi măng đạt 25,74 triệu tấn, tăng 6,9% so với năm 2021 và bằng 99,5% kế hoạch năm.
Ước tổng sản phẩm tiêu thụ đạt 29,23 triệu tấn, bằng 99,2% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế dự kiến (chưa tính chênh lệch tỷ giá cuối kỳ) năm 2022 của VICEM đạt 1.706,7 tỷ đồng, bằng 100,1% kế hoạch năm 2022.
Các chuyên gia trong ngành nhận định, năm 2022, ngành xi măng Việt Nam phải đối mặt với khó khăn, thách thức chưa từng có từ trước tới nay. Bởi vậy, những kết quả của VICEM chính là ghi nhận về những nỗ lực vượt bậc của doanh nghiệp.
Tại buổi làm việc với VICEM trong quý IV/2022, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, quá trình phát triển còn dài và nhu cầu tiêu thụ xi măng còn lớn. Các doanh nghiệp sản xuất xi măng cần quan tâm đến bảo vệ môi trường, quá trình đầu tư xây dựng triển khai đúng quy định, chặt chẽ, không để xảy ra tiêu cực.
Thực hiện cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26), đến năm 2050 phát thải ròng của Việt Nam bằng 0, ngành xi măng nói chung và VICEM nói riêng cần có kế hoạch, chiến lược triển khai thực hiện quyết liệt nhiệm vụ này, giảm mức phát thải theo từng lộ trình cụ thể - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị yêu cầu.
Theo đó, thời gian tới, VICEM cần rà soát lại các kế hoạch, chiến lược Tổng công ty; quy chế làm việc, phối hợp, phân công trách nhiệm rõ ràng, theo chức năng nhiệm vụ. VICEM sẽ xây dựng phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, sát thực tế; trong đó có đánh giá tính khả thi và giải pháp triển khai phù hợp, bám sát diễn biến thị trường.
Năm 2023, VICEM tiếp tục rà soát, xây dựng kế hoạch chi phí, sửa chữa các dây chuyền, thiết bị trên nguyên tắc tiết kiệm tối đa, hợp lý, đảm bảo duy trì hoạt động ổn định; phát huy hiệu quả năng suất thiết bị. Đồng thời, VICEM cũng ưu tiên sử dụng vật tư, phụ tùng trong nước sản xuất; ưu tiên sử dụng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm trong các đơn vị thành viên./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Nguồn cung vượt cầu, ngành xi măng trước áp lực cạnh tranh lớn
18:12' - 07/01/2023
Năm 2023, thị trường xi măng trong nước dự báo vẫn còn nhiều khó khăn do xây dựng dân dụng phục hồi chậm sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của COVID-19.
-
Chuyển động DN
VICEM sẽ xuất khẩu 6 triệu tấn xi măng, clinker sang Philippines
10:09' - 24/11/2022
Theo thỏa thuận hợp tác, VICEM sẽ xuất khẩu 6 tấn xi măng, clinker sang Philippines trong vòng 3 năm (2023-2025) đánh dấu sự tham gia sâu, rộng vào thị trường vật liệu xây dựng Philippines.
-
Thị trường
Giá năng lượng tăng cao đe dọa ngành sản xuất xi măng của Bỉ
08:49' - 05/10/2022
Với giá điện hiện tại, giá xi măng, một vật liệu thiết yếu để sản xuất bê tông, có thể tăng gấp đôi.
-
Chuyển động DN
Càng sản xuất càng lỗ, doanh nghiệp xi măng giảm sản lượng
08:47' - 01/09/2022
Giá than hiện nay đã chiếm trên 60% giá thành sản xuất xi măng khiến các doanh nghiệp sản xuất xi măng đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt về giá.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
14 dòng sản phẩm của Tập đoàn TH đạt Thương hiệu quốc gia 2024
12:11'
Trong số 190 doanh nghiệp có các sản phẩm chất lượng đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024, Tập đoàn TH dẫn đầu về số lượng được xét chọn với 14 sản phẩm.
-
Chuyển động DN
SK Telecom tham vọng đưa Hàn Quốc thành trung tâm dữ liệu AI tại châu Á
22:01' - 04/11/2024
SK Telecom, công ty viễn thông thuộc Tập đoàn công nghệ SK, sẽ thúc đẩy việc xây dựng một trung tâm dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI) cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Hàn Quốc.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn Bosch cắt giảm hơn 7.000 việc làm tại Đức
21:58' - 04/11/2024
Tập đoàn đa quốc gia Bosch của Đức vừa thông báo kế hoạch cắt giảm hơn 7.000 nhân viên tại các nhà máy khắp nước này, do tình hình kinh tế khó khăn.
-
Chuyển động DN
Ký kết và bàn giao xe minibus tiêu chuẩn cho vận chuyển khách
18:41' - 04/11/2024
Công ty cổ phần Kim Long Motor Huế và Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Bình Minh đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng sản xuất 500 xe minibus KIMLONG X9.
-
Chuyển động DN
Thiết lập cơ chế linh hoạt cho doanh nghiệp thích ứng với thay đổi của thị trường
18:00' - 04/11/2024
Xu hướng chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trên toàn cầu cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam.
-
Chuyển động DN
Lộ diện kết quả kinh doanh của "ông lớn" thương mại điện tử Mỹ
21:33' - 01/11/2024
Doanh số bán của Amazon tại thị trường Bắc Mỹ ghi nhận mức tăng 9% lên 95,5 tỷ USD, trong khi doanh số bán trên toàn cầu tăng 12%, đạt 35,9 tỷ USD.
-
Chuyển động DN
Appota Group kết nối doanh nghiệp với giải pháp thanh toán số
19:47' - 01/11/2024
Ngày 01/11, Appota Group phối hợp cùng Netin Travel đã tổ chức Hội thảo “Chuyển Đổi Số Về Marketing - Thanh Toán Ngành Du Lịch” với sự tham gia của hơn 200 khách mời.
-
Chuyển động DN
Vietnam Airlines nhận cú đúp giải thưởng tại MMA Smarties 2024
15:22' - 01/11/2024
Giải thưởng tôn vinh những sáng kiến marketing đột phá, thể hiện sự sáng tạo và tác động lớn đến xã hội ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu.
-
Chuyển động DN
Doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines tăng hơn 24% nhờ khôi phục và mở mới đường bay
18:36' - 31/10/2024
Vietnam Airlines đang lên kế hoạch tiếp nhận máy bay, đầu tư đội máy bay thân hẹp, triển khai dự án chuyển đổi cấu hình máy bay Airbus A321CEO…