Việt Nam có 4 "kỳ lân" công nghệ khẳng định vị thế trong “tam giác vàng” khởi nghiệp
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2023, diễn ra chiều 28/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh: Năm 2022, Việt Nam ra mắt nhiều mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo cấp địa phương và cấp vùng, cho thấy sự lớn mạnh của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Đây là kết quả nỗ lực sau 8 năm kể từ lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Techfest), mô hình Techfest được lan tỏa và cộng hưởng trên cả nước, với hơn 10 Techfest vùng, địa phương.
Năm 2022, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo toàn cầu ghi nhận Việt Nam xếp thứ 54, tăng 5 bậc so với năm 2021. Việt Nam hiện có 4 "kỳ lân" công nghệ (VNG, VNPAY, Momo, Sky Mavis) đã khẳng định vị thế trong “tam giác vàng” khởi nghiệp của Đông Nam Á, bên cạnh Singapore và Indonesia. Bảng xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam trong 12 năm liền luôn có sự tăng trưởng, kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển, cho thấy hiệu quả trong việc chuyển các nguồn lực đầu vào thành kết quả đầu ra đổi mới sáng tạo. Hội nghị là dịp để đánh giá các kết quả đã đạt được trong năm 2022, cũng như trao đổi, thảo luận giải pháp nhằm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2023. Năm 2022 hành lang pháp lý về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tiếp tục được hoàn thiện. Cụ thể: Bộ đã trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV. Đây là động lực mạnh mẽ cho việc nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, đảm bảo hành lang pháp lý đầy đủ, hiệu quả với việc bảo hộ, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.Bộ Khoa học và Công nghệ tham mưu Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV về sửa đổi, bổ sung Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Năng lượng nguyên tử.
Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành là bước cụ thể hóa các nội dung về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đề cập trong các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và được nhấn mạnh trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030.Chiến lược hướng đến mục tiêu khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo được phát triển vững chắc, thực sự trở thành động lực tăng trưởng, góp phần quyết định đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.
Việc tái cơ cấu các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 được triển khai tập trung vào các hướng nghiên cứu cơ bản, công nghệ ưu tiên, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm trọng điểm, chủ lực trong các ngành, lĩnh vực. Bộ đã xây dựng cơ chế quản lý nhiệm vụ nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn và đơn giản hóa quy trình, thủ tục trong thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Các chính sách, pháp luật về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo góp phần tăng cường xác lập, bảo hộ, thực thi, khai thác tài sản trí tuệ; đẩy mạnh nhập khẩu dây chuyền, thiết bị đã qua sử dụng; trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; thu hút, trọng dụng, phát triển đội ngũ tri thức; nâng cao hiệu quả hoạt động, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Năm 2022 là năm đầu tiên Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện và triển khai thí điểm Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) với 20 địa phương, từ đó rút kinh nghiệm cũng như hoàn thiện phương pháp, cách thức triển khai, đánh giá tác động của bộ chỉ số với các địa phương.Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương được kỳ vọng sẽ là công cụ hữu hiệu để mỗi tỉnh, thành phố xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố tiềm năng và các điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đối tác đã xây dựng bảng phân hạng năng lực công bố về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo của các cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam. Khi có bảng xếp hạng riêng cho Việt Nam, cộng đồng học thuật, học sinh, sinh viên sẽ lựa chọn được nơi học tập, công tác; các cơ sở có tham chiếu, phân tích được điểm mạnh, yếu để làm tốt nghiên cứu, đào tạo.Qua bảng xếp hạng này, cơ quan quản lý nhà nước cũng có thông tin để đánh giá, từ đó đầu tư và có kế hoạch giao nhiệm vụ phù hợp. Hoạt động này cũng góp phần hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.
Khoa học và công nghệ đóng góp tích cực cho sự phát triển đồng bộ các ngành, lĩnh vực. Khoa học xã hội đã đóng góp tích cực và cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, cơ chế, chính sách và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Một số lĩnh vực khoa học tự nhiên đạt trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.Việc nghiên cứu, nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được quan tâm triển khai ở các bộ, ngành, địa phương; nhiều thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại được ứng dụng nhanh chóng và rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công nghiệp, thông tin...; hoạt động xúc tiến hỗ trợ tìm kiếm, trao đổi, chuyển giao công nghệ được đẩy mạnh.
Sau khi nghe báo cáo kết quả đạt được trong năm 2022, những giải pháp, nhiệm vụ năm 2023 và các tham luận, ý kiến đóng góp của các đại biểu, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đánh giá cao kết quả Bộ Khoa học và Công nghệ đạt được khi hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu đặt ra trong năm 2022, đồng thời đánh giá cao đóng góp của các nhà khoa học không chuyên trong sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Phó Thủ tướng nhấn mạnh sự tăng trưởng trong xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Việt Nam đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của ngành Khoa học công nghệ. Phó Thủ tướng lưu ý vấn đề hệ thống thông tin khoa học công nghệ, cần hoàn thiện và “mở” để có thể thuận tiện trong tra cứu dữ liệu. Thời gian qua, Bộ đã đi đầu trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hiện đã lan tỏa ra các địa phương trong cả nước, cần phải tiếp tục “cầm đuốc” sau khi đã “đốt đuốc” khơi dậy phong trào. Năm 2023, Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới cơ chế, chính sách liên quan đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả Chiến lược phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030; sắp xếp hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ nghiên cứu, đề xuất cơ chế thí điểm phát triển loại hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các viện nghiên cứu, trường đại học theo mô hình doanh nghiệp khởi nguồn (spin-off); thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ, tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược, quốc gia tiên tiến về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, Bộ tăng cường công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa; bảo hộ, thực thi phát triển và khai thác tài sản trí tuệ; phát triển và ứng dụng năng lượng nguyên tử, bảo đảm an toàn bức xạ và hạt nhân; đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số gắn với cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ phục vụ người dân, doanh nghiệp./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Giải pháp công nghệ dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ
22:53' - 26/12/2022
SmartPay do SmartNet phát triển đang được đánh giá là nền tảng cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện, dành riêng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ.
-
Công nghệ
Công bố 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2022
21:16' - 26/12/2022
Chiều 26/12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Hội Nhà báo Việt Nam) công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện Khoa học và Công nghệ nổi bật năm 2022.
-
Doanh nghiệp
Các hãng công nghệ thông tin thiệt hại hàng tỷ USD khi rút khỏi thị trường Nga
19:56' - 26/12/2022
Các công ty công nghệ thông tin (CNTT) nước ngoài rút khỏi thị trường Nga sau lệnh trừng phạt của phương Tây đã mất khoảng 10 tỷ USD lợi nhuận.
-
DN cần biết
Ứng dụng công nghệ bê tông siêu tính năng tại Việt Nam
11:47' - 25/12/2022
Hiện nay, công nghệ bê tông siêu tính năng (UHPC) đã được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Nhưng tại Việt Nam, UHPC và công nghệ UHPC còn khá mới lạ.
-
Công nghệ
Đức ngừng điều tra dịch vụ News Showcase của công ty công nghệ Google
07:57' - 25/12/2022
Đức đã dừng điều tra dịch vụ News Showcase của Google, sau khi công ty công nghệ này thực hiện "những điều chỉnh quan trọng" nhằm trấn an những quan ngại liên quan vấn đề cạnh tranh.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
Trung tâm dữ liệu - nền tảng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số
13:00'
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, hạ tầng số Việt Nam phải đảm bảo băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, thông minh, mở, xanh và an toàn.
-
Công nghệ
Hà Nội có hơn 900 ha diện tích trồng trọt được áp dụng công nghệ số
07:00'
Tại Hà Nội, nhiều cơ sở sản xuất, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi quy trình chăm sóc, theo dõi, quản lý cây trồng, vật nuôi bằng công nghệ thông tin với máy tính, điện thoại thông minh.
-
Công nghệ
Hàn Quốc thay thế SIM điện thoại công vụ sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom
17:45' - 29/04/2025
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tiến hành thay thế toàn bộ thẻ USIM (SIM 3G) trong các thiết bị điện thoại công vụ nhằm ứng phó sự cố rò rỉ dữ liệu quy mô lớn tại SK Telecom Co. sau một cuộc tấn công mạng.
-
Công nghệ
Đột phá theo Nghị quyết 57: Phát huy vai trò trí thức khoa học công nghệ trong kỷ nguyên số
16:24' - 29/04/2025
Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá chiến lược để đưa Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
-
Công nghệ
Spotify dự định tăng phí thuê bao ở nhiều nước
14:00' - 29/04/2025
Liên đoàn công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) cho hay tăng trưởng doanh thu toàn cầu trong lĩnh vực phát trực tuyến đã giảm khoảng 50% trong năm 2024 .
-
Công nghệ
AI - kỷ nguyên mới của lĩnh vực tư vấn toàn cầu
07:47' - 29/04/2025
Hiện tại, một làn sóng mới của những công ty khởi nghiệp với động lực đến từ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể mở ra một kỷ nguyên mới cho lĩnh vực tư vấn toàn cầu.
-
Công nghệ
Huawei phát triển chip AI mới
07:00' - 29/04/2025
Huawei đã nổi lên như hiện tượng trong lĩnh vực công nghệ mà Mỹ vẫn đang chiếm ưu thế.
-
Công nghệ
TikTok sắp ra mắt nền tảng mua sắm trực tuyến tại Nhật Bản
15:07' - 28/04/2025
Tờ Nikkei ngày 27/4 đưa tin, nền tảng mạng xã hội Trung Quốc TikTok sẽ gia nhập thị trường thương mại điện tử Nhật Bản trong vài tháng tới.
-
Công nghệ
TikTok dẫn đầu cuộc đua video dạng ngắn
13:00' - 28/04/2025
Nền tảng chia sẻ video TikTok ngày càng chiếm ưu thế trên thị trường video dạng ngắn và những hãng công nghệ lớn nhất thế giới đang phải tăng tốc để không bị bỏ lại phía sau.