Vinaconex: Bài học về tái cấu trúc tài chính
Giai đoạn hoàng kim của thị trường bất động sản những năm 2010 đã “ru” nhiều doanh nghiệp “ngủ quên” trong chiến thắng. Đến năm 2012, cùng với áp lực của khủng hoảng kinh tế, thị trường bất động sản đóng băng, nhiều doanh nghiệp tên tuổi đã lao dốc không phanh bởi vốn liếng “chôn” hết vào lĩnh vực đầu tư có sức hút lớn này.
Là một trong những thương hiệu mạnh của ngành xây dựng với nhiều lợi thế về đầu tư phát triển đô thị, bất động sản, Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã vượt qua cơn bão chung nhờ có giải pháp tái cấu trúc tài chính hợp lý.
Tổng giám đốc Vinaconex Vũ Quý Hà chia sẻ, ở thời điểm áp lực tài chính nặng nề nhất là năm 2012, Công ty mẹ đã kiên định mục tiêu phải làm tốt giải pháp tái cấu trúc. Cùng với việc quyết liệt thu hồi công nợ để có đủ nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, trả nợ trái phiếu, trả nợ ngân hàng đúng hạn, Công ty mẹ còn hỗ trợ tài chính cho một số đơn vị thành viên.
Thành công nhất mà Vinaconex vượt qua chính là tái cấu trúc thành công Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả đã cắt lỗ dứt điểm cho Công ty mẹ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn có lãi. Việc thoái thành công 70% vốn tại Xi măng Cẩm Phả đã giúp Vinaconex thu về 147 tỷ đồng tiền bán cổ phần, thu hồi nợ từ đơn vị này 2.500 tỷ đồng và quan trọng hơn cả là trút được gánh nặng tài chính “lãi mẹ đẻ lãi con”.
Đợt chào bán cổ phần tăng vốn điều lệ của Tổng công ty từ 1.850 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng năm 2010 và tiếp tục tăng lên 4.417 tỷ đồng vào năm 2012 đã ghi nhận những nỗ lực rất lớn của Vinaconex bởi việc phát hành thành công trong bối cảnh thị trường chứng khoán thiếu sôi động.Mặt khác, nguồn vốn bổ sung này đã giúp Tổng công ty và đơn vị chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng thể hiện niềm tin của các cổ đông. Tuy nhiên, điều này cũng tạo áp lực trong quản trị, điều hành để sử dụng vốn sao cho hiệu quả và đem lại quyền lợi cho các cổ đông.
Những nút thắt dần được gỡ khi Vinaconex quyết tâm thoái vốn tại các đơn vị thành viên để hình thành “nòng cốt” và một số ngành phụ trợ cho hai lĩnh vực chủ đạo là xây dựng và bất động sản. Công ty mẹ sử dụng uy tín, tiềm lực tài chính để tìm kiếm các dự án lớn trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và hỗ trợ tài chính cho các công ty con thông qua hoạt động đầu tư tài chính.
Hình thức này nhằm duy trì và kiểm soát chặt chẽ các công ty thành viên để đảm bảo đi đúng định hướng chiến lược của Tổng công ty. Bên cạnh đó, Vinaconex cũng tăng cường vốn sở hữu của Công ty mẹ thông qua phát hành tăng vốn cho cổ đông hiện hữu và cổ đông chiến lược; tăng cường quản trị hệ thống để hướng tới mục tiêu có thể huy động vốn thông qua thị trường tài chính quốc tế.
Một trong những kinh nghiệm được Vinaconex chia sẻ chính là phải xây dựng được hệ thống tài chính lành mạnh, đó là kiểm soát chặt chẽ nhưng linh hoạt việc sử dụng dòng tiền để đem lại hiệu quả cao nhất trong điều kiện tài chính của đơn vị.
Bên cạnh đó, Vinaconex cũng chủ động khai thác các kênh tín dụng hiệu quả để tạo vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thu xếp vốn cho các dự án đầu tư. Cùng với việc rà soát và thu hồi công nợ, khai thác nguồn vốn giá rẻ cũng giúp ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp…
Từ chỗ kinh doanh trên vốn vay là chính, việc triển khai mạnh mẽ các hoạt động tái cấu trúc đã góp phần giảm quy mô tổng tài sản, thu hẹp đầu mối, giảm mạnh dư nợ và sự mất cân đối trong cơ cấu nợ; đồng thời với việc tăng vốn chủ sở hữu thông qua tăng vốn điều lệ và tích lũy từ lợi nhuận. Ở thời điểm tháng 1/2010, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ là 4,72, hợp nhất là 9,86 và giảm hẳn xuống lần lượt còn 0,96 và 2,89 vào năm 2014.Cũng cùng thời điểm này, vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ Vinaconex là 2.820,7 tỷ đồng; trong đó vốn điều lệ là 1.850 tỷ đồng thì đến 31/12/2014 các con số này lần lượt là 5.448,2 tỷ đồng và 4.417 tỷ đồng. Nếu tính hợp nhất thì đạt 5.447,7 tỷ đồng. Kết quả này cho thấy, thành công của tái cơ cấu tài chính là một trong những nhân tố cơ bản giúp Vinaconex trụ vững qua giai đoạn khó khăn chung vừa qua.
Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng nhận xét: "Việc Vinaconex tiếp tục đảm bảo doanh thu và nguồn vốn chủ sở hữu Công ty mẹ liên tục tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn, lĩnh vực hoạt động chính là bất động sản lại rơi vào tình trạng “đóng băng” đã chứng tỏ nỗ lực rất lớn của doanh nghiệp.Bước đầu của tái cấu trúc đã đem lại hiệu quả rõ rệt nhưng với xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt, các giải pháp doanh nghiệp đưa ra cần phải có tính khả thi cao, tiếp tục hoàn thiện mô hình sản xuất kinh doanh đi đôi với tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm nâng cao vị thế doanh nghiệp".
Giai đoạn 2012 – 2015, Vinaconex dự kiến thoái vốn tại 47 đơn vị, thực hiện phá sản – giải thể 5 đơn vị yếu kém và chỉ giữ lại 17 đơn vị nòng cốt.Đến nay, Vinaconex đã thực hiện thoái vốn thành công tại 16 đơn vị; trong đó có 13 đơn vị thoái 100% vốn và 3 đơn vị Tổng công ty không còn giữ cổ phần chi phối. Đánh giá đúng tiềm lực của các đơn vị thành viên, Vinaconex cũng đầu tư tăng thêm vốn tại 5 công ty với tổng giá trị trên 338 tỷ đồng.
Năm 2015 được Chính phủ xác định là năm của doanh nghiệp với nhiều cơ chế chính sách mới mở ra nhằm tạo sự thay đổi mạnh cả về lượng và chất cho nền kinh tế. Đây cũng là cơ hội để Vinaconex phát huy thế mạnh của mình trên hai mũi nhọn xây lắp và đầu tư kinh doanh bất động sản.
Hiện doanh nghiệp này đã chủ động tập trung nguồn lực cho công tác đấu thầu, phát huy uy tín thương hiệu, năng lực, thiết bị, kinh nghiệm để tăng khả năng cạnh tranh; chuyển dần cạnh tranh gói thầu bằng giá sang cạnh tranh bằng công nghệ xây dựng cùng tiến độ và chất lượng.
Lĩnh vực bất động sản cũng được đa dạng hóa với nhiều loại hình từ đầu tư khu đô thị, khu nhà ở… cho đến hạ tầng thương mại, hạ tầng xã hội như điện, nước, khu vui chơi giải trí và cùng đó là các dịch vụ quản lý cũng như dịch vụ bất động sản uy tín.
Mục tiêu của Vinaconex trong giai đoạn tới là giữ ổn định cơ cấu tài chính, không tăng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo tỷ lệ sinh lời với kỳ vọng đạt mức 10 – 15%, doanh thu và lợi nhuận tăng 1,5 đến 2 lần. Tổng công ty chủ trương tăng cường khai thác hiệu quả nguồn vốn thu hồi từ thoái vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư; đồng thời sử dụng các công cụ tài chính trung và dài hạn như trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình nhằm tận dụng cơ hội từ thị trường tài chính tiền tệ ổn định mà Chính phủ đã định hướng./.
Thu HằngTin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Gần 99% tro xỉ của Nhiệt điện Duyên Hải được tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm
17:36' - 15/07/2025
Trong 6 tháng đầu năm 2025, gần 99% lượng tro xỉ phát sinh tại các nhà máy của Công ty Nhiệt điện Duyên Hải đã được tiêu thụ làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng.
-
Chuyển động DN
ChromeOS và Android sẽ về chung một mái nhà
16:15' - 15/07/2025
Công ty công nghệ Google (Mỹ) có kế hoạch kết hợp hệ điều hành di động Android với ChromeOS, phần mềm hiện đang chạy trên các máy tính xách tay Chromebook của Google.
-
Chuyển động DN
Vietravel Airlines hoàn 100% vé do ảnh hưởng sự cố va chạm tàu bay với chim
19:04' - 14/07/2025
Sự cố vừa qua khiến 7 chuyến bay của Vietravel Airlines bị huỷ trong hai ngày 13-14/7 và ảnh hưởng dây chuyền chậm chuyến của một số chuyến bay khác.
-
Chuyển động DN
Lọc dầu Nghi Sơn sẽ vận hành ổn định ở công suất tối ưu trong nửa cuối năm
17:22' - 14/07/2025
Trong nửa cuối năm 2025, Công ty TNHH Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn (NSRP) sẽ tiếp tục duy trì vận hành ổn định với công suất tối ưu nhà máy lọc dầu Nghi Sơn để đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường.
-
Chuyển động DN
Manulife nâng cao kiến thức y tế cho đội ngũ tư vấn viên
16:33' - 14/07/2025
Sáng kiến này góp phần nâng cao chuẩn mực tư vấn viên bảo hiểm, đồng thời thể hiện cam kết của Manulife Việt Nam trong việc đồng hành cùng khách hàng trên hành trình sống khỏe mỗi ngày.
-
Chuyển động DN
Đảm bảo nguồn cung than cho các nhà máy nhiệt điện trong EVN 6 tháng cuối năm
13:00' - 14/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa họp bàn về kế hoạch cung cấp than cho sản xuất điện 6 tháng cuối năm 2025.
-
Chuyển động DN
Khắc phục sự cố trên đường dây 110kV Nông Cống – Nghi Sơn
12:49' - 14/07/2025
Công ty Điện lực Thanh Hóa đã triển khai các phương án theo đúng quy trình xử lý sự cố, đồng thời nhanh chóng thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo cấp điện kịp thời.
-
Chuyển động DN
Tân cảng Sài Gòn tiếp nhận 12 cẩu cao cấp khung Genma - Kalmar RTG6+1
12:49' - 12/07/2025
Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn đã hoàn thành tiếp nhận 12 cẩu khung Genma - Kalmar RTG6+1. Đây là loại cẩu có kỹ thuật cao nhất so với thị trường Việt Nam hiện nay.
-
Chuyển động DN
Biến sản phẩm nghệ thuật thành “hàng hóa đặc biệt” để xuất khẩu
21:37' - 11/07/2025
Chiều nay (11/7) tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, đã chính thức diễn ra Đại hội Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam lần thứ I nhiệm kỳ 2025 – 2030.