Vụ khủng bố 11/9: Vết thương 15 năm không lành (Phần II)
Du lịch và hàng không “méo mặt” vì 11/9
Trong vụ tấn công khủng bố 11/9, các phần tử khủng bố Al Qeada đã cướp các máy bay thương mại làm vũ khí tấn công. Cách thức tấn công chưa từng có tiền lệ này đã làm dấy lên tâm lý “sợ bay” đối với người Mỹ.
Theo báo cáo của tờ “Thời báo Tài chính”, hậu quả của việc này là ngành công nghiệp hàng không thiệt hại 7 tỷ USD trong riêng năm 2001. Không dừng lại ở đó, trong 10 năm sau, các hãng hàng không dân dụng Mỹ còn thiệt hại thêm 74 tỷ USD. Dù ngành công nghiệp hàng không phục hồi khá nhanh, song tâm lý “sợ bay” sau vụ khủng bố 11/9 tiếp tục tồn tại tới tận ngày nay.
Vụ khủng bố cũng làm trầm trọng hơn những khó khăn tài chính mà ngành vận tải hàng không Mỹ phải đối mặt từ trước tháng 9/2001. Hãng hàng không Midway Airlines đã phải ngừng bay gần như ngay sau khi xảy ra vụ tấn công. Nhiều hãng hàng không khác đứng bên bờ vực phá sản, hàng chục nghìn lao động mất việc làm 1 tuần sau vụ khủng bố. Để vực dậy ngành công nghiệp hàng không dân dụng khi đó, Chính phủ Liên bang Mỹ đã phải gấp rút tung ra một gói hỗ trợ 15 tỷ USD.
Ngoài ra, vụ khủng bố 11/9 cũng khiến ngành du lịch “méo mặt”. Chỉ 2 tuần sau vụ tấn công, ngành du lịch Mỹ đã thông báo lỗ 2 tỷ USD và hơn 335.000 lao động mất việc làm trong vòng 1 năm sau đó. Thành phố New York, nơi ngành du lịch với doanh thu 25 tỷ USD mỗi năm, thiệt hại nặng nhất. Sau vụ khủng bố, số khách đặt phòng khách sạn sụt giảm 40% và 3.000 người mất việc làm. Tình trạng này kéo dài nhiều năm sau đó.
Cuộc chiến chống khủng bố
Sự kiện 11/9 còn khiến nước Mỹ hứng chịu thiệt hại trong một thời gian dài theo khía cạnh hoàn toàn mới đó là Cuộc chiến chống khủng bố, một trong những chương trình hành động “hao tiền tốn của” nhất trong lịch sử nước này.
Ngày 20/9/2001, Tổng thống Mỹ George Bush đã phát động cuộc chiến chống khủng bố với chiến dịch “Tự do Bền vững” tại Afghanistan nhằm lật độ chế độ Taliban và tiêu diệt thủ lĩnh mạng lưới Al-Qeada Osama bin Laden, kẻ bị coi là chủ mưu vụ tấn công làm rung chuyển nước Mỹ. Ban đầu, chi phí cho cuộc chiến Afghanistan không quá cao, chỉ vào khoảng 33 tỷ USD.
Tuy nhiên, tháng 3/2003, Tổng thống Bush đã tấn công Iraq và đưa binh sĩ tới nước này nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Saddam Hussein. Khi ông Bush rời Nhà Trắng, chi phí cho cuộc chiến chống khủng bố mà Washington phát động sau vụ 11/9 đã lên tới 865 tỷ USD.
Tổng thống kế nhiệm Barack Obama tiếp tục chi thêm 857 tỷ USD cho cuộc chiến này. Theo Giáo sư Linda Bilmes thuộc Trường Quản lý hành chính công John F. Kennedy, nếu tính cả chi phí y tế lâu dài và đền bù thương tật, bổ sung quân và chi phí kinh tế, xã hội, thì tổng chi cho cuộc chiến chống khủng bố lên tới 4.000-6.000 tỷ USD.
Nợ công tăng chóng mặtẢnh hưởng lớn nhất của vụ tấn công khủng bố 11/9 đối với nền kinh tế Mỹ đó là việc chi tiêu quân sự liên tục gia tăng dẫn tới khủng hoảng nợ công. Nếu không có cuộc chiến chống khủng bố, nợ công của Mỹ sẽ rơi vào khoảng 16.200 tỷ USD hoặc thấp hơn.
Chi tiêu cho các biện pháp an ninh nội địa gia tăng và ngân sách quốc phòng ngày càng phình to đồng nghĩa với việc Mỹ phải cắt giảm chi tiêu cho các chương trình kích cầu nhằm vực dậy nền kinh tế số 1 thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng nợ công diễn ra vào năm 2013 sau khi các nghị sĩ Cộng hòa, những người nắm quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội Mỹ, từ chối nâng trần nợ công. Quyết định này đã dẫn tới việc Chính phủ Mỹ không được cấp ngân sách hoạt động và phải đóng cửa trong 16 ngày.
Vụ khủng bố 11/9 đã mãi mãi làm thay đổi lịch sử nước Mỹ. Hơn 1 thập kỷ qua, những người lãnh đạo Nhà Trắng đã phiêu lưu tại Afghanistan, Iraq và nhiều nơi khác trên thế giới trong cái gọi là cuộc chiến chống khủng bố để mưu cầu bình an cho nước Mỹ. Rất rất nhiều tiền đã được người Mỹ chi ra trong 15 năm qua để ngăn chặn một thảm kịch tương tự như vụ 11/9. Tuy nhiên, an ninh quốc gia của nước Mỹ có được đảm bảo hay không, người dân Mỹ có cảm thấy an toàn hơn hay không tới nay vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp!!!
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nước Mỹ tưởng niệm 15 năm sau vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9
12:31' - 11/09/2016
Lễ tưởng niệm ngày 11/9 tại New York sẽ có 6 phút im lặng, đánh dấu 6 thời khắc kinh hoàng của vụ khủng bố 15 năm trước.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ chi gần 4 nghìn tỷ USD cho an ninh nội địa sau vụ khủng bố 11/9
11:06' - 11/09/2016
Sau các vụ tấn công ngày 11/9/2001, Chính phủ Mỹ đã chi tới 3,6 nghìn tỷ USD cho an ninh nội địa, nhưng người Mỹ cảm thấy kém an toàn hơn so với thời điểm trước khi xảy ra thảm kịch khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Chống khủng bố: IS đã suy yếu cả về số và chất lượng
10:07' - 11/08/2016
Liên quân do Mỹ dẫn đầu đã tiêu diệt khoảng 45.000 phần tử thánh chiến Iraq và Syria kể từ khi phát động cuộc chiến chống IS cách đây 2 năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27'
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11'
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.