Vượt rào để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc
Theo các chuyên gia thương mại, chính sách này có thể làm ảnh hưởng lớn đến hoạt xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt 61,56 tỷ USD. Trong đó, Hàn Quốc nhập khẩu 980 triệu USD các sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi của Việt Nam.Hàng Việt Nam chiếm khoảng 3,5% tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp của thị trường này trong năm 2017.
Các chuyên gia cho rằng: Hầu hết các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam xuất sang Hàn Quốc chủ yếu cà phê hạt, cà rốt, chuối, ớt, thanh long, xoài nhưng nông sản Việt Nam khi nhập khẩu vào Hàn Quốc vẫn vấp phải hàng rào kỹ thuật. Mặc dù thị trường nông sản Hàn Quốc còn nhiều dư địa để doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng là thị trường khó tính, mức độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cao và nhiều rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao hiểu biết về tiêu chuẩn kỹ thuật để thuận lợi hơn khi xuất khẩu. Hơn nữa, phải nắm vững các quy định về PLS cho toàn bộ các mặt hàng nông sản. Bởi thực phẩm nhập khẩu vào Hàn Quốc sẽ trải qua các bước kiểm tra trên bề mặt hồ sơ, kiểm tra thực địa lô hàng. Riêng với hàng nông sản nhập khẩu lần đầu, Hàn Quốc sẽ tiến hành kiểm tra chuyên sâu. Từ lần nhập khẩu thứ 2 trở đi, nông sản đó sẽ kiểm tra theo phương pháp mẫu ngẫu nhiên. Đáng lưu ý, trường hợp mặt hàng nông sản đã từng không đạt chuẩn trước đó, Hàn Quốc sẽ kiểm tra chuyên sâu 5 lần liên tục đối với các lần nhập khẩu tiếp theo. Đặc biệt, hạng mục kiểm tra chuyên sâu đối với thực phẩm nhập khẩu bao gồm 370 loại thuốc bảo vệ thực vật; trong đó có 134 loại chưa có tiêu chuẩn về ngưỡng tồn dư cho phép. Đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật chưa được đăng ký thiết lập mức giới hạn cho phép (Maximum residue limit – MRLs), Hàn Quốc sẽ áp dụng mức dư lượng tồn dư mặc định chung là 0,01 mg/kg. Các chuyên gia cũng lưu ý, khi xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc, doanh nghiệp nên rà soát mặt hàng nông sản có sử dụng loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong ngoài danh mục được Hàn Quốc cấp phép và có nằm trong dư lượng tồn dư cho phép hay không, thông qua website www.foodsafetykorea.go.kr/foodcode. Trong trường hợp nằm ngoài danh mục thuốc bảo vệ thực vật được cấp phép, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ xin được cấp chứng nhận không vượt mức dư lượng cho phép đối với thuốc bảo vệ thực vật đó qua các công ty thuốc trừ sâu của Hàn Quốc./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu nông sản trước xu hướng bảo hộ thương mại
15:25' - 30/05/2018
Để bảo vệ sản xuất trong nước, xu hướng bảo hộ thương mại đã được áp dụng ở nhiều quốc gia và thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào để thúc đẩy xuất khẩu nông sản?
14:41' - 08/02/2018
Ngày 8/2, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tham tán Thương mại 2018 nhằm tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31'
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46'
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.
-
DN cần biết
JPMorganChase: Thuế quan sẽ làm tăng mạnh chi phí trực tiếp của doanh nghiệp Mỹ
16:09' - 03/07/2025
Theo Viện JPMorganChase, các kế hoạch áp thuế quan hiện tại của Tổng thống Donald Trump có thể gây ra chi phí trực tiếp lên tới 82,3 tỷ USD đối với nhóm doanh nghiệp quan trọng của nước này.
-
DN cần biết
Khánh thành nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng hơn 200 triệu euro
15:34' - 03/07/2025
Dự án có tổng mức đầu tư 217 triệu euro, trong giai đoạn 2 có mức đầu tư 97 triệu euro với công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.