Walt Disney - một biểu tượng của văn hóa Mỹ
Ông đã đóng góp cho nhân loại vô số những cải tiến trong việc làm ra các loại phim mới, thổi hồn cho các nhân vật hoạt hình như chuột Mickey, vịt Donald, chó Goofy… bằng những chuyển động nhịp nhàng và hiệu ứng âm thanh sống động.
“Ông hoàng” của làng phim hoạt hình
Walter Elias Disney, còn có tên gọi là Walt Disney, sinh ngày 5/12/1901, tại Chicago (Mỹ). Ngay từ nhỏ, cậu bé Disney đã làm bạn với những cây bút nhiều màu sắc và những nét vẽ của cậu luôn tràn ngập tình yêu thương và hạnh phúc. Đây là khởi đầu cho những nhân vật hoạt hình thành công sau này của ông.
Năm 1920, ông lập công ty đầu tiên mang tên Lau-O-grams chuyên về sản xuất phim hoạt hình. Sau một thời gian hoạt động, công ty của ông gặp khó khăn về tài chính và bị phá sản.
Không nản chí, Disney quyết định đến Hollywood lập nghiệp, với tinh thần hăng hái của tuổi trẻ, những ý tuởng hoạt hình trong đầu, và giấc mơ trở thành đạo diễn phim Hollywood. Song ước mơ của Disney không trở thành hiện thực vì tìm chỗ đứng trong làng điện ảnh này không hề dễ dàng.
Năm 1923, từ những đồng vốn ít ỏi vay mượn, Disney thành lập xưởng phim "Disney Brothers Studios". Sau thành công của nhân vật Oswald - chú thỏ may mắn - tiếng tăm của Disney bắt đầu được công chúng biết đến.
Ở tuổi 27, Walt Disney đã trở thành người đầu tiên sản xuất phim hoạt hình có âm thanh. Chú chuột Mickey - đứa con tinh thần gắn liền với tên tuổi của ông ra đời năm 1928 - đã nhanh chóng trở thành nhân vật yêu thích của các gia đình Mỹ.
Đây cũng là lần đầu tiên Disney dùng nhạc nền và các kĩ xảo phụ họa, lồng tiếng cho nhân vật trong phim hoạt hình. Với nghệ thuật hoạt hình sáng tạo đến bất ngờ, hình tượng Mickey đã được công chúng nhiệt liệt đón chào ngay từ những ngày đầu xuất hiện.
Những sáng tạo thành công trong hoạt hình đã thôi thúc ông làm những dự án lớn hơn, với những bộ phim dài có âm thanh, màu sắc ăn khớp, các nhân vật được tương tác. Lúc đó, ý tưởng của ông bị đánh giá là khá rủi ro.
Nhưng sau 3 năm thực hiện, bộ phim hoạt hình dài đầu tiên “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn”, ra mắt năm 1937, đã thành công vang dội, được khán giả vô cùng yêu thích. Bộ phim tốn gần 1.500.000 USD - một khoản tiền khổng lồ vào thời đó, nhất là lại trong bối cảnh Đại khủng hoảng đang diễn ra ở Mỹ.
Disney đã mạo hiểm đặt cược toàn bộ sự nghiệp của mình vào bộ phim này và được đền đáp. Bộ phim thành công lớn trên phim trường và thương trường, đoạt giải Oscar và 8 triệu USD lợi nhuận - một con số kỷ lục đối với điện ảnh Mỹ những năm 1930. Và từ đó, Walt Disney trở thành nhân vật được sùng bái trong làng điện ảnh.
Những năm sau đó, Walt Disney Studio liên tiếp cho ra đời những bộ phim hoạt hình kinh điển như: “Cô bé lọ lem”, “Alice lạc vào xứ sở thần tiên”, “101 chú chó đốm”... được trẻ em trên khắp thế giới vô cùng yêu thích.
Có thể nói, những nhân vật hoạt hình trong thế giới thần tiên của Disney đã đi vào cuộc sống và gắn liền với ký ức tuổi thơ của hàng triệu triệu người trên khắp thế giới.
Người đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực
Bước ngoặt lớn nhất trong trong cuộc đời của Disney có lẽ chính là việc ông đầu tư xây dựng công viên giải trí khổng lồ.
Năm 1955, ông bỏ ra 17 triệu USD khai trương công viên Disneyland rộng 70 ha, một công viên hoàn toàn để vui chơi giải trí trên thế giới dựa theo những bộ phim hoạt hình của ông.
Đây là một xứ sở huyền ảo không chỉ với trẻ em mà người lớn cũng thấy mê khi chu du trong đó. Một lần nữa mạo hiểm và thêm một lần nữa ông lại thành công.
Ngay trong 7 tuần đầu tiên, Công viên Mickey và các bạn đã đón một triệu lượt khách đến thăm quan. Sau này, mô hình công viên Disneyland tiếp tục xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới như: Paris, Tokyo, Hong Kong.
Walt Disney cũng là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực truyền hình. Ông bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này vào năm 1954 và là một trong những người đầu tiên làm truyền hình màu. Năm 1961, ông cho ra đời kênh truyền hình Walt Disney's Wonderful World of Color.
Không dừng lại ở đó, giữa thập niên 1960, Disney tiếp tục bắt tay thực hiện một dự án lớn là xây dựng vương quốc Disney World, rộng hơn Disneyland 15 lần, gồm có công viên giải trí, tổ hợp khách sạn, sân bay... Công trình này là toàn bộ tâm huyết của nhà sản xuất phim tài năng. Nhưng tiếc rằng, ông đã không kịp chứng kiến Disney World hoàn thành. Ngày 15/12/1966, ông đã qua đời do căn bệnh ung thư phổi.
Trong suốt cuộc đời mình Walt Disney đã không ngừng tỏa sáng và được cả thế giới tôn vinh bởi những cống hiến của ông đối với ngành công nghiệp sản xuất phim.
Ông giành được 22 danh hiệu Oscar và được đề cử 59 lần. Tên tuổi của ông và chú chuột Mickey được coi là biểu tượng có tầm ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Mỹ.
Hiện mỗi bộ phim sản xuất trong studio Disney đều kèm theo chữ ký riêng của nhà sáng lập và được hàng triệu người trên thế giới đón nhận và yêu thích./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Ngành hàng không toàn cầu xuất hiện những dấu hiệu phục hồi
08:00' - 04/12/2021
Mới đây, ông Paul Griffiths- Giám đốc điều hành hãng hàng không Dubai Airports- cho biết ngành hàng không toàn cầu hiện vẫn chưa thoát khỏi khó khăn, nhưng tương lai có thể tươi sáng hơn 20 tháng qua.
-
Doanh nghiệp
Mỹ ngăn chặn thương vụ sáp nhập lớn nhất lịch sử ngành sản xuất chip
15:54' - 03/12/2021
Ngày 2/12, Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC) đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc sáp nhập tập đoàn sản xuất chip đồ họa Nvidia và công ty thiết kế vi mạch Arm.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Luxembourg lạc quan về sự phục hồi của kinh tế quốc gia
08:06' - 03/12/2021
Theo kết quả cuộc thăm dò mới nhất do Phòng Thương mại Luxembourg thực hiện, các doanh nghiệp của quốc gia này rất lạc quan về sự phục hồi của nền kinh tế quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Doosan Robotics "trình làng" máy bán cà phê hoàn toàn tự động
13:07' - 02/12/2021
Ngày 2/12, Công ty Doosan Robotics (Hàn Quốc) công bố đã chế tạo thành công một máy bán cà phê tự động, hợp tác với Folletto Robotics - hãng chuyên về hệ thống sản xuất đồ uống tự động tại Hàn Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33'
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32'
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16' - 12/07/2025
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17' - 12/07/2025
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.