WB và UNDP cảnh báo về khả năng phục hồi tại Mỹ Latinh
Ngày 29/11, Ngân hàng Thế giới (WB) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đưa ra báo cáo, trong đó bày tỏ lo ngại về tình hình hồi phục kinh tế của Mỹ Latinh và Caribe sau cuộc khủng hoảng COVID-19, đặc biệt trong các vấn đề việc làm, thu nhập hộ gia đình và an ninh lương thực.
Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, trong báo cáo, các chuyên gia của WB và UNDP cho rằng quá trình hồi phục kinh tế của Mỹ Latinh đã được cải thiện đáng kể sau khi nhiều quốc gia trong khu vực nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.
Tuy nhiên, chỉ có 62% dân số trong độ tuổi lao động tại Mỹ Latinh có việc làm vào thời điểm hiện tại, thấp hơn 11% so với thời kỳ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Trong số các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe, thị trường lao động tại Colombia, Brazil và Ecuador bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động so với thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 lây lan chỉ tăng ở các nước Guatemala, Nicaragua và El Salvador.
Số lượng lớn người lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập hộ gia đình tại Mỹ Latinh. Đến nay, gần một nửa tổng số hộ gia đình vẫn chưa phục hồi được mức thu nhập trước khi đại dịch bùng phát.
Tại Bolivia, Paraguay, Ecuador và Colombia, hơn 60% hộ gia đình "vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi thu nhập so với trước kia", bất chấp những khoản viện trợ khẩn cấp từ chính phủ các nước.
Cùng với đó, số người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực tại Mỹ Latinh đã tăng lên gần gấp đôi trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát, đặc biệt là tại các nước có tỷ lệ bất bình đẳng và nghèo đói cao nhất.
Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế tại phần lớn các nước Mỹ Latinh đã phục hồi ở mức trước đại dịch, tuy nhiên các chuyên gia của WB và UNDP cho rằng cần phải tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng các loại vaccine ngừa COVID-19 tại khu vực Caribe.
Phó Giám đốc khu vực Mỹ Latinh và Caribe của WB, ông Felipe Jaramillo, nhấn mạnh các quốc gia Mỹ Latinh cần đẩy mạnh thực hiện các cải cách nhằm thúc đẩy quá trình phục hồi trong thời kỳ hậu COVID-19.
Trong số những cải cách này, ông Jaramillo cho rằng cần phải tập trung vào cải thiện chất lượng giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân để tạo thêm việc làm, thúc đẩy năng lượng tái tạo và nâng cao chất lượng sống tại khu vực đô thị./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Mỹ Latinh là khu vực bất bình đẳng công nghệ nhất thế giới
16:03' - 18/11/2021
Theo Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hợp quốc (ECLAC), Mỹ Latinh là khu vực bất bình đẳng nhất trên thế giới về mặt công nghệ khi vẫn còn 32% tổng dân số chưa được kết nối Internet.
-
Tài chính & Ngân hàng
WB: Lượng kiều hối đổ về Mỹ Latinh năm 2021 tăng 21,6% so với cùng kỳ năm ngoái
09:18' - 18/11/2021
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo khu vực Mỹ Latinh sẽ tiếp nhận 126 tỷ USD kiều hối trong năm 2021, tăng 21,6% so với năm 2020 và trong số này 52,7 tỉ USD (chiếm 42%) sẽ đổ về Mexico.
-
Ô tô xe máy
Các nhà đầu tư rót hơn 1 tỷ USD phát triển xe điện tại Mỹ Latinh
09:12' - 16/11/2021
Một liên minh các nhà đầu tư quốc tế đã cam kết rót hơn một tỷ USD (872 triệu euro) để trang bị xe bus công cộng chạy điện không phát thải cho các quốc gia Mỹ Latinh.
-
Doanh nghiệp
Hãng hàng không lớn nhất Mỹ Latinh đạt thỏa thuận mở rộng mạng bay
08:43' - 16/11/2021
Ngày 15/11, Latam, hãng hàng không lớn nhất Mỹ Latinh, và hãng Delta của Mỹ đã công bố thỏa thuận mở rộng bay liên danh (code-share).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ Latinh và Caribe - tác nhân quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
05:30' - 16/11/2021
37% nhu cầu giảm thiểu biến đổi khí hậu có thể được đáp ứng bằng các giải pháp dựa vào tự nhiên và điều này đặt Mỹ Latinh và Caribe vào một vị trí đắc địa.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.