WTO công bố báo cáo mới về thương mại toàn cầu đối với các sản phẩm y tế
Báo cáo của WTO theo dõi dòng chảy thương mại của các sản phẩm như sản phẩm bảo vệ cá nhân, trang thiết bị bệnh viện và thí nghiệm, thuốc và công nghệ y tế, cùng với việc cung cấp thông tin về thuế quan tương ứng.
Các sản phẩm y tế hiện được coi là thiết yếu và đang bị thiếu hụt trầm trọng trong cuộc khủng hoảng COVID-19, bao gồm máy chụp cắt lớp vi tính, chất khử trùng/sản phẩm khử trùng, khẩu trang, găng tay, xà phòng rửa tay và chất khử trùng, máy theo dõi bệnh nhân và đo oxy, kính bảo vệ và tấm che, máy tiệt trùng, ống tiêm, nhiệt kế, thiết bị quét siêu âm, máy thở, mặt nạ dưỡng khí, thiết bị X-quang và các thiết bị y tế khác.Hoạt động thương mại của những sản phẩm này ước đạt khoảng 597 tỷ USD vào năm 2019, chiếm 1,7% tổng giao dịch hàng hóa thế giới.
Trong thị trường các sản phẩm y tế thiết yếu, 10 nền kinh tế cung ứng lớn nhất chiếm gần 3/4 tổng xuất khẩu của thế giới, trong khi 10 khách mua lớn nhất chiếm đến 2/3 lượng nhập khẩu của thế giới. Đức, Mỹ và Thụy Sỹ cung cấp tổng cộng 35% sản phẩm y tế, trong khi Trung Quốc, Đức và Mỹ xuất khẩu 40% sản phẩm bảo vệ cá nhân. Hoạt động xuất nhập khẩu các sản phẩm y tế đạt khoảng 2.000 tỷ USD, bao gồm cả thương mại nội khối Liên minh châu Âu (EU), chiếm khoảng 5% tổng thương mại hàng hóa thế giới năm 2019. Những cam kết trong các cuộc đàm phán và thỏa thuận khác nhau của WTO đã giúp làm giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm này và cải thiện khả năng tiếp cận thị trường, với mức thuế trung bình đối với các sản phẩm y tế ở mức 4,8%, thấp hơn mức thuế trung bình 7,6% của các sản phẩm phi nông nghiệp nói chung. Các số liệu thống kê cũng cho thấy 52% trong tổng số 134 thành viên WTO áp dụng mức thuế từ 5% trở xuống đối với các sản phẩm y tế. Tuy nhiên, thuế quan đối với một số sản phẩm vẫn rất cao. Chẳng hạn, mức thuế áp dụng trung bình đối với xà phòng rửa tay là 17% và một số thành viên WTO áp dụng tới 65%. Các thiết bị bảo hộ được sử dụng trong cuộc chiến chống lại COVID-19 có mức thuế trung bình 11,5%, nhưng ở một số quốc gia lên tới 27%. Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo và Tổng thư ký Phòng Thương mại quốc tế (ICC) Johnson Denton trước đó đã ra tuyên bố chung kêu gọi các chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp tăng cường đối thoại, nhằm tối đa hóa hiệu quả của các chính sách nhằm làm giảm bớt thiệt hại kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, đặc biệt là đối với thương mại.Tuyên bố cũng cho biết, với sự hỗ trợ của WTO, ICC sẽ cùng với các đối tác tổ chức cuộc tọa đàm trực tuyến về kinh doanh để đẩy nhanh các biện pháp thúc đẩy kinh doanh ứng phó với đại dịch COVID-19.
Trong khi đó, WTO khuyến khích các thành viên thông báo các biện pháp thương mại, bao gồm cả các biện pháp hạn chế thương mại, cấm xuất khẩu các sản phẩm y tế nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19. Trang điện tử của WTO công bố danh sách không chính thức do Ban Thư ký WTO tổng hợp tình hình nhằm minh bạch hóa biện pháp thương mại của các nước trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Đại dịch COVID-19 đã gây chú ý đáng kể đối với hoạt động thương mại của các sản phẩm y tế và đặc biệt của các sản phẩm phòng ngừa, thử nghiệm và điều trị. Đại dịch này đã lây lan đến hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 1 triệu người bị nhiễm bệnh và làm gia tăng số ca tử vong. Có thể hiểu việc các chính phủ đang thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ để ngăn chặn đại dịch do virus SARS-CoV-2 gây ra. Tuy nhiên, một số biện pháp này có thể vô tình tác động đến dòng chảy quan trọng của hàng hóa y tế.Báo cáo của WTO cung cấp một cái nhìn tổng quan toàn diện về thương mại và thuế quan áp dụng đối với hàng hóa y tế nói chung, qua đó cung cấp thông tin thực tế về cách thức các hàng hóa này được giao dịch trên toàn cầu. Nhiều phần trong số các hàng hóa y tế dường như bị thiếu hụt nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng COVID-19 hiện nay./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
WTO: Suy thoái kinh tế do COVID-19 sẽ nghiêm trọng hơn khủng hoảng tài chính năm 2008
12:51' - 26/03/2020
Các dự báo cho thấy tình trạng suy thoái kinh tế và mất việc làm do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra sẽ nghiêm trọng hơn cuộc suy thoái do khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Đề xuất áp thuế bù đắp của Mỹ không phù hợp với quy định của WTO
21:50' - 27/02/2020
Đầu tháng 2/2020, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố một quy định cuối cùng cho phép cơ quan này xem việc “hạ giá đồng nội tệ” như các khoản trợ cấp của chính phủ theo luật thuế bù đắp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam cam kết phối hợp tích cực, chặt chẽ với WTO
09:18' - 18/02/2020
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai khẳng định Việt Nam kiên trì chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của WTO.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam chủ trì Ủy ban điều phối ASEAN tại Thụy Sỹ về công tác của WTO
13:38' - 12/02/2020
Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva đã chủ trì phiên họp đầu tiên với vai trò Chủ tịch Ủy ban điều phối ASEAN tại Geneva về công tác của WTO.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đơn phương xóa bỏ các ưu đãi của WTO đối với nhiều nước đang phát triển
08:11' - 12/02/2020
Mỹ đã thu hẹp danh sách các nước đang phát triển và kém phát triển nhất để giảm trợ cấp xuất khẩu không công bằng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04'
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33'
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32'
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53'
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”