Giới chuyên gia: Đề xuất áp thuế bù đắp của Mỹ không phù hợp với quy định của WTO
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực thương mại, đề xuất mới nhất của Chính phủ Mỹ về việc áp thuế bù đắp đối với các sản phẩm từ những quốc gia bị coi là hạ giá đồng nội tệ thấp hơn so với giá trị thực tế là hành vi tiêu cực và không phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đầu tháng 2/2020, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố một quy định cuối cùng cho phép cơ quan này xem việc “hạ giá đồng nội tệ” như các khoản trợ cấp của chính phủ theo luật thuế bù đắp, trong bối cảnh sự quan ngại về vấn đề này lan rộng. Với quy định này, sẽ có hiệu lực vào tháng 4/2020, Bộ Thương mại Mỹ sẽ áp các mức thuế bù đắp đối với những hàng hóa nhập khẩu từ các nước được coi là hạ giá thấp đồng nội tệ so với đồng USD.
Ông Gary Hufbauer, cựu thành viên của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, ngày 27/2 cho rằng vấn đề trên sẽ được đưa lên WTO và cơ quan này sẽ đưa ra quyết định cho rằng việc cáo buộc hạ giá tiền tệ không mang lại cơ sở cho việc áp thuế bù đắp, đồng thời cho rằng việc cho phép Bộ Thương mại Mỹ áp thuế bù đắp đối với hành vi hạ giá tiền tệ là “một sai lầm”.
Trong khi đó, Giáo sư Jeffrey Frankel của Đại học Harvard, cũng không ủng hộ đề xuất nói trên. Còn ông Daniel Ikenson, Giám đốc phụ trách nghiên cứu chính sách thương mại của Viện Cato, cảnh báo thuế bù đắp có thể “khuyến đại” những ảnh hưởng bất lợi đối với các nhà xuất khẩu Mỹ./.
>>> Mỹ đơn phương xóa bỏ các ưu đãi của WTO đối với nhiều nước đang phát triển
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Google cam kết đầu tư hơn 10 tỷ USD vào các dự án tại Mỹ
15:28' - 27/02/2020
Cam kết trên được đưa ra giữa bối cảnh “gã khổng lồ ” công nghệ này đã đầu tư khoảng 22 tỷ USD vào các cơ sở tại Mỹ trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên của Mỹ không tiếp xúc với nguồn bệnh
09:46' - 27/02/2020
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) thông báo trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên tại Mỹ không trở về từ vùng dịch, nước ngoài hay có tiếp xúc với người nhiễm bệnh trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong làn sóng dịch nghiêm trọng nhất
20:25'
Thượng Hải, thành phố lớn nhất và cũng là trung tâm kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, vừa qua đã trở thành tâm điểm của làn sóng dịch nghiêm trọng nhất từ trước đến nay tại nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Các nền kinh tế đang phát triển đối mặt sức ép từ lạm phát thực phẩm
18:00'
Việc mua sắm thực phẩm thiết yếu giờ đây đã trở thành một điều xa xỉ đối với hàng triệu người dân sinh sống tại các nền kinh tế đang phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ
17:44'
Ngày 17/5, Chính phủ Ấn Độ thông báo quyết định nới lỏng xuất khẩu lúa mỳ sau khi ra lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng này.
-
Kinh tế Thế giới
Anh khẳng định không muốn chiến tranh thương mại với EU
17:43'
Ngày 17/5, Bộ trưởng phụ trách vấn đề Bắc Ireland của Anh, ông Brandon Lewis nhận định chiến tranh thương mại giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) là không cần thiết và sẽ không có lợi cho bên nào.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản thí điểm mở cửa du lịch trong tháng 5
16:41'
Chính phủ Nhật Bản ngày 17/5 cho biết trong tháng 5 sẽ thí điểm mở cửa du lịch theo hình thức các gói du lịch hạn chế, bước đi mang tính thu thập thông tin trước khi mở cửa trở lại ngành du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản không xem xét phương án xây thêm nhà máy hạt nhân
16:05'
Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Koichi Hagiuda khẳng định nước này không xem xét việc xây thêm bất kỳ nhà máy hạt nhân nào.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố kế hoạch hạ nhiệt "cơn sốt" nhà đất
13:42'
Nhà Trắng cho biết Kế hoạch Hành động cung cấp nhà ở nhằm mục đích "ngăn chặn tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở của Mỹ trong 5 năm".
-
Kinh tế Thế giới
Pháp có nữ Thủ tướng mới
08:47'
Ngày 16/5, Điện Elysee thông báo, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bổ nhiệm Bộ trưởng Lao động Elisabeth Borne làm tân Thủ tướng nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu đứng trước nhu cầu cấp thiết về kim loại thô
05:30'
Để đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, châu Âu đã đặt ra những mục tiêu khí hậu đầy tham vọng, tuy nhiên, để chuyển sang năng lượng xanh, châu lục này sẽ cần rất nhiều nguyên liệu thô.