Xây dựng Chính phủ điện tử: Bài 2 – Còn nhiều việc phải làm
Với quyết tâm cao cùng sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức và quá trình triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, gắn kết chặt chẽ giữa cải cách hành chính với ứng dụng công nghệ thông tin, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Việc triển khai Chính phủ điện tử đã đạt nhiều kết quả nổi bật, gắn với cải cách thủ tục hành chính, tuy nhiên, có thể thấy thời gian qua còn không ít nhiệm vụ trong xây dựng Chính phủ điện tử chậm được triển khai và chưa đáp ứng yêu cầu.
Theo báo cáo, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương chưa ban hành quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử.Hải Phòng ban hành quy chế từ năm 2016 nhưng cũng chưa sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định mới tại Quyết định số 28/QĐ-TTg về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.
Tỷ lệ văn bản ký số trên tổng số văn bản điện tử gửi đến Văn phòng Chính phủ từ ngày trục liên thông văn bản quốc gia vận hành đến ngày 20/8/2019 của một số địa phương chưa cao, như Vĩnh Phúc 17,9%, Hải Dương 35,5%. Thể thức ký số của nhiều địa phương chưa tuân thủ quy định.
Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa áp dụng đầy đủ chữ ký số cá nhân trong xử lý văn bản điện tử, làm phát sinh công việc cho đội ngũ văn thư khi phải thực hiện thêm các bước scan văn bản ký trực tiếp, đưa vào hệ thống, sau đó mới thực hiện ký số tổ chức và phát hành.
Một số địa phương chưa hoàn thành việc thành lập, kiện toàn tổ chức bộ phận Một cửa, chưa xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến tập trung, duy nhất hoặc đã tiến hành xây dựng, nâng cấp nhưng chưa bảo đảm các yêu cầu theo quy định, như chưa gắn kết, đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; chưa có chức năng đánh giá các chỉ số; chưa tuân thủ quy định về việc đánh mã hồ sơ.Cổng dịch vụ công trực tuyến chưa công bố thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công mức độ 3, 4; chưa công khai thông tin đối với hồ sơ đã có kết quả; chưa kết nối thủ tục hành chính giải quyết tại cổng dịch vụ công với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
Theo báo cáo, đến cuối tháng 8/2019, Hải Dương đã cung cấp 1.706 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 118 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.Tuy nhiên, qua đánh giá các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh không đáp ứng yêu cầu triển khai, như thành phần hồ sơ yêu cầu bản sao có chứng thực, trình tự thực hiện có bước kiểm tra thực tế… Tại Bắc Ninh, số hồ sơ trực tuyến phát sinh rất thấp.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Nguyễn Thị Thu Hà cho biết, tỉnh vẫn chưa xây dựng được cổng dịch vụ công trực tuyến do nhiều năm qua, phần mềm quản lý bộ phận Một cửa của Bắc Giang do 3 đơn vị khác nhau cung cấp, nhiều nội dung “vênh” không khai thác được.Để khắc phục vấn đề này, cuối năm 2015 tỉnh đã tiến hành chuẩn hóa thành một phần mềm thống nhất.
Theo kế hoạch, Cổng dịch vụ công sau khi hoàn thiện sẽ triển khai từ đầu năm 2019, nhưng theo hướng dẫn, phần mềm ứng dụng cần phải có sự thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông và tỉnh cũng mới có được ý kiến của Bộ cho phép sử dụng phần mềm này.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà, nên có quy định chuẩn hóa về phần mềm quản lý hoạt động của bộ phận một cửa để tránh việc mỗi đơn vị phải tự làm rồi lại đi xin thẩm định.
Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Ngô Hải Phan cho rằng, cần khắc phục tình trạng các địa phương cung ứng các dịch vụ công trực tuyến một cách tràn lan, áp dụng tới hàng nghìn dịch vụ nhưng không phục vụ thiết thực người dân, doanh nghiệp.Kinh nghiệm là phải lấy người dùng làm trung tâm, tức dịch vụ công trước khi đưa lên hệ thống trực tuyến cần phải đưa ra lấy ý kiến người dân, tán thành thì mới triển khai. “Nếu chủ quan, duy ý chí, cho rằng làm như vậy tốt rồi, cứ bung ra thì thực tế là dù có thủ tục thật nhưng người dân vẫn không dùng”, ông Phan nói.
Trong một buổi làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ với các bộ, ngành, đôn đốc triển khai các nhiệm vụ về xây dựng Chính phủ điện tử, nhiều ý kiến đã phản ánh “Bộ không dám làm vì sợ sai”.Giám đốc Trung tâm Thông tin Bộ Xây dựng Nguyễn Ngọc Quang cho biết, “hiện có nhiều văn bản Chính phủ và Thủ tướng đề nghị xây dựng Chính phủ điện tử đều ghi ưu tiên thuê dịch vụ công nghệ thông tin nhưng không có hướng dẫn, nếu làm là làm liều, rất sợ. Nếu có căn cứ pháp lý đủ mạnh để thực hiện sẽ đỡ phức tạp hơn”.
Ông Quang chỉ ra rằng, đưa ra một phần mềm, có đơn vị chào mấy trăm triệu đồng, có nơi chỉ mấy chục triệu đồng, nhưng lại không biết có đảm bảo an toàn, an ninh hay không, việc nâng cấp về sau như thế nào. Nếu thuê dịch vụ đắt tiền có thể bảo đảm an toàn nhưng lại khó xử lý trong vấn đề kinh phí.
Những vướng mắc về hành lang pháp lý cho việc đầu tư thuê dịch vụ công nghệ thông tin đã được tháo gỡ khi vào đầu tháng 9 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, thay thế các văn bản hiện hành.Song phải đến ngày 1/1/2020 Nghị định mới có hiệu lực thi hành và như vậy, các bộ vẫn sẽ còn không ít vướng mắc trong vấn đề này.
Để đạt được các mục tiêu đề ra, trong thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử với các Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương mới đây đã nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử, bảo đảm các chức năng theo quy định, kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia và sớm ban hành quy chế quản lý, vận hành các hệ thống này.Đồng thời, rà soát quy trình, hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính để thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 theo các danh mục Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt giai đoạn 2017-2019, ưu tiên làm trước các dịch vụ công thiết yếu và nâng cấp chất lượng dịch vụ đang cung cấp theo hướng thân thiện với người dùng.
Chủ động nghiên cứu giải pháp, số hóa giấy tờ và thực hiện chuẩn hóa cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính của bộ, ngành, địa phương mình trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
Khi những đòi hỏi về việc đưa vào vận hành một Cổng dịch vụ công quốc gia vào cuối năm 2019 thì những công việc còn lại phải giải quyết là khá bộn bề.
Theo Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục, “các bộ, ngành cần tăng cường phối hợp thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao trong xây dựng Chính phủ điện tử”./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Chính phủ điện tử: Bài 1 - Làm cho chính quyền năng động, hiệu quả
16:58' - 08/10/2019
Xây dựng Chính phủ điện tử phải bảo đảm gắn kết chặt chẽ với cải cách thủ tục hành chính. Theo đó, cải cách thủ tục hành chính đi trước, dẫn dắt, Chính phủ điện tử là phương tiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Chính phủ điện tử phải lấy sự thuận tiện, hài lòng của người dân làm mục tiêu
14:59' - 23/07/2019
Thủ tướng đánh giá cao việc ban hành Nghị quyết số 17 ngày 7/3/2019 về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.
-
Ý kiến và Bình luận
Quy định pháp luật về Chính phủ điện tử chưa thực sự đồng bộ
18:24' - 10/06/2019
Việc triển khai Chính phủ điện tử tại nhiều địa phương nhằm thúc đẩy công cuộc cải cách thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã nhận được sự tán thành của đông đảo cử tri trên cả nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp long cầu vượt sông Đáy nối hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định
13:20'
Sáng 2/12, UBND tỉnh Nam Định tổ chức lễ hợp long Dự án xây dựng cầu vượt sông Đáy nối hai tỉnh Ninh Bình và Nam Định thuộc tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương xuất siêu lập kỷ lục 10 tỷ USD
11:30'
Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2024 ước đạt 34,5 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm trước, vượt kế hoạch năm hơn 2,7%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số PMI chững lại do ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu
10:01'
Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global vừa công bố đạt 50,8 điểm trong tháng 11/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở rộng các giá trị từ phát triển du lịch xanh đô thị
08:33'
Phát triển du lịch xanh ở đô thị không chỉ dừng lại ở sản phẩm du lịch, điểm đến xanh, trải nghiệm văn hóa bản địa... mà còn mở rộng thêm nhiều giá trị.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nhanh chóng làm chủ công nghệ, phát triển công nghiệp năng lượng tái tạo
07:50'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đến năm 2026, Petrovietnam nhận chuyển giao công nghệ sản xuất turbine điện gió, cánh quạt gió… từ đó làm chủ toàn bộ công nghệ phát triển điện gió ngoài khơi
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
20:34' - 01/12/2024
Ngày 1/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 125/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
-
Kinh tế Việt Nam
Gác nhịp dầm đầu tiên cầu Đại Ngãi 2 nối đôi bờ sông Hậu
19:15' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Ban Quản lý dự án 85, chủ đầu tư dự án cầu Đại Ngãi đã lắp (gác) nhịp dầm đầu tiên tại công trình cầu Đại Ngãi 2 trong dự án cầu Đại Ngãi nối 2 bờ sông Hậu giữa Sóc Trăng với Trà Vinh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Singapore
16:28' - 01/12/2024
Ngày 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thủ đô Singapore, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện hạt nhân – Phù hợp với xu thế phát triển của đất nước
13:38' - 01/12/2024
Việc phát triển điện hạt nhân trở nên cần thiết trong bối cảnh thế giới đối mặt với thiếu hụt nguồn năng lượng sạch, biến đổi khí hậu trong khi nhu cầu năng lượng gia tăng.