Xây dựng chính phủ điện tử cần quyết tâm cao của hệ thống chính trị
Sự kiện do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) phối hợp với Ban nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân tổ chức.
Trong năm thứ 8 tổ chức, Diễn đàn có sự tham dự của hàng trăm đại biểu cấp cao từ Chính phủ, 10 bộ và các cơ quan ngang bộ; 31 cục, tổng cục, trung tâm, viện nghiên cứu; lãnh đạo tỉnh, sở, ban ngành từ 27 tỉnh, thành phố trên cả nước; các đại sứ, tham tán thương mại của 12 quốc gia tại Việt Nam, các lãnh đạo doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty, các hiệp hội, các viện nghiên cứu, các trường đại học…Diễn đàn Cấp cao Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2018 nhằm góp phần tạo sự đồng thuận, cùng chung tay hành động thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính phủ điện tử hướng tới nền kinh tế số và xã hội số vì Việt Nam phát triển dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh, tiến cùng thời đại số.
Tiếp thu phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các ý kiến tham luận của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, chuyên gia và các đại biểu trong nước, nước ngoài, Diễn đàn Cấp cao Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam 2018 đã đưa ra thông điệp nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử hướng tới nền kinh tế số và xã hội số trong giai đoạn 2018-2020, định hướng đến 2025. Thông điệp đầu tiên của diễn đàn thể hiện quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị cùng cam kết mạnh mẽ của người đứng đầu các cấp, các ngành trong nhiệm vụ xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số.Đồng thời, quyết tâm thay đổi từ nhận thức đến hành vi của các cấp, các ngành và toàn xã hội về chính phủ điện tử, kinh tế số và hạ tầng số. Tiếp đến, diễn đàn kêu gọi sự đồng thuận và nỗ lực chung tay hành động quyết liệt, kịp thời và kiên trì của tất cả các chủ thể, từ chính quyền đến người dân, doanh nghiệp.
Việc xây dựng chính phủ điện tử trong điều kiện và hoàn cảnh hiện tại cần ưu tiên triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2018-2020, hướng đến 2025.Theo đó, Việt Nam cần tập trung xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi cho xây dựng chính phủ điện tử hướng tới nền kinh tế số và xã hội số, trước hết là các qui định pháp luật về đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; tạo dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ dữ liệu, dữ liệu mở; kết nối và chia sẻ dữ liệu; xác thực điện tử và bảo vệ thông tin cá nhân...
Việc xây dựng và phát triển hạ tầng số, đặc biệt là hạ tầng dữ liệu cần tiến hành song song với việc tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.
Việt Nam cần sớm hoàn thành các cơ sở dữ liệu quốc gia, đặc biệt ưu tiên cơ sở dữ liệu về dân cư, doanh nghiệp, bảo hiểm, đất đai... Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản trị công và giúp cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ cao cho người dân, doanh nghiệp…
Bên cạnh đó, để xây dựng chính phủ điện tử, Việt Nam cần chú trọng đào tạo, tái đào tạo, phát triển nguồn nhân lực số cho cách mạng công nghệ 4.0 cả ở diện rộng cũng như có kỹ năng và chất lượng cao, kết hợp với đổi mới hệ thống động lực đối với người lao động.
Thông điệp của Diễn đàn ICT Summit 2018 cũng đề cập đến mong muốn dành đủ các nguồn lực cho xây dựng chính phủ điện tử, chú trọng xã hội hóa, phát huy mạnh mẽ sự đóng góp của khu vực tư nhân trong tiến trình này; đảm bảo sự tham gia tích cực, chủ động của mọi chủ thể trong xây dựng chính phủ điện tử và phát triển kinh tế số.Trong đó cần chú trọng phát huy vai trò chủ thể chính của người dân, doanh nghiệp và coi đây là nhân tố trung tâm và đảm bảo vai trò kiến tạo của Chính phủ là yếu tố then chốt; tạo lập cơ chế đảm bảo thực thi và hệ thống chỉ số đánh giá chất lượng, hiệu quả thực thi; vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm về mô hình Cơ quan đảm bảo hiệu quả thực thi Chương trình chuyển đổi quốc gia của Malaysia (gọi tắt là PEMANDU) vào thực tiễn tại Việt Nam.
Diễn đàn Diễn đàn ICT Summit 2018 đánh giá cao việc thiết lập Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử do Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch, trực tiếp chỉ đạo và có sự tham gia của đại diện khu vực tư nhân để phát huy hiệu quả hợp tác công - tư trong việc xác định và thực thi nhiệm vụ.Hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có đủ năng lực và luôn sẵn sàng tiên phong, đồng hành cùng Chính phủ, các Bộ, ngành địa phương trong việc xây dựng Chính phủ điện tử và phát triển kinh tế - xã hội số.
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam sẽ phối hợp cùng các tổ chức xã hội tiến hành đánh giá, giám sát độc lập và báo cáo định kỳ với Thủ tướng Chính phủ về việc thực thi các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, thúc đẩy kinh tế - xã hội số và tiếp cận công nghệ thông tin 4.0 được đề ra trong các nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Công bố xếp hạng Chính phủ điện tử năm 2017
19:51' - 05/07/2018
Ở hạng mục Cơ quan thuộc chính phủ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam là đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng chính phủ điện tử. Tiếp đến là Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam…
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đẩy mạnh kết nối phi tập trung trong xây dựng Chính phủ điện tử
18:45' - 14/05/2018
Chiều 14/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp về việc thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử.
-
Ý kiến và Bình luận
Tích cực triển khai các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử
11:56' - 22/04/2018
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai Hệ thống Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc thống nhất tại tất cả các đơn vị trực thuộc.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp chia sẻ kinh nghiệm phát triển chính phủ điện tử với Việt Nam
07:37' - 20/04/2018
Thành công của Pháp trong việc triển khai chính phủ điện tử và khả năng hợp tác song phương như trao đổi chuyên gia giỏi để chia sẻ các giải pháp, góp phần phát triển chính phủ điện tử tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về xây dựng Chính phủ điện tử
21:37' - 05/03/2018
Qua 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 36a về Chính phủ điện tử, đặc biệt trong năm 2017 đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã có những chuyển biến rõ nét từ nhận thức đến hành động...
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Ra mắt VIFA UK: Cầu nối tài chính Việt – Anh giữa lòng London
21:43' - 28/06/2025
Tối ngày 27/6 (giờ địa phương) Hiệp hội Tài chính và Đầu tư Việt Nam tại Vương quốc Anh (VIFA UK) chính thức ra mắt tại thủ đô London.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa
18:13' - 28/06/2025
Từ ngày 1/7/2025, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân cấp, phân quyền cấp 31 mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi và không ưu đãi cho địa phương.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động khai thác thị trường khu vực Nam Á
21:30' - 26/06/2025
Khu vực Nam Á có quy mô thị trường rộng lớn, nhu cầu xuất nhập khẩu đa dạng các mặt hàng từ sản xuất đến tiêu dùng, là nơi doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư.
-
DN cần biết
Từ 1/7, Bộ Công Thương sẽ dừng tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu
18:21' - 25/06/2025
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Ngày 12/5/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
-
DN cần biết
Malaysia chính thức gỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
17:37' - 25/06/2025
Malaysia quyết định dừng áp thuế chống bán phá giá với thép cuộn cán nguội và thép không hợp kim từ Việt Nam sau 5 năm áp dụng, mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu thép.
-
DN cần biết
Nắm vững chính sách để doanh nghiệp phát triển bền vững
16:38' - 25/06/2025
Bộ Công Thương đang hoàn thiện dự thảo Luật Thương mại điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, minh bạch, từ đó thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử và nền kinh tế số tại Việt Nam.
-
DN cần biết
Ngành tiêu dùng nhanh tăng tốc chuyển đổi số và thương mại đa kênh
14:23' - 25/06/2025
Trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại đa kênh tăng mạnh, toàn bộ chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu dùng được tái định hình. Điều này yêu cầu doanh nghiệp phải đổi mới tư duy, áp dụng công nghệ