Xói mòn niềm tin tiêu dùng - Rủi ro lớn đối với kinh tế Mỹ (Phần 1)
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung không ngừng leo thang kể từ năm 2018, hai bên liên tục tung đòn áp thuế đối với hàng tỷ USD hàng hóa của nhau. Xung đột thương mại giữa hai bên làm dấy lên mối quan ngại về tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng như tình hình kinh tế toàn cầu. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cũng gây biến động trên các thị trường.
Theo CNBC, ông Bruce Richards, Giám đốc điều hành của hãng quản lý tài sản Marathon, nhận định rằng nguy cơ lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ là sự xói mòn lòng tin của người tiêu dùng.Bà Callahan Erdoes, Giám đốc điều hành J.P. Morgan Asset Management, công ty con của Tập đoàn Tài chính J.P. Morgan Chase (Mỹ), nhận định rằng “rất nhiều tiền đang đổ vào trái phiếu”. Bà Erdoes cho rằng bất chấp những cơn gió ngược mà các nhà đầu tư đang phải đối mặt, họ có nguy cơ mất đi lợi nhuận dài hạn vì hiệu quả đầu tư thấp.Trong khi đó, lợi suất trái phiếu đã giảm mạnh trong năm nay do các ngân hàng trung ương toàn cầu tiếp tục nới lỏng chính sách nhằm hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững. Đáng chú ý là sự kiện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 18/9 đã hạ lãi suất lần thứ hai trong năm 2019.Phát biểu với CNBC, cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, bà Sarah Bloom Ruskin, cho rằng sự bất ổn của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu và có thể kéo theo sự giảm tốc của nền kinh tế Mỹ. Bà Ruskin nhận định rằng trên thực tế, một trong những yếu tố kìm hãm kinh tế Mỹ cũng như kinh tế thế giới là sự bất ổn do căng thẳng thương mại gây nên, và rất khó có thể dự báo được kết quả cuối cùng. Trích dẫn một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà kinh tế của Fed về sự bất ổn dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại như thế nào, bà Raskin cho rằng tăng trưởng kinh tế chậm không nhất thiết do cuộc chiến thương mại, hay thuế quan dẫn đến kinh tế giảm tốc, mà chính sự bất ổn xung quanh cuộc chiến thương mại là nguyên nhân của sự giảm tốc.Đồng quan điểm với bà Ruskin, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng New York Mellon, ông Shamik Dhar nhận định rằng “các mức thuế mà chúng ta chứng kiến cho đến nay không đủ lớn để giải thích cho sự suy giảm của thương mại toàn cầu. Các công ty và nhà đầu tư lo ngại nhiều kịch bản tồi tệ sẽ xảy ra, do đó họ đã và đang cắt giảm đầu tư”.Giám đốc điều hành của công ty Pacific Investment Management Co (Pimco), Emmanuel Roman mới đây đưa ra dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ trải qua một thời kỳ khó khăn vào đầu năm 2020. Phát biểu tại Hội nghị Delivering Alpha do đài CNBC và tạp chí Istitutional Investor tài trợ, ông Roman nêu rõ: “Chúng tôi nhận thấy nền kinh tế Mỹ đang giảm tốc”, và lưu ý rằng trong nửa đầu năm 2020, tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chỉ ở mức trên 1% một chút do tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.Ông Roman lưu ý rằng ngoài cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, các vấn đề khác trên thế giới, bao gồm cả việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, và căng thẳng địa chính trị gia tăng tại Saudi Arabia cũng khiến triển vọng kinh tế Mỹ trở nên ảm đạm. Ông Roman nhấn mạnh rằng chính sách tiền tệ là công cụ để thúc đẩy tăng trưởng. Theo ông, người tiêu dùng là điểm sáng của nền kinh tế Mỹ, song lĩnh vực sản xuất đã suy giảm, kinh tế Mỹ lâm vào tình cảnh khó khăn. Ông Roman nói: “Các bạn sẽ chứng kiến nền kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm trong 6 tháng đầu năm 2020, song 6 tháng cuối năm sẽ khởi sắc hơn”.Chỉ số S&P 500 được coi là “đại diện” của nền kinh tế vì nó tập hợp 500 công ty hoạt động trong các ngành công nghiệp và trên tất cả các lĩnh vực khác nhau của Mỹ. 500 cổ phiếu thành phần khiến cho giá trị chỉ số này liên tục thay đổi và biến động không ngừng. Trong khi đó, Pimco là một trong những hãng quản lý tiền tệ lớn nhất thế giới, hiện đang quản lý 1.800 tỷ USD. Do đó, những dự báo của hãng này kết hợp với chỉ số S&P 500 là cơ sở dữ liệu có giá trị nghiên cứu về thực trạng kinh tế Mỹ hiện nay.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Diễn biến chính trị tại Mỹ khiến chứng khoán Á-Âu đồng loạt giảm điểm
15:59' - 25/09/2019
Chứng khoán châu Á trong ngày 25/9 đã đi xuống sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ngày 24/9 thông báo cơ quan lập pháp này sẽ tiến hành điều tra luận tội đối với Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ chỉ trích các biện pháp thương mại của Trung Quốc
07:50' - 25/09/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên tiếng chỉ trích các biện pháp thương mại của Trung Quốc, song bày tỏ hy vọng rằng hai bên có thể đạt được một thỏa thuận nhằm chấm dứt bất đồng thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản và Mỹ có thể ký kết thỏa thuận thương mại ngày 25/9
16:13' - 24/09/2019
Theo hãng tin Kyodo, Nhật Bản và Mỹ có kế hoạch tổ chức một buổi lễ vào ngày 25/9 với sự tham gia của giới chức lãnh đạo 2 nước.
-
Kinh tế Thế giới
Fed sẽ tìm hiểu nguyên nhân thiếu hụt tiền mặt tại Mỹ
09:26' - 24/09/2019
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh New York John Williams đã bảo vệ quyết định của Fed trong việc ứng phó với tình trạng thiếu hụt tiền mặt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Đức giảm đà cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
21:12' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo cáo đánh giá, do Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) công bố ngày 14/7, cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang mất dần cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng các biện pháp thuế đáp trả Mỹ
16:20' - 14/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị một danh sách thuế quan trị giá 21 tỷ euro (tương đương 24,52 tỷ USD) để đáp trả Mỹ nếu hai bên thất bại trong đàm phán thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2025 tăng vượt dự báo
15:42' - 14/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm hạ nhiệt căng thẳng từ các mức thuế quan đáp trả lẫn nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đạo luật thuế và chi tiêu mới gây khó cho các trường đại học
15:24' - 14/07/2025
Đạo luật thuế và chi tiêu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký có thể cắt giảm mạnh các chương trình cho vay sinh viên liên bang – nguồn hỗ trợ tài chính cho nhiều sinh viên.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc để ngỏ khả năng mở cửa thị trường nông sản
14:32' - 14/07/2025
Hàn Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “trên nguyên tắc” với Mỹ trước hạn chót ngày 1/8 và rằng nước này có thể để ngỏ khả năng mở thêm thị trường nông sản cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: FAA, Boeing bác khả năng lỗi khóa nhiên liệu
12:49' - 14/07/2025
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và hãng sản xuất máy bay Boeing đã ban hành thông báo riêng rẽ, trong đó đều khẳng định khóa công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing là an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường việc làm Anh bắt đầu "ngấm đòn" vì AI
11:23' - 14/07/2025
Theo một nghiên cứu, các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh đang thu hẹp quy mô tuyển dụng đối với những công việc có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự triển khai của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế
11:17' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chính phủ New Zealand công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn thu từ lĩnh vực giáo dục quốc tế lên 7,2 tỷ NZD (tương đương 4,32 tỷ USD) vào năm 2034.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành nông nghiệp Pháp
10:55' - 14/07/2025
Các nhà sản xuất phô mai và rượu vang của Pháp đã cảnh báo về những thiệt hại cho ngành nông nghiệp mà mức thuế 30% do Tổng thống Mỹ cảnh báo áp đặt lên hàng nhập khẩu từ EU.