Xuất khẩu của Australia sang Trung Quốc tăng gần 50%
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, giai đoạn từ tháng 1-9/2021, kim ngạch xuất khẩu của Australia sang Trung Quốc đã tăng gần 50%, tính theo đồng USD, bất chấp căng thẳng giữa hai nước ngày càng gia tăng và Trung Quốc liên tục ban hành các lệnh hạn chế nhập khẩu hàng hóa từ "xứ Chuột túi".
Dữ liệu thương mại mới nhất của Trung Quốc, được công bố ngày 13/10, cho thấy từ tháng 1-9/2021, Trung Quốc nhập khẩu 127,58 tỷ USD hàng hóa của Australia, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tính riêng tháng 9/2021, kim ngạch nhập khẩu từ Australia đạt mức cao kỷ lục, chạm ngưỡng 15,04 tỷ USD. Việc kim ngạch xuất khẩu của Australia sang Trung Quốc ngày càng cao chủ yếu là do giá hàng hóa tăng, bù đắp phần thiệt hại từ các lệnh hạn chế của Bắc Kinh áp dụng đối với rượu vang, thịt bò, lúa mạch, than đá, hải sản và các sản phẩm xuất khẩu khác của Australia. Các nhà phân tích ước tính khoảng 20 tỷ AUD (14 tỷ USD) kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Australia đã bị ảnh hưởng bởi các lệnh hạn chế đó. Bất chấp mối quan hệ song phương giữa hai nước ngày càng xấu đi, không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị tăng cường các "cuộc tấn công thương mại chống lại Australia".Mặc dù vậy, nhu cầu về quặng sắt của nước này hiện có xu hướng giảm, do Trung Quốc đang tìm cách cắt giảm sản lượng thép để đáp ứng mục tiêu giảm khí phát thải. Trong thời gian từ tháng 1-9/2021, nhập khẩu quặng sắt theo khối lượng của Trung Quốc đã giảm 3%, so với cùng kỳ năm trước.
Các chuyên gia nhận định, trong ngắn hạn, xuất khẩu hàng hóa của Australia sang Trung Quốc sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể, thậm chí tiếp tục tăng.Thứ nhất là do Bắc Kinh đang cần sự ủng hộ của Canberra, để có thể thành công tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Thứ hai là do nước này đang trong tình trạng thiếu hụt điện năng nghiêm trọng, cần nhập khẩu một lượng lớn hàng năng lượng, để đảm bảo duy trì hoạt động kinh tế và sản xuất điện.
Trong tháng này, Trung Quốc đã cho phép một số lô hàng chở than của Australia được thông quan.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, 1/3 lượng hàng hóa xuất khẩu của Australia có điểm đến là quốc gia lớn nhất châu Á, trong đó điển hình nhất là các mặt hàng năng lượng như quặng sắt, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và than luyện kim.Australia cung cấp tới 60% nhu cầu quặng sắt, đồng thời giữ vị trí là nhà xuất khẩu LNG lớn nhất của Trung Quốc. Giai đoạn 2019-2020, trước khi Trung Quốc ban hành các lệnh cấm nhập khẩu than từ Australia, hơn 1/3 sản lượng tiêu thụ than luyện kim nhập khẩu của nước này đến từ các nhà cung cấp "xứ Chuột túi"./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Australia hưởng lợi lớn từ thỏa thuận thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu
05:30' - 11/10/2021
Australia được hưởng lợi ích lớn từ các thay đổi sâu rộng đối với các quy tắc thuế toàn cầu vừa được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thông qua vào cuối tuần qua.
-
Phân tích - Dự báo
Khủng hoảng năng lượng và cơ hội tăng giá trị xuất khẩu cho Australia
06:30' - 05/10/2021
Giữa bối cảnh nhiều nước đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng, giá khí đốt và than tăng sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu tài nguyên của Australia lên mức cao kỷ lục.
-
Kinh tế tổng hợp
Australia có thể đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050
16:24' - 01/10/2021
Ngành khai khoáng của Australia tuyên bố ủng hộ mục tiêu đưa mức khí phát thải carbon ròng về 0 vào năm 2050.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47'
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30'
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30'
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.
-
Thị trường
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 10,3%
19:55' - 03/07/2025
Cục Hải quan cho biết tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng/2025 ước đạt 431,49 tỷ USD (tăng 16,0%, tương ứng tăng 59,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước).
-
Thị trường
Kết nối tiêu thụ vải thiều ở các doanh nghiệp khu công nghiệp Bắc Ninh
18:19' - 03/07/2025
Nhiều lô vải thiều đã được đưa đến doanh nghiệp, được bảo quản trong kho lạnh để bảo đảm chất lượng trước khi đưa đến người tiêu dùng.
-
Thị trường
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần
15:32' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.217 lô sầu riêng tươi với sản lượng gần 130.000 tấn.