Xuất khẩu gạo chất lượng cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt
Dù xuất khẩu gạo từ đầu năm 2017 đến nay gặp nhiều khó khăn, giảm mạnh cả số lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, thế nhưng các doanh nghiệp cho rằng vẫn còn phân khúc thị trường mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh, xuất khẩu mặt hàng này.
Gạo thơm hút hàng
Theo các doanh nghiệp, hiện có một số thị trường như Hong Kong (Trung Quốc), Singapore và một số nước Châu Phi đang có nhu cầu nhập khẩu gạo thơm khá mạnh.
Nhờ cung ứng sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, các doanh nghiệp không những xuất khẩu ổn định mà giá bán luôn duy trì ở mức cao.
Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) chia sẻ, từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp này đã xuất khẩu được khoảng 35.000 tấn, chủ yếu là các loại gạo thơm và nếp.
Ngay cả khi giá gạo nội địa hiện đang sụt giảm, giá xuất khẩu các loại gạo thơm của doanh nghiệp vẫn ổn định.
Cụ thể, gạo ST21 được chào bán 520 USD/tấn, OM4900 có giá 490 USD/tấn, OM5451 là 460 USD/tấn, còn nếp thì dao động 440-460 USD/tấn, tùy từng địa phương.
Việt Nam đang có lợi thế lớn trên thị trường gạo thơm do giá cạnh tranh hơn so với gạo thơm Hom Mali của Thái Lan và Basmati của Ấn Độ.
Trong thời gian tới, giá gạo thơm trong nước có thể tăng nhẹ, do sản lượng thu hoạch vụ Đông Xuân trên thị trường cũng đã bắt đầu khan hiếm - ông Đôn đánh giá.
Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) cũng cho biết, lâu nay, doanh nghiệp thường tập trung vào mặt hàng chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn gạo sạch hữu cơ hoặc Global Gap nên đầu ra khá ổn định. Từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp đã xuất khẩu 40.000 tấn gạo các loại, chủ yếu cũng là gạo thơm và nếp.
Theo ông Bình, hiện nhu cầu nhập khẩu gạo thơm của các nước, nhất là một số chủng loại gạo như Japonica, ST20, ST21, nếp… còn rất lớn. Xuất khẩu của doanh nghiệp ở phân khúc này khá tốt, thậm chí trong thời gian tới doanh nghiệp có khả năng còn không đủ hàng để cung ứng.
Xuất khẩu có nhu cầu, kèm theo giá bán ổn định nên nguồn gạo thơm nội địa trên thị trường hiện không còn nhiều. Ngay như trong vụ thu hoạch Đông Xuân vừa qua, một số doanh nghiệp, thương lái, bạn hàng sáo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn tranh nhau mua lúa Jasmine trồng ở các khu vực Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp.
Thậm chí, họ còn đặt cọc trước khi đến kỳ thu hoạch lúa khoảng 1 tháng. Thậm chí, có vùng lúa Jasmine xuống giống được khoảng 1,5 - 2 tháng là có bạn hàng hỏi đặt cọc để mua.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, Bộ Công Thương cũng khuyến cáo ngành nông nghiệp cần bố trí cơ cấu giống linh hoạt theo tín hiệu thị trường, định hướng sử dụng nhóm lúa chất lượng cao chiếm khoảng 50%; giống lúa thơm chiếm khoảng 25%; giống nếp, đặc sản địa phương khoảng 15% và giống chất lượng trung bình chỉ chiếm 10% trong tổng diện tích gieo trồng.
Định vị bằng uy tín sản phẩm
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), những năm gần đây, gạo thơm các loại đã chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam. Đơn cử như năm 2016, xuất khẩu gạo thơm các loại đã đạt gần 1,4 triệu tấn, chiếm 28,5%; gạo nếp đạt trên 1 triệu tấn, đạt gần 21%...
Nếu như 2 năm trước đây sẽ không ai nghĩ có thể xuất khẩu được gạo Japonica, thế nhưng, đến năm 2016, xuất khẩu gạo này đạt 160.000 tấn, tăng 137% so với năm trước đó.
Mặc dù xuất khẩu tốt, nhưng theo các doanh nghiệp, vẫn có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh ở phân khúc này. Một số doanh nghiệp lợi dụng mua gạo thơm không đảm bảo chất lượng, giá thấp rồi xuất khẩu cũng với giá thấp nhưng lại quảng cáo là gạo thơm chất lượng cao.
Dĩ nhiên, khi bị đối tác phát hiện, những doanh nghiệp này chắc chắn sẽ bị “tẩy chay”. Việc này vẫn ảnh hưởng tới mặt bằng giá chung cũng như uy tín của gạo Việt Nam.
Do vậy, để cạnh tranh được với gạo thơm của các nước, các doanh nghiệp cần chấm dứt tình trạng kinh doanh “hớt váng”, ảnh hưởng tới uy tín chung của ngành.
Việc định vị thương hiệu, uy tín cũng là điều mà các doanh nghiệp cần quan tâm, chú trọng trong bối cảnh thị trường lúa gạo thế giới luôn trong tình trạng cung vượt cầu nhiều năm nay.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Gentraco (Cần Thơ) cho rằng, mặc dù xét về tình hình chung thì xuất khẩu gạo đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng vẫn có phân khúc thị trường doanh nghiệp có thể tận dụng tốt để đẩy mạnh xuất khẩu.
Chẳng hạn, ở thị trường Trung Quốc, nếu các doanh nghiệp vừa rồi đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm thì từ đầu năm đến nay xuất khẩu rất tốt.
Ngoài ra, thị trường Châu Âu, Australia, Singapore… cũng đang bắt đầu mở ra, nếu làm tốt công tác xây dựng thương hiệu thì sẽ là kênh đẩy gạo chất lượng cao của Việt Nam ra thị trường thế giới.
Ông Phạm Thái Bình cũng cho rằng, nếu Việt Nam làm được loại gạo có chất lượng tốt, nhất là chú ý vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm thì “đầu ra” rất tốt, không có vấn đề gì phải băn khoăn.
Trong xu thế hiện nay, doanh nghiệp cần tập trung vào vấn đề chất lượng, giống thì gạo Việt Nam sẽ bán với giá rất cao chứ không chỉ như hiện nay. Đây cũng là điều mà doanh nghiệp này đã làm trong những năm gần đây.
Theo các chuyên gia, ngoài yếu tố an toàn thực phẩm, các doanh nghiệp muốn giữ được khách hàng lâu dài cần lưu ý chỉ xuất khẩu gạo thơm đối với loại giống thuần chủng.
Trên thực tế, đã nhiều diện tích lúa thơm nhưng không sử dụng giống xác nhận.
Điều này đã dẫn đến tình trạng gạo thơm bị lẫn lộn với lúa thường, hoặc chất lượng gạo bị ảnh hưởng do hiện tượng thụ phấn chéo.
Bên cạnh đó, để tránh mua phải lượng gạo trộn, không đảm bảo yêu cầu thì doanh nghiệp nên chế biến, xay xát từ chính hệ thống nhà máy của mình.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động cuộc thi sáng tác logo thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam
15:25' - 26/04/2017
Ngày 26/4, tại Tp. Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Lễ phát động cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) thương hiệu quốc gia gạo Việt Nam.
-
Hàng hoá
Quý 1/2017: Hơn 92% lượng gạo xuất khẩu là hợp đồng thương mại
16:38' - 20/04/2017
Xuất khẩu gạo trong 3 tháng đầu năm 2017 đều giảm mạnh cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2016 nhưng đáng lưu ý, phần lớn lượng gạo xuất khẩu đều là hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu gạo lại rơi vào vòng xoáy trầm lắng
10:11' - 13/04/2017
Việc Trung Quốc giảm nhập khẩu gạo cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch, Philippines tạm dừng nhập khẩu gạo nhằm bảo hộ sản xuất trong nước… khiến tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam lại rơi vào trầm lắng.
-
Hàng hoá
Chính phủ đưa ra giải pháp nâng cao giá trị gia tăng của gạo Việt Nam
22:25' - 04/04/2017
Thông báo số 180/TB-VPCP, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng của gạo Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02'
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.