Xuất khẩu nông, thủy hải sản sang thị trường Nhật Bản vẫn gặp khó
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng phòng Quan hệ quốc tế (Cục Xúc tiến Thương mại), hiện nay các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản là thủy sản và nông sản. Đối với thủy sản là tôm, mực, bạch tuộc, cá ngừ, cua, ghẹ…; trong khi đó, nông sản gồm các mặt hàng rau quả, hạt tiêu, hạt điều, cà phê, cao su, sắn…
Năm 2017, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 33,84 tỷ USD, tăng 16,8% so với năm 2016. Riêng 7 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 20,93 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản trong 7 tháng đầu năm nay gồm: hàng dệt may đạt 2 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,4 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 1 tỷ USD; hàng thủy sản đạt trên 734 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 620 triệu USD, giày dép các loại đạt gần 493 triệu USD… Mặc dù kim ngạch thương mại giữa hai bên liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây, nhưng theo ông Hùng, trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy hải sản của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể, trái cây Việt Nam muốn sang được thị trường Nhật cần được xử lý hơi nước nóng, tránh côn trùng xâm nhập nên hiện vẫn mới có thanh long (ruột đỏ và ruột trắng), xoài và chuối có mặt tại thị trường cao cấp này. Trong khi đó, hàng thủy sản cũng phải đối mặt với quy định kiểm soát tồn dư tối đa cho phép đối với hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm. Ông Đặng Văn Thái - Giám đốc Công ty Artex Gobelin (Thành phố Hồ Chí Minh), một doanh nghiệp có hơn 10 năm kinh nghiệm xuất khẩu sang Nhật Bản chia sẻ, bất kỳ loại nông sản nào chỉ cần giữ được đặc trưng và thuần chủng thì sẽ được đón nhận tại thị trường Nhật Bản. Khi sang đây, tôi nhận thấy người Nhật Bản rất quý gạo hương lài, loại gạo được trồng ở cả Việt Nam và Campuchia. Trong các siêu thị ở Nhật Bản, gạo hương lài được bán với giá rất cao.Tuy nhiên, nếu Campuchia xuất khẩu gạo hương lài với giá trên 850 USD/tấn thì Việt Nam chỉ bán được khoảng 600 – 650 USD/tấn do khác nhau về phương thức sản xuất. Theo ông Thái, các sản phẩm hữu cơ, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của người Nhật Bản sẽ được chào đón ở quốc gia này.
Để xúc tiến vào thị trường Nhật Bản, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, cần phải đổi mới phương thức tiếp cận thị trường cùng với quảng bá mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu cho từng thế mạnh của các sản phẩm xuất khẩu.Cùng đó, cần tổ chức, chủ động tham gia xúc tiến thương mại cũng như marketing giới thiệu các sản phẩm nông sản có thế mạnh của Đồng bằng sông Cửu Long tại các Hội chợ có uy tín ở Nhật Bản để cho thị trường và người tiêu dùng Nhật Bản có cơ hội tiếp cận.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chủ động tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường Nhật Bản. Hàng năm, Cục Xúc tiến thương mại đều tổ chức đoàn doanh nghiệp đi tham dự các hội chợ cùng với giao thương tại thị trường Nhật Bản.Thời gian tới, Cục sẽ phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại và Hội chợ triển lãm thành phố Cần Thơ lựa chọn các doanh nghiệp tham dự những hoạt động chung này. Với cách làm này, chắc chắn các mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ có mặt tại thị trường Nhật Bản trong tương lai gần - ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa ASEAN và Nhật Bản (AJCEP) có hiệu lực từ 1/12/2008 và Hiệp định Thương mại tự do song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực từ 1/10/2009 là khuôn khổ pháp lý cho sự hợp tác Việt Nam – Nhật Bản.Đối với AJCEP, Việt Nam cam kết loại bỏ thuế quan đối với 82% giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản trong 16 năm và 69% giá trị nhập khẩu trong vòng 10 năm. Ngược lại, Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị nhập khẩu từ Việt Nam trong vòng 10 năm.
Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản lập tức loại bỏ thuế quan đối với 7.287 dòng thuế, tương đương 80% biểu thuế. Riêng đối với hàng thủy sản, Nhật Bản giảm thuế từ mức bình quân 5,4% năm 2008 xuống 1,31% năm 2019. Đặc biệt, tôm, cua, ghẹ và một số sản phẩm cá đã được hưởng thuế suất 0% ngay từ năm 2009. Trong khi đó, VJEPA thì cam kết cao hơn AJCEP. Trong vòng 10 năm, khoảng 92% hàng hóa sẽ được miễn thuế khi vào thị trường của mỗi bên; Việt Nam cam kết tự do hóa đối với 87,66% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm; Nhật Bản cam kết tự do hóa đối với 94,53% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm.Nhóm hàng da giày Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0% trong vòng từ 5 - 10 năm; nhóm hàng rau quả tươi cũng được hưởng thuế suất 0% sau 5 - 7 năm kể từ năm 2009; các sản phẩm nông sản sẽ giảm thuế bình quân từ 8,1% năm 2008 xuống 4,74% vào năm 2019./.
- Từ khóa :
- cần thơ
- thủy sản
- nông nghiệp
- hải sản
- nhật bản
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủy sản Việt Nam theo xu hướng tiêu dùng thế giới
15:55' - 14/09/2018
Để nắm bắt tốt cơ hội từ sự thay đổi xu hướng tiêu dùng, thủy sản Việt Nam phải tập trung giải quyết vấn đề căn bản từ sản xuất, chế biến cho tới tiếp thị và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát triển bền vững ngành thủy sản - Bài cuối: Đảm bảo chất lượng sản phẩm
12:05' - 13/09/2018
Cho dù các chiến lược marketing và truyền thông ngành thủy sản tốt đến mấy, cũng không thể thiếu yếu tố chất lượng sản phẩm phải đảm bảo các yêu cầu của người tiêu dùng.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát triển bền vững ngành thủy sản - Bài 2: Điều tiết nguồn cung
11:42' - 13/09/2018
Trước sự ảnh hưởng của tự nhiên và biến động kinh tế hiện nay, ngành thủy sản Việt Nam phải biết cách điều tiết nguồn cung, sản phẩm cung ứng và dung hòa với các thị trường trên thế giới.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát triển bền vững ngành thủy sản - Bài 1: Tự ứng phó để duy trì sản lượng, chất lượng
10:41' - 13/09/2018
Chính người sản xuất phải tự ứng phó để có thể duy trì sản lượng, chất lượng cho cả ngành thủy hải sản trong tương lai.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Thương mại điện tử xuyên biên giới, cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm Việt
11:37'
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử trong top 10 của thế giới; quy mô thương mại điện tử 20,5 tỷ USD năm 2023. Dự kiến, thương mại điện tử sẽ đạt 45 tỷ USD năm 2025.
-
DN cần biết
Cảnh báo rủi ro với xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ
18:10' - 25/11/2024
Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu kính nổi và sản phẩm liên quan đến kính nổi có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc tốc độ gia tăng nhanh.
-
DN cần biết
Điểm tên 3 cầu lớn qua sông Hồng được xây dựng trong giai đoạn tới
07:48' - 24/11/2024
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh thống nhất về chủ trương đầu tư 3 cầu lớn qua sông Hồng trong giai đoạn từ năm 2025-2030, đồng thời giao nhiệm vụ cho các đơn vị.
-
DN cần biết
Nhân rộng mô hình thí điểm thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
19:29' - 23/11/2024
Ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng khi nông dân vào cuộc tích cực cùng sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt.
-
DN cần biết
Ninh Bình gần 100 gian hàng tham dự Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024
22:16' - 22/11/2024
Tối 22/11, tại Phố cổ Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Ninh Bình tổ chức Triển lãm xúc tiến thương mại năm 2024.
-
DN cần biết
Kết luận của Phó Thủ tướng về Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06
21:28' - 22/11/2024
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 530/TB-VPCP ngày 22/11/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ Đề án 06.
-
DN cần biết
Vietnam Report: Công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế
19:20' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố Top 10 Công ty uy tín ngành dược và thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe năm 2024.
-
DN cần biết
Câu chuyện doanh nghiệp làm thương hiệu theo hành vi tiêu dùng Việt
18:26' - 22/11/2024
Doanh nghiệp phải làm thương hiệu theo hành vi của người tiêu dùng bằng những hành động thiết thực như đổi mới sáng tạo và giới thiệu ra thị trường sản phẩm mới đảm bảo phát triển bền vững.
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.