Bước ngoặt trong quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ?
Thỏa thuận về nội dung này đã đạt được tại cuộc gặp ở New Delhi mới đây giữa hai đặc phái viên của Trung Quốc và Ấn Độ về các vấn đề biên giới là ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) kiêm Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, và ông Ajit Kumar Doval, Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ. Đối với cả hai bên, cuộc gặp lần thứ 20 của các đặc phái viên mang tính bước ngoặt.
Đây là lần đầu tiên đại diện cho Bắc Kinh là một Ủy viên Bộ Chính trị. Về phần mình, New Delhi đã bày tỏ thiện chí khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp ông Dương Khiết Trì. Tân Hoa Xã trích dẫn câu nói của ông Narendra Modi rằng “Ấn Độ luôn luôn chủ trương phát triển mối quan hệ với Trung Quốc, chủ trương tăng cường hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định của mối quan hệ song phương”.Còn ông Dương Khiết Trì hứa hẹn rằng Trung Quốc chủ trương củng cố mối liên hệ chiến lược với Ấn Độ, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong các vấn đề chiến lược và mở rộng hợp tác kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Có một điều đáng chú ý. Đây là lần thứ hai các quan chức cao cấp của Trung Quốc và Ấn Độ gặp nhau trong vòng chưa đầy một tháng. Đầu tháng 12/2017, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tiến hành đàm phán với Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj tại New Delhi.Người ta khó để chờ đợi bất kỳ đột phá ngoại giao từ cuộc gặp này, cũng như từ cuộc gặp của ông Dương Khiết Trì với ông Ajit Doval. Trong khi đó, tại hai cuộc gặp này, cả Ấn Độ và Trung Quốc không tập trung chú ý đến tranh chấp biên giới vì hiện nay vấn đề đó không thể giải quyết được. Hai bên đã gặp nhau để giảm mức độ không tin cậy lẫn nhau và đối đầu căng thẳng trên biên giới chung của hai nước.
Chuyên gia Andrei Volodin từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Đương đại của Học viện Ngoại giao Nga cho biết, xu hướng trên sẽ tăng cường trong năm 2018. Ông Volodin nói: “Tại Ấn Độ, cũng như tại Trung Quốc, từ lâu có nhu cầu về việc cải thiện mối quan hệ song phương.Những vụ tranh chấp lãnh thổ là rất khó giải quyết. Trong khi đó, rõ ràng là cả hai bên đều muốn giảm bớt căng thẳng trên đường biên giới, cũng như giảm nhẹ tranh luận gay gắt trong mối quan hệ song phương”.
Tuy nhiên, ngoài vấn đề biên giới, hai bên còn có nhiều nội dung khác có thể gây ra tranh luận gay gắt. Ấn Độ chỉ trích sáng kiến “Vành đai và Con đường”, vì một trong những dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất trong khuôn khổ sáng kiến này là hành lang kinh tế Trung Quốc -Pakistan được thực hiện trong một khu vực mà Ấn Độ coi là lãnh thổ của mình.Một trong những sự kiện quốc tế qua trọng nhất trong năm 2017 là việc Ấn Độ và Pakistan gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) với tư cách thành viên chính thức.Khi đó, một số nhà quan sát đã đưa ra dự báo rằng SCO có thể giúp cải thiện mối quan hệ Trung - Ấn. Cụ thể là xóa bỏ thái độ bao hàm sự đánh giá một chiều đối với sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc.
Việc Ấn Độ gia nhập SCO rõ ràng là một thách thức đối với Trung Quốc. Trong khi đó, việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc, trước hết trong vấn đề biên giới, sẽ tăng cường đáng kể vị trí của cả Ấn Độ và Trung Quốc, kể cả trong tam giác quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ-Mỹ.Mặt khác, Ấn Độ lo ngại trước việc ảnh hưởng của Trung Quốc đang tăng lên ở châu Á. Mỹ muốn lợi dụng vấn đề này để kiềm chế Trung Quốc với sự trợ giúp của Ấn Độ.Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã cố gắng giải quyết nhiệm vụ này trong thời gian chuyến thăm Ấn Độ gần đây. Xét theo mọi việc, việc thành lập liên minh bốn nước Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia - một “NATO châu Á” - cũng phục vụ mục đích này.
Theo ý kiến của hầu hết các nhà quan sát, cơ chế này nhằm đối phó với những tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc tại châu Á. Một số chuyên gia lưu ý rằng, thỏa thuận gần đây về việc Singapore cho phép các tàu chiến của Ấn Độ tiếp cận sâu hơn căn cứ hải quân Changi (Hải quân Mỹ cũng đóng ở đó) có thể là một bộ phận của cơ chế này.Rõ ràng đây là cách phản ứng với các hoạt động của Trung Quốc. Chuyên gia của Viện Nghiên cứu phương Đông (Nga) Tatyana Shaumyan nhận định: “Tình hình này là khá phức tạp và rất tế nhị đối với Ấn Độ. Trung Quốc đang thực thi chính trị rất tích cực trong khu vực này.
Gần đây, Ngoại trưởng Trung Quốc đã đến Bangladesh và Myanmar để giúp giải quyết vấn đề người tị nạn Hồi giáo. Các chuyến đi này cũng như thỏa thuận bàn giao cảng biển Hambantota ở miền Nam Sri Lanka cho Trung Quốc và hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan, cũng như ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Nepal, đều tác động trực tiếp đến lợi ích của Ấn Độ vì các sự kiện đó tập trung xung quanh lãnh thổ nước này”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ cảnh báo rủi ro khi đầu tư vào các loại tiền kỹ thuật số
18:31' - 29/12/2017
Ấn Độ đã trở thành quốc gia mới nhất lên tiếng cảnh bảo đối với hoạt động đầu tư vào các loại tiền kỹ thuật số.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới vào năm 2018
08:07' - 27/12/2017
Ấn Độ có thể vượt "hai đàn anh" là Anh và Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới vào năm 2018.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Ấn Độ năm 2018 có thể sẽ vượt Anh và Pháp
05:30' - 27/12/2017
Quy mô kinh tế tính theo đồng USD của Ấn Độ năm 2018 có thể sẽ vượt qua nước Anh và Pháp, đưa nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Ấn Độ tìm hiểu cơ hội hợp tác và đầu tư vào Bình Dương
20:19' - 19/12/2017
Chiều 19/12, Đoàn công tác của Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII), với đại diện của gần 10 tập đoàn và doanh nghiệp đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Dương để tìm hiểu cơ hội hợp tác và đầu tư.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Ấn Độ tìm cơ hội đầu tư nhiều lĩnh vực vào Việt Nam
18:46' - 19/12/2017
Các doanh nghiệp thuộc Ấn Độ muốn tìm hiểu và đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như công nghệ sinh học, dược phẩm, năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Ấn Độ cam kết kết nối các doanh nghiệp đến đầu tư tại Cần Thơ
19:40' - 20/11/2017
Chiều 20/11, tại Cần Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Võ Thành Thống đã tiếp thân mật Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh, ông Srikar Reddy.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ tăng thuế nhập khẩu dầu ăn lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ
16:02' - 19/11/2017
Chính phủ Ấn Độ đã tăng thuế nhập khẩu dầu thực vật lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ, giữa lúc chính phủ đang cố gắng hỗ trợ người nông dân trong nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà máy lọc dầu tư nhân Trung Quốc đứng trước nguy cơ phá sản
07:00'
Các nhà máy lọc dầu tư nhân của Trung Quốc, đang đứng trước nguy cơ phá sản trong năm 2025 khi chính phủ nước này quyết liệt xử lý tình trạng dư thừa công suất trong ngành.
-
Kinh tế Thế giới
Những vấn đề kinh tế lớn mà các chính phủ sẽ phải đối mặt trong năm 2025
18:49' - 06/01/2025
Tăng trưởng kinh tế đã được dự báo sẽ chậm lại, với lãi suất ở mức 4,75% và Ngân hàng trung ương Anh đang lo ngại về lạm phát.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN Cup 2024: Truyền thông Campuchia thán phục chiến thắng của đội tuyển Việt Nam
16:30' - 06/01/2025
Các tờ báo lớn như báo điện tử Thmey Thmey, nhật báo Koh Santepheap Daily (Đảo Hòa Bình), FRESH News… đều đăng tải các bài viết bày tỏ sự thán phục thành tích xuất sắc của đội tuyển Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Báo chí Hàn Quốc đồng loạt ca ngợi chiến thắng lịch sử của đội tuyển Việt Nam
11:12' - 06/01/2025
Hãng tin Yonhap mô tả khung cảnh tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng: "Những làn sóng người tràn ngập đường phố, mang theo cờ đỏ sao vàng, vang lên những tiếng hô ‘Việt Nam vô địch’".
-
Kinh tế Thế giới
Các sân bay tại Anh mở lại đường băng sau gián đoạn vì tuyết rơi dày
10:36' - 06/01/2025
Ngày 5/1, các sân bay tại Anh đã mở cửa trở lại sau khi thời gian đóng cửa do tuyết rơi dày trên phần lớn lãnh thổ nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Mỹ vẫn nhóm họp xác nhận chiến thắng cho ông D.Trump bất chấp bão tuyết
10:34' - 06/01/2025
Trao đổi với kênh truyền hình Fox News, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson cho biết Đạo luật Kiểm phiếu bầu cử yêu cầu việc xác nhận chiến thắng phái được thực hiện lúc 13h chiều 6/1.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản đẩy nhanh nỗ lực tái chế pin Mặt Trời hết hạn sử dụng
07:00' - 06/01/2025
Việc xử lý các tấm pin Mặt Trời đã qua sử dụng dự kiến sẽ là một vấn đề lớn ở Nhật Bản trong thập kỷ tới.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản đầu tư lớn để chuẩn bị cho nhu cầu tăng mạnh về LNG
19:23' - 05/01/2025
Ba công ty vận tải lớn của Nhật Bản sẽ cùng nhau tăng số lượng tàu vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lên hơn 40% vào năm 2030 với tổng số tiền đầu tư hơn 1.000 tỷ yen (khoảng 6,3 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực miền Tây chiến lược
18:10' - 05/01/2025
Khu vực miền Tây có vị trí địa chiến lược quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của Trung Quốc.