Những điều cần biết về 21 nền kinh tế thành viên APEC

05:59' - 16/03/2017
BNEWS Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được thành lập vào tháng 11-1989 tại Australia với mục tiêu thúc đẩy tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư khu vực.

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được thành lập vào tháng 11-1989 tại Australia với mục tiêu thúc đẩy tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư khu vực.

Từ 12 nền kinh tế sáng lập, tới nay, APEC đã quy tụ 21 nền kinh tế thành viên, chiếm 39% dân số thế giới, 57% GDP toàn cầu, khẳng định vị thế là diễn đàn hợp tác kinh tế quy mô hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương.

Việt Nam chính thức gia nhập APEC vào năm 1998 và đã trở thành một thành viên tích cực với nhiều đóng góp thiết thực cho APEC, trong đó phải kể đến việc đảm nhận thành công vai trò chủ nhà APEC vào năm 2006.

Trong vai trò này, Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn với nhiều văn kiện quan trọng trong tiến trình hợp tác APEC được thông qua như "Kế hoạch hành động Hà Nội thực hiện Lộ trình Busan và hướng tới hoàn thành các mục tiêu Bogor" hay "Tuyên bố về Chương trình nghị sự phát triển Doha của WTO".

Dưới sự chủ trì của Việt Nam, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo kinh tế APEC đạt đồng thuận, chính thức khẳng định việc hình thành khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương là một triển vọng dài hạn, phù hợp xu thế liên kết sâu rộng toàn khu vực.

Việt Nam vinh dự đăng cai tổ chức Năm APEC 2017 là một trọng tâm đối ngoại trong giai đoạn hội nhập quốc tế toàn diện, khẳng định quyết tâm tiếp tục đổi mới, tham gia đóng góp vào việc định hình các cơ chế hợp tác đa phương.

Việc các thành viên ủng hộ Việt Nam đăng cai Năm APEC lần thứ hai vào năm 2017 cũng thể hiện sự tin cậy và tín nhiệm cao của các thành viên đối với chúng ta. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng việc chọn ra được chủ đề và 4 hướng ưu tiên lớn cho APEC 2017 nhận được sự nhất trí của các thành viên, Việt Nam đang thể hiện quyết tâm tổ chức thành công Năm APEC 2017, kiến tạo một APEC vì người dân, vì doanh nghiệp, góp phần duy trì châu Á - Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng và liên kết toàn cầu.

Nhân dịp này, Thông tin tư liệu TTXVNxin được giới thiệu những thông số cơ bản về 21 nền kinh tế thành viên APEC:

1. Mỹ

- Diện tích: 9.833.517 km2
- Dân số: 323.995.528 người (năm 2016)
- Thủ đô: Washington
- GDP (tính theo sức mua): 18,56 nghìn tỷ USD (năm 2016); GDP (thực tế): 18,56 nghìn tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 57.300 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Đôla Mỹ (USD)

2. Canada

- Diện tích: 9.984.670 km2
- Dân số: 35.362.905 người (năm 2016)
- Thủ đô: Ottawa
- GDP (tính theo sức mua): 1,674 nghìn tỷ USD (năm 2016); GDP (thực tế): 1,532 nghìn tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 45.200 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Đôla Canada (C$, CAD)

3. Australia

- Diện tích: 7.741.220 km2
- Dân số: 22.992.654 người (năm 2016)
- Thủ đô: Canberra
- GDP (tính theo sức mua): 1,189 nghìn tỷ USD (năm 2016); GDP (thực tế): 1,257 nghìn tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 48.800 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Đôla Australia (AUD)

4. New Zealand

- Diện tích: 268.838 km2
- Dân số: 4.474.549 người (năm 2016)
- Thủ đô: Wellington
- GDP (tính theo sức mua): 174,8 tỷ USD (năm 2016); GDP (thực tế): 179,4 tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 37.100 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Đôla New Zealand (NZD)

5. Papua New Guinea

- Diện tích: 462.840 km2
- Dân số: 6.791.317 người (năm 2016)
- Thủ đô: Port Moresby
- GDP (tính theo sức mua): 28,02 tỷ USD (năm 2016); GDP (thực tế): 19,92 tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 3.500 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Kina (PGK)

6. Trung Quốc

- Diện tích: 9.596.960 km2
- Dân số: 1.373.541.278 người (năm 2016)
- Thủ đô: Bắc Kinh
- GDP (tính theo sức mua): 21,27 nghìn tỷ USD (năm 2016); GDP: 11,39 nghìn tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 15.400 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Nhân dân tệ (CNY)

7. Hong Kong (Trung Quốc)

- Diện tích: 1.108 km2
- Dân số: 7.167.403 người (năm 2016)
- GDP (tính theo sức mua): 427,5 tỷ USD (năm 2016); GDP (thực tế): 316,1 tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 58.100 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Đôla Hong Kong (HKD)

8. Đài Loan (Trung Quốc)

- Diện tích: 35.980 km2
- Dân số: 23.464.787 người (năm 2016)
- GDP (tính theo sức mua): 1,12 nghìn tỷ USD (năm 2016); GDP (thực tế): 519,1 tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 47.800 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Đôla Đài Loan (TWD)

9. Nhật Bản

- Diện tích: 377.915 km2
- Dân số: 126.702.133 người (năm 2016)
- Thủ đô: Tokyo
- GDP (Tính theo sức mua): 4,932 nghìn tỷ USD (năm 2015); GDP (thực tế): 4,73 nghìn tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 38.900 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Yên (JPY)

10. Hàn Quốc

- Diện tích: 99.720 km2
- Dân số: 50.924.172 người (năm 2016)
- Thủ đô: Seoul
- GDP (tính theo sức mua): 1,929 nghìn tỷ USD (năm 2015); GDP (thực tế): 1,404 nghìn tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 37.900 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Won (KRW)

11. Singapore

- Diện tích: 697 km2
- Dân số: 5.781.728 người (năm 2016)
Thủ đô: Singapore
- GDP (tính theo sức mua): 486,9 tỷ USD (năm 2016); GDP (thực tế): 296,6 tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 87.100 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Đôla Singapore (SGD)

12. Indonesia

- Diện tích: 1.904.569 km2
- Dân số: 258.316.051 người (năm 2016)
- Thủ đô: Jakarta
- GDP (tính theo sức mua): 3,028 tỷ USD (năm 2016); GDP (thực tế): 941 tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 11.700 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Rupiah (IDR)

13. Malaysia

- Diện tích: 329.847 km2
- Dân số: 30.949.962 người (năm 2016)
- Thủ đô: Kuala Lumpur
- GDP (tính theo sức mua): 863,8 tỷ USD (năm 2016); GDP (thực tế): 302,7 tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 27.200 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Ringgits (MYR)

14. Philippines

- Diện tích: 300.000 km2
- Dân số: 102.624.209 người (năm 2016)
- Thủ đô: Manila
- GDP (tính theo sức mua): 801,9 tỷ USD (năm 2016); GDP (thực tế): 311,7 tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 7.700 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Pesos (PHP)

15. Thái Lan

- Diện tích: 513.120 km2
- Dân số: 68.200.824 người (năm 2016)
- Thủ đô: Bangkok
- GDP (tính theo sức mua): 1,16 nghìn tỷ USD (năm 2016); GDP (thực tế): 390,6 tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 16.800 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Baht

16. Brunei

- Diện tích: 5.765 km2
- Dân số: 436.620 người (năm 2016)
- Thủ đô: Bandar Seri Begawan
- GDP (tính theo sức mua): 33,73 tỷ USD (năm 2016); GDP (thực tế): 10,46 tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 79.700 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Đôla Brunei (BND)

17. Việt Nam

- Diện tích: 330.966,7 km2
- Dân số: 95.261.000 người (năm 2016)
- Thủ đô: Hà Nội
- GDP (tính theo sức mua): 595 tỷ USD (năm 2016); GDP (thực tế): 200,4 tỷ USD.
- GDP bình quân đầu người: 6.100 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Đồng Việt Nam (VND)

18. Nga

- Diện tích: 17.098.242 km2
- Dân số: 142.355.415 người (năm 2016)
- Thủ đô: Moskva
- GDP (tính theo sức mua): 3,745 nghìn tỷ USD (năm 2016); GDP (thực tế): 1,268 tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 26.100 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Rúp (RUB)

19. Mexico

- Diện tích: 1.964.375 km2
- Dân số: 123.166.749 người (năm 2016)
- GDP (tính theo sức mua): 2,3 nghìn tỷ USD (năm 2016); GDP (thực tế): 1,064 nghìn tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 18.900 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Peso (MXN)

20. Chile

- Diện tích: 756.102 km2
- Dân số: 17.650.114 người (năm 2016)
- Thủ đô: Santiago de Chile
- GDP (tính theo sức mua): 436,1 tỷ USD (năm 2016); GDP (thực tế): 234,9 tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 24.000 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Pesos Chile (CLP)

21. Peru

- Diện tích: 1.285.216 km2
- Dân số: 30.741.062 người (năm 2016)
- Thủ đô: Lima
- GDP (tính theo sức mua): 409,9 tỷ USD (năm 2016); GDP (thực tế): 180,3 tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 13.500 USD (năm 2016)
- Đơn vị tiền tệ: Nuevo Sol (PEN)./.

[Nguồn: TTXVN, Tổng cục Thống kê, CIA-The World Factbook]

>>> APEC 2017: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Australia

>>> APEC 2017: Những ưu tiên nhằm tạo động lực phát triển và xây dựng tương lai tốt đẹp

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục