Thế tiến của châu Á trên bàn cờ kinh tế thế giới
Và trong năm 2018, Ấn Độ sẽ đứng hàng thứ 5 trong số các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, qua mặt Pháp và Anh. Dự báo phân loại này do Trung Tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh của Anh (CEBR) công bố ngày 26/12/2017.
Sự phát triển này sẽ còn tiếp tục trong 15 năm tới. Từ nay đến năm 2032, Hàn Quốc và
Vẫn theo nghiên cứu của CEBR, nếu tính tổng sản phẩm nội địa (GDP) theo USD, đến năm 2030, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Nếu tính theo “sức mua”, tức là cùng một số tiền mua hàng hóa ngay tại nước đó, GDP của Trung Quốc dường như đã ngang bằng Mỹ.
Bất kể tính theo tiêu chí nào, châu Á đều có xu hướng gia tăng tỷ trọng kinh tế. Theo điều tra của công ty tư vấn Anh PricewaterhouseCoopers (PwC), được công bố vào tháng 2/2017, đến năm 2030, trong số 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới có tới 4 nước châu Á, đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Indonesia.
Ông Julien Marcilly, chuyên gia kinh tế thuộc cơ quan bảo hiểm xuất khẩu Pháp Coface, nhận định rằng các trung tâm quyền lực kinh tế có xu hướng di chuyển rõ nét về châu Á, còn tỷ trọng của các nước phát triển sẽ giảm dần.
Về phần mình, CEBR nhắc lại rằng đến năm 2000, các quốc gia vẫn thường được gọi là “những nước phát triển” chiếm 76% tỷ trọng kinh tế toàn thế giới. Con số này sẽ giảm xuống còn 44% vào năm 2032. Và các quốc gia vốn được coi là “đang phát triển”, sẽ chiếm 56%.
Do vậy, báo cáo của CEBR kết luận, ảnh hưởng chính trị tất yếu sẽ biến đổi theo chiều hướng này. Các nền kinh tế đang phát triển trước đây sẽ có vai trò gia tăng trong các định chế quốc tế và quan hệ song phương.
Sự năng động của khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục thể hiện trong năm 2018 với tỷ lệ tăng trưởng có thể lên tới 5,4%, cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế giới (3,7%), cũng như tất cả các khu vực kinh tế khác.
Le Monde cho biết có nhiều yếu tố giải thích cho sự phát triển của kinh tế châu Á, đó là các nền tảng vĩ mô vững chắc, hội nhập thương mại mạnh mẽ với đầu tàu là Trung Quốc, dân số tăng nhanh. Đến năm 2030, châu Á sẽ có thêm 410 triệu dân và chiếm 50% tổng dân số toàn cầu.
Tỷ lệ đô thị hóa của châu Á cũng cao, vào khoảng 40%. Ở các nước phát triển, con số này là từ 80 đến 90%. Sự phát triển các trung tâm đô thị sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp, dịch vụ và mức chi tiêu dùng. Đó là những động lực thúc đẩy tăng trưởng của khu vực này.
Tuy nhiên, báo Le Monde cũng lưu ý rằng nên tỉnh táo đánh giá các thành tích kinh tế. Chuyên gia Julien Marcilly giải thích sức mạnh kinh tế được thể hiện qua quy mô tầm vóc thị trường.
Các phân loại nói trên không phản ánh được mức độ giàu có trung bình của từng quốc gia. Một số nền kinh tế tiến rất nhanh nhưng GDP tính theo đầu người lại thấp hơn so với các nước phát triển.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2016, thu nhập tính theo đầu người của Trung Quốc chỉ bằng 15% so với dân Mỹ, Ấn Độ chỉ bằng 3%. Mặt khác, mức chênh lệnh giàu nghèo tại Trung Quốc và Ấn Độ rất cao.
Giới chủ các tập đoàn lớn tại Ấn Độ có thu nhập cao hơn 229 lần mức lương tháng trung bình và Ấn Độ là nước thứ hai, sau Mỹ, có mức chênh lệnh giàu nghèo cao nhất thế giới.
Ngoài ra, châu Á cũng phải đối mặt với một số thách thức, như dân số tại một số nước có xu hướng giảm, nguy cơ già trước khi giàu như tại Trung Quốc, tăng trưởng không còn cao như trước.
Một số quốc gia châu Á có thể rơi vào cái “bẫy thu nhập trung bình”, sau một thời gian tăng trưởng nhanh thì bị chựng lại, ngăn cản khả năng cải thiện nâng cao mức sống cho ngang bằng với các quốc gia phát triển./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị cấp cao Ấn Độ - ASEAN tập trung vào vấn đề chống khủng bố, an ninh và thương mại
16:10' - 11/01/2018
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, chống khủng bố, an ninh và thương mại dự kiến sẽ là những chủ đề hàng đầu trong chương trình nghị sự tại Hội nghị cấp cao Ấn Độ - ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ thúc đẩy quan hệ mọi mặt với các quốc gia Đông Nam Á
07:55' - 06/01/2018
Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj đang có chuyến công du tới 3 nước Đông Nam Á trong nỗ lực phát triển các mối quan hệ nhiều mặt theo khuôn khổ chính sách "Hành động hướng Đông" của Ấn Độ.
-
Kinh tế Thế giới
IMF cảnh báo ảnh hưởng của chính sách bảo hộ với các nền kinh tế châu Á
18:07' - 08/11/2017
IMF cho rằng những tuyên bố về chính sách bảo hộ mậu dịch đến nay chưa "vượt qua mức lời nói", nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á tự do và mở cửa nếu các chính sách này được triển khai.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Các nhà lãnh đạo kinh tế châu Á – Thái Bình Dương chung tay hướng về tương lai
22:04' - 06/11/2017
Tối 6/11, Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) 2017 đã tổ chức họp báo công bố kết quả kỳ họp lần thứ 4 Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC).
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia lạc quan về tăng trưởng kinh tế châu Á
05:30' - 08/09/2017
Nhiều cơ quan phân tích cho rằng tăng trưởng kinh tế châu Á hiện nay phần lớn dựa vào nhu cầu trong nước mạnh mẽ, khả năng chống đỡ rủi ro từ bên ngoài được nâng cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump giảm nhẹ thuế quan đối với ô tô và phụ tùng
09:31'
Mức thuế 25% đối với xe ô tô và một số phụ tùng sẽ không được áp dụng chồng lên mức thuế nhôm và thép cũng như mức thuế đối với Canada và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09' - 29/04/2025
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48' - 29/04/2025
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Thuế quan mới có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong mùa Hè 2025
17:29' - 29/04/2025
Tác động kinh tế từ các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ sớm hiện rõ với người dân Mỹ và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ngay trong mùa Hè năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng của “thương hiệu Mỹ” sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
15:07' - 29/04/2025
Trong 100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thị trường đã trải qua những biến động mạnh, khiến một số nhà đầu tư rời bỏ tài sản Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro
14:02' - 29/04/2025
Công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Standard & Poor's (S&P) cảnh báo xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro, vì hàng tỷ USD cam kết bầu cử từ 2 đảng chính.
-
Kinh tế Thế giới
“Tàu du lịch bạc” thành từ khoá hot tại Trung Quốc
13:05' - 29/04/2025
Những năm gần đây, người cao tuổi chú trọng vào “du lịch chậm” đã dần trở thành lực lượng chủ lực của ngành du lịch, “tàu du lịch bạc” đã trở thành một từ khóa hot tại thị trường du lịch Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Israel muốn nâng cấp thỏa thuận FTA với Mỹ
12:50' - 29/04/2025
Ngày 28/4, Bộ trưởng Kinh tế Israel, ông Nir Barkat cho biết nước này đã đề xuất cải tổ hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có từ 4 thập kỷ với Mỹ, nhằm tránh bị áp thuế từ đồng minh thân cận nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với rủi ro và thách thức
09:43' - 29/04/2025
Từ đầu năm đến nay, những rủi ro và thách thức đối với sự phát triển ngoại thương của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt.