“Điều khoản Trung Quốc” trong hiệp định NAFTA mới
Theo điều khoản trên, một nước thành viên có thể rời khỏi hiệp định sau khi đưa ra thông báo 6 tháng, nếu một thành viên khác tiến hành đàm phán thương mại song phương với một nền kinh tế phi thị trường (ám chỉ Trung Quốc).
Thủ tướng Canada Justin Trudeau và các quan chức hàng đầu của Canada đã nhấn mạnh rằng điều khoản này sẽ không thể hạn chế việc Canada theo đuổi một thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc.
Tuy nhiên, một số chuyên gia thương mại coi đây là điểm đáng ngại: Mỹ có quyền phủ quyết đối với chính sách thương mại của Canada và Mexico trong tương lai.
Mỹ đánh giá Trung Quốc là nền kinh tế phi thị trường, viện dẫn lý lẽ rằng chính sách trợ cấp xuất khẩu, hạn chế đầu tư nước ngoài và hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc đã bóp méo cơ chế định giá tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trong khi đó, Mỹ cũng gán cho Việt Nam cái mác là nền kinh tế phi thị trường. Nhưng Canada mới đây đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam là một quốc gia thành viên. Mexico cũng đã phê chuẩn thỏa thuận này.
Vậy là, nếu Mỹ "có vấn đề" với các nền kinh tế phi thị trường, Canada đã phải nghe lời phàn nàn từ chính quyền Trump. Tuy nhiên, tuyệt nhiên không có động thái nào từ Nhà trắng.
Có nhiều lý do giải thích cho sự im lặng này. Có thể Tổng thống Donald Trump và các quan chức khác quá bận rộn với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua cũng như những biến động liên miên trong nội bộ chính quyền Mỹ. Cũng có thể Việt Nam đã qua được "cửa ải" Mỹ vì ở thời điểm đó NAFTA phiên bản mới chưa được ký kết.
Nhưng nhiều khả năng hơn, lý do Mỹ im lặng là vì điều khoản này không thực sự đề cập các nền kinh tế phi thị trường, mà chỉ nhằm vào cuộc đối đầu thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Nói cách khác, điều khoản này mang nặng màu sắc chính trị.
Để xác định một nước có phải là nền kinh tế phi thị trường hay không, Bộ Thương mại Mỹ dùng "bài sát hạch" đề cập những vấn đề như: lương và giá cả được thiết lập như thế nào; những đặc điểm của đồng nội tệ; những biện pháp hạn chế đầu tư nước ngoài; và vai trò sở hữu của nhà nước trong nền kinh tế.
Nhiều chuyên gia cho rằng điều khoản về nền kinh tế phi thị trường trong USMCA là một vũ khí mà chính quyền Trump sử dụng để cô lập Trung Quốc - quốc gia mà Mỹ cho rằng đã "bóc lột" hệ thống thương mại toàn cầu.
Không chỉ Canada băn khoăn về điều khoản trên. Một số tổ chức tư vấn công nghiệp của Mỹ cũng có ý lo ngại và đánh giá điều khoản này như một "công cụ cùn" để tiến hành những thay đổi về chính sách và cuối cùng có thể gây tổn hại cho các doanh nghiệp Mỹ.
Một ủy ban tư vấn đại diện cho các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ cũng lên tiếng cảnh báo chính quyền Trump rằng điều khoản về nền kinh tế phi thị trường sẽ giết chết USMCA nếu Canada theo đuổi một thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc.
Ngoài giá trị mang tính "biểu tượng" nhằm "chọc tức" Trung Quốc, điều khoản về nền kinh tế phi thị trường được đánh giá khá "lạc lõng" trong thỏa thuận thương mại Bắc Mỹ. Không một tổng thống Mỹ nào muốn khai tử USMCA chỉ vì Canada tiến hành đàm phán nhằm tăng khả năng tiếp cận của lúa mỳ và gỗ của Canada tại thị trường Trung Quốc.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ hai của Canada. Theo số liệu thống kê của Cơ quan hải quan Trung Quốc, trong giai đoạn từ tháng 1-10/2018, giá trị trao đổi thương mại giữa hai nước tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 345,2 tỷ nhân dân tệ (49,65 tỷ USD).
Hoạt động thương mại của Canada với Trung Quốc được các chuyên gia đánh giá là vẫn trong giai đoạn "sơ khai". Có thể dễ dàng nhận ra điều này khi nhìn vào thống kê sau: Mỹ là điểm đến của 76,4% kim ngạch xuất khẩu của Canada trong năm 2017, trong khi Trung Quốc chỉ chiếm 4,3% kim ngạch xuất khẩu của "xứ sở lá phong"./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nghị sỹ Mỹ sẽ có 6 tháng để thông qua USMCA
16:19' - 02/12/2018
Tổng thống Mỹ cho biết sẽ dành cho các nghị sỹ 6 tháng để thông qua thoả thuận thương mại mới mang tên Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada (USMCA) vừa được ký kết ngày 30/11.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ, Canada và Mexico chính thức ký USMCA
20:47' - 30/11/2018
Ngày 30/11, lãnh đạo các nước Mỹ, Mexico và Canada đã chính thức ký Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), phiên bản mới của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
-
Kinh tế Thế giới
Hiệp định USMCA sẽ được ký kết vào tuần tới
07:01' - 23/11/2018
Ngày 22/11, Bộ trưởng Tài chính Canada Bill Morneau bày tỏ hy vọng Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), phiên bản mới của Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sẽ được ký kết vào tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đối phó với việc Mỹ tìm cách thay đổi Hiệp định USMCA
09:39' - 09/11/2018
Canada đang nỗ lực để đối phó với việc Mỹ tìm mọi cách thay đổi Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada (USMCA) - phiên bản mới của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
-
Kinh tế Thế giới
USMCA tác động như thế nào đối với cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung?
07:13' - 21/10/2018
Giới quan sát cho rằng với việc ký kết Hiệp định NAFTA phiên bản 2.0 với Mỹ - có tên mới là Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA) - Canada dường như đứng về phe Mỹ trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53' - 03/07/2025
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27' - 03/07/2025
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37' - 03/07/2025
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28' - 03/07/2025
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27' - 03/07/2025
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”