58 container hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam mắc kẹt ở Nepal
Thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, hiện nay, có 58 container hạt tiêu của 13 doanh nghiệp Việt Nam, trị giá trên 3 triệu USD đang mắc kẹt nhiều tháng ở cảng Birgunj (Nepal) và tại cảng Kolkata (biên giới Nepal - Ấn Độ) khiến các doanh nghiệp này rơi vào khó khăn.
Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch VPA cho biết, ngày 25/3/2020, Chính phủ Nepal đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu 5 mặt hàng; trong đó, có hồ tiêu.Lệnh cấm này có hiệu lực từ ngày 6/4/2020 và không áp dụng cho các đơn hàng đã mở thư tín dụng trước ngày 29/3/2020. Điều này đồng nghĩa với việc những lô hàng hồ tiêu đã xuất trước ngày 29/3/2020 vẫn được Chính phủ Nepal cho phép nhập khẩu bình thường.
Thông tin từ các nhà nhập khẩu hồ tiêu Nepal cũng cho hay, lệnh cấm trên chỉ áp dụng với những lô hàng vận chuyển đến Nepal sau ngày 29/3/2020, còn những lô hàng xuất trước đó vẫn được cho nhập bình thường. Tuy nhiên, sau khi các lô hàng hồ tiêu từ Việt Nam (xuất trước ngày 29/3/2020) đến Nepal, doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán, các nhà nhập khẩu Nepal thông báo rằng, họ không có giấy phép nhập khẩu từ Chính phủ nên các ngân hàng Nepal không chấp nhận thanh toán. Theo ông Nguyễn Nam Hải, trước tình huống bất đắc dĩ đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu đã liên hệ với Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ và Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế để nhờ hỗ trợ xin tái xuất các container hồ tiêu nói trên về Việt Nam. Bộ Công Thương Việt Nam đã gửi công hàm tới Chính phủ Nepal đề xuất thông quan các lô hàng hạt tiêu bị mắc kẹt hoặc tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp tái xuất các lô hàng này về Việt Nam.Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ cũng nhiều lần trao đổi trực tiếp với Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại, Công nghiệp và Vật tư Nepal về vấn đề này.
Tuy nhiên, đã hơn một tháng trôi qua nhưng vụ việc vẫn dậm chân tại chỗ và chưa có bất kỳ một phản hồi nào từ phía Chính phủ Nepal khiến các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, bán hàng không được mà kéo hàng về cũng không xong. Bà Phùng Thu Huyền, Giám đốc Công ty Nam Internetional chia sẻ, hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu có hàng bị mắc kẹt đang phải đối mặt với nhiều tổn thất như tiền lãi suất quá hạn của ngân hàng; không có vốn để xoay vòng và đặc biệt là gánh nặng chi phí lưu container, lưu bãi tăng theo cấp số nhân mỗi ngày. Cụ thể, theo hợp đồng vận tải hàng hóa, sau khi container hàng đến cảng đích, hãng tàu sẽ cho nằm miễn phí từ 7-10 ngày, sau đó áp dụng tính phí lưu container, lưu bãi cho container 40 feet 70 USD/ngày cho tuần đầu, tuần thứ 2 là 100 USD/container, từ tuần thứ 3 trở đi là 170 USD/container.Như cách tính ở trên, với thời gian lưu bãi khoảng trên 3 tháng thì số tiền phải trả cho 1 container đã lên tới từ 16.000-17.000 USD, chưa kể các chi phí khác như: lưu bãi tại cảng, phí thuê đại lý làm thủ tục hải quan…
Bà Trương Dung, đại diện công ty Liên Thành cho biết thêm, trong số 13 doanh nghiệp có hàng mắc kẹt, có doanh nghiệp chỉ 2-3 container nhưng có doanh nghiệp lên tới 20 container, số tiền phải trả cho hãng tàu là rất lớn.Tính tới thời điểm này, các chi phí phát sinh đã tương đương từ 30-35% giá trị lô hàng, nếu phía Nepal cho kéo hàng về ngay thì tổng chi phí phát sinh cũng đã lên tới 50% giá trị lô hàng.
Chưa kể, hồ tiêu chứa trong các loại bao bì thô, tiếp xúc với thời tiết nắng nóng có thể bị ẩm mốc và hao hụt lớn về trọng lượng.
Trong trường hợp phía Nepal không có câu trả lời chính thức khiến lô hàng tiếp tục phải nằm tại cảng, doanh nghiệp có thể phải chấp nhận bỏ hàng vì nếu kéo về cũng không bán được nữa trong khi chi phí phát sinh quá cao. Các doanh nghiệp cho biết, Việt Nam và Nepal có quan hệ song phương thương mại tốt đẹp, lịch sử giao dịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Nepal cũng chưa có tiền lệ xấu.Khi dịch COVID-19 xảy ra, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn hiểu việc Nepal có thể ra lệnh cấm nhập khẩu tạm thời do tình huống bất khả kháng.
Tuy nhiên lệnh cấm này cần có độ miễn trừ đối với những lô hàng đã xuất phát đi Nepal trước khi lệnh cấm ban hành.
Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam kiến nghị phía Chính phủ Nepal nhanh chóng đưa ra câu trả lời về việc cho thông quan hoặc tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tái xuất số hàng trên về lại Việt Nam; đồng thời, mong muốn các hãng tàu vận chuyển số hàng trên chia sẻ với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bằng cách giảm phí lưu container, phí vận chuyển trong trường hợp kéo hàng về, giúp họ vượt qua khó khăn hiện nay./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Giá hồ tiêu Phú Quốc giảm sâu
16:39' - 13/03/2020
Hiện nay, hạt tiêu đen trên đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giảm giá sâu, nông dân sản xuất không có lãi. Nghề truyền thống này ở đảo ngọc Phú Quốc trước nguy cơ bị mai một.
-
Kinh tế tổng hợp
Hệ lụy từ phát triển nóng cây hồ tiêu - Bài 2: Hướng tới tiêu chuẩn chất lượng
16:19' - 16/01/2020
Sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng đúng yêu cầu, gắn kết chuỗi giá trị, tạo dựng được thương hiệu, hồ tiêu Việt Nam vẫn đứng vững trên thị trường.
-
Kinh tế tổng hợp
Hệ lụy từ phát triển nóng cây hồ tiêu: Bài 1: “Vàng đen” không còn là cây tỷ đô
16:19' - 16/01/2020
Giá hồ tiêu liên tục đi xuống, nhiều vườn tiêu chết xơ xác vì bị bỏ rơi khiến nhiều nông dân ở những “thủ phủ” hồ tiêu đang phải gánh trên vai những món nợ chưa biết đến bao giờ có thể trả được.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.
-
DN cần biết
Aeon ra mắt Waon Point: Tích điểm toàn hệ sinh thái, nhận ưu đãi cực lớn
20:12' - 04/07/2025
Tập đoàn Aeon ra mắt chương trình Waon Point – hệ thống tích điểm chung trên toàn bộ hệ sinh thái Aeon Việt Nam, tặng 10 lần điểm duy nhất ngày 6/7, mang đến trải nghiệm mua sắm liền mạch.