Ai Cập đẩy mạnh phát triển dịch vụ hậu cần vận tải biển
Cairo được cho là đang "tranh thủ" cơ hội để phát triển đội tàu vận tải nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh về đường biển của nước này để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế.
Theo The Arab Weekly, Bộ Dầu mỏ và Khoáng sản Ai Cập vừa đưa ra thông báo về kế hoạch tăng công suất tối đa các dịch vụ hậu cần dành cho các tàu đi qua các tuyến đường biển và bờ biển của quốc gia Bắc Phi này.
Cairo tuyên bố sẽ tăng số lượng tàu dịch vụ với khoảng 5 tàu chở dầu mới để cung cấp nhiên liệu và các dịch vụ hậu cần khác cho các tàu thuyền qua lại nước này.
Bộ trưởng Bộ trên Tarek el-Molla cho biết: "Động thái này phù hợp với chiến lược của quốc gia để trở thành một trung tâm năng lượng của khu vực ở phía Đông Địa Trung Hải".
Theo ông Molla, Chính phủ Ai Cập đang cố gắng tìm cách nhằm tạo thêm giá trị gia tăng cho lĩnh vực dịch vụ cung cấp nhiên liệu, song hành với sự phát triển các hệ thống an toàn về hậu cần (logistics).
Tàu chở dầu Misr 1 đã cập cảng ở thành phố Port Said vào ngày 13/8 vừa qua. Tàu này hoạt động với một hệ thống cung cấp kép và có công suất chở nhiên liệu khoảng 1.750 tấn.
Chủ tịch Công ty Dầu mỏ Misr, ông Hussein Fathy thông báo rằng những tàu chở dầu khác sẽ về đến Ai Cập trong năm nay và năm sau.
Công ty Dầu mỏ Misr là một doanh nghiệp của nhà nước, trực thuộc Bộ Dầu mỏ và Khoáng sản Ai Cập, và đang sở hữu nhiều tàu cung cấp nhiên liệu.
Ông Fathy cho hay, các tàu cung cấp nhiên liệu của Ai Cập sử dụng hệ thống cung cấp đơn, không tương thích với các tàu chở dầu có trọng tải siêu lớn.
Điều này đã thúc đẩy công ty Misr nâng cấp đội tàu của mình. Đội tàu tiếp liệu của Ai Cập đã hoạt động với hệ thống tiếp liệu thô sơ được 43 năm với công suất xấp xỉ 35.000 tấn nhiên liệu/1 năm.
Năng lực kỹ thuật hạn chế của Cairo trong lĩnh vực dịch vụ tiếp liệu cộng thêm chi phí hoạt động cao của đội tàu cũ đã ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của Ai Cập trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tiếp liệu cho các tàu đi qua vùng biển nước này.
Vì lý do tiết kiệm kinh phí, nhiều tàu quốc tế thay vì lựa chọn Ai Cập đã di chuyển tới vùng Jebel Ali thuộc Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) để tiếp liệu.
Cách đây một năm, Ai Cập đã điều chỉnh giá tiếp nhiên liệu và tăng công suất các tàu tiếp liệu. Hiện công suất cung cấp nhiên liệu của Ai Cập đã tăng gấp 4 lần, lên thành 187.000 tấn. Động thái này đã giúp Ai Cập nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời thúc đẩy bộ chủ quản nâng cấp các tàu chở dầu tiếp liệu.
Cairo hiện đang "đặt cược" vào dự án phát triển trục kinh tế Kênh đào Suez mà nhiều khả năng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế Ai Cập thông qua chính sách địa phương, khoanh vùng các lĩnh vực phục vụ tái xuất khẩu, như đóng tàu và chế tạo các phương tiện vận tải.
Lĩnh vực tái xuất sẽ góp phần tạo ra nhiều hoạt động lớn trong lĩnh vực vận tải biển và giao thông qua lại kênh đào này, vốn được trông đợi sẽ làm tăng nhu cầu về các dịch vụ hậu cần hay cung cấp nhiên liệu, bảo trì hoặc cung cấp thực phẩm cùng với các cơ hội phát triển du lịch.
Nguồn thu chính của Kênh đào Suez chỉ có được từ việc thu phí của tàu bè qua lại. Cơ quan quan lý Kênh đào Suez thông báo đạt mức doanh thu kỷ lục lên tới 3,6 tỷ USD trong tài khóa 2018.
Tuy nhiên, mức doanh thu này vẫn bị coi là thấp khi so sánh với với kinh nghiệm của Singapore trong việc cung cấp các dịch vụ hậu cần cho các tàu và thu về mức doanh gấp 10 lần con số nêu trên.
Theo thống kê, có tổng cộng 70.670 tàu, vận chuyển 4,3 tỷ tấn hàng hóa, đã đi qua Kênh đào Suez trong năm 2018. Kênh đào này hồi năm ngoái cũng đã ghi nhận đạt số tàu đi cao nhiều nhất chỉ trong một ngày với 81 tàu chở theo 6,1 triệu tấn hàng hóa.
Chủ tịch Ủy ban Vận tải thuộc Hiệp hội Doanh nhân Ai Cập Adel al-Lamaie cho rằng việc không phát triển các hệ thống hậu cần hàng hải đã khiến Ai Cập trả giá bằng nhiều cơ hội đầu tư bị tuột mất.
Theo ông Lamaie, sáng kiến của Chính phủ là tích cực, nhưng Chính phủ nước này vẫn cần phải đáp ứng những điều kiện về dịch vụ hậu cần và bảo trì ở quy mô lớn hơn nhằm thu hút các tàu hàng trọng tải lớn sử dụng các dịch vụ khi các tàu đi qua Kênh đào Suez.
Hồi tháng Tư năm ngoái, tàu du lịch "Spectrum of the Seas" - con tàu chở khách du lịch lớn nhất thế giới - của hãng tàu biển Royal Carribean (Mỹ), đã đi qua Kênh đào Suez. Tàu này có chiều dài 347,1 mét, chiều rộng 41,4 mét, trọng tải 170.000 tấn. Tàu này có sức chứa hơn 4.200 hành khách và thủy thủ đoàn lên tới 1.500 người.
Tàu "Spectrum of the Seas" đã trả khoản phí trị giá khoảng 1 triệu USD để đi qua kênh đào của Ai Cập. Tàu "The Megamax 24", một trong những tàu chở công-te-nơ (container) lớn nhất thế giới, với công suất 23.000 công-te-nơ, cũng đã đi qua kênh đào này.
Bên cạnh đó, Cairo sẽ bắt đầu tiếp nhận khí đốt của Israel vào tháng Chín tới. Khí đốt sẽ được hóa lỏng và xử lý theo quy trình tại Trạm Edco nằm bên bờ biển Địa Trung Hải trước khi xuất khẩu đi các thị trường quốc tế. Điều này được trông đợi sẽ góp phần làm tăng tần suất lưu thông qua lại của các tàu trên Địa Trung Hải và mở ra nhiều cơ hội đầu tư vào lĩnh vực hậu cần cho Cairo.
Ngoài ra, Ai Cập cũng đang đợi để tiếp nhận khí đốt từ Cyprus vào năm 2024 theo thỏa thuận xây dựng đường ống ngầm đầu tiên mang khí thiên nhiên từ Cyprus vượt Địa Trung Hải đến Ai Cập.
Bộ trưởng Năng lượng Cyprus Yiorgos Lakkotrypis cho rằng thỏa thuận này sẽ đòi hỏi Cairo cần phải bắt kịp với những thay đổi trong lĩnh vực vận tải khí đốt thương mại, gia tăng các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực hậu cần cho các tàu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
“Cơn bão” thuế quan mới ẩn họa khó lường
20:13' - 01/09/2019
Các mức thuế mới nhất mà Mỹ và Trung Quốc áp đặt lẫn nhau chính thức có hiệu lực ngày 1/9 đang được xem là “cơn bão” mới giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Mức thuế mới áp vào hàng Trung Quốc sẽ gây tổn hại đến hầu hết các bang của Mỹ
08:05' - 31/08/2019
Việc Mỹ áp thuế mới với tất cả hàng hóa còn lại của Trung Quốc vào ngày 1/9 được coi là sự leo thang mới, có tác động lớn với nhiều mặt hàng tiêu dùng hơn và gây tổn hại tới hầu hết các bang của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Australia tham gia liên minh bảo vệ tuyến vận tải biển ở vùng Vịnh
10:56' - 21/08/2019
Australia sẽ tham gia sứ mệnh do Mỹ dẫn đầu bảo vệ tuyến vận tải biển qua Eo biển Hormuz, trong bối cảnh căng thẳng với Iran gia tăng sau một loạt vụ việc nhằm vào tàu chở dầu trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập vay Trung Quốc 3 tỷ USD để đầu tư trung tâm thương mại
08:42' - 29/04/2019
Truyền thông nhà nước Ai Cập ngày 28/4 đưa tin, nước này đã ký một thỏa thuận vay trị giá 3 tỷ USD với Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (ICBC).
-
DN cần biết
Ai Cập mời thầu 20.000 tấn gạo trắng hạt ngắn/hạt trung bình
17:02' - 25/03/2019
Cục Xuất nhập khẩu cho biết đã nhận được Thông báo mời thầu gạo trắng hạt ngắn/hạt trung bình, mở cho tất cả các nhà thầu quan tâm cả trong nước và nước ngoài từ Ai Cập.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về quy mô điện hạt nhân
09:22'
Trung Quốc hiện có 58 tổ máy điện hạt nhân thương mại đang vận hành, với tổng công suất lắp đặt 60,96 triệu kilowatt, và 44 tổ máy đang được xây dựng, tổng quy mô đứng đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58' - 27/04/2025
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58' - 27/04/2025
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43' - 27/04/2025
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13' - 27/04/2025
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48' - 27/04/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.