Aramco ký thỏa thuận sơ bộ mua lượng lớn khí đốt của Mỹ
Động thái này được đánh giá là một định hướng chiến lược mới nhằm giúp quốc gia Vùng Vịnh thiết lập vị trí trên thị trường LNG toàn cầu.
Công ty dầu mỏ quốc gia Saudi Arabian Oil Co., còn được biết đến là Aramco, dự kiến sẽ mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ dự án Port Arthur tại Texas của công ty Sempra Energy có trụ sở tại San Diego.Hai công ty con của là Aramco và Sempra Energy là Aramco Services và Sempra LNG đã ký thỏa thuận sơ bộ mở đường cho việc đàm phán và hoàn tất thỏa thuận mua và bán khí đốt thời hạn 20 năm, bao gồm 5 triệu tấn m3 mỗi năm từ dự án xuất khẩu LNG Port Arthur theo tiến trình phát triển của dự án này.
Thỏa thuận cũng bao gồm việc đàm phán đã được lên kế hoạch và hoàn tất khoản đầu tư 25% vào Giai đoạn 1 của dự án Port Arthur. Tuy nhiên, Aramco và Sempra không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về giá trị tài chính của thỏa thuận. Trước đó, công ty Aramco được kỳ vọng là sẽ kết thúc một thỏa thuận về mua LNG sau khi đàm phán với một số nhà sản xuất LNG tại Mỹ và Nga trong những tháng gần đây. Hiện chưa rõ lượng khí đốt được mua sẽ phục vụ nền kinh tế của Saudi Arabia hay được bán ra thị trường quốc tế. Thỏa thuận cho thấy sự phát triển bùng nổ về năng lượng của Mỹ đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến thương mại toàn cầu như thế nào khi Saudi Arabia từng là nhà cung cấp dầu mỏ chính cho Mỹ. Bộ Năng lượng Mỹ dự báo nước này sẽ trở thành quốc gia xuất khẩu năng lượng ròng vào năm tới nhờ sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ khoan dầu đá phiến. Dầu đá phiến đã giúp Mỹ trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về LNG. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ dự đoán Mỹ sẽ trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn thứ ba thế giới trong năm 2019. Aramco đã phát đi các tín hiệu cho thấy công ty này có ý định gia tăng đầu tư vào lĩnh vực khí đốt với hàng chục tỷ USD, đầu tư ở trong nước và quốc tế. Các công ty năng lượng lớn như Royal Dutch Shell PLC và BP PLC cũng đang hướng tới tập trung vào sản xuất khí đốt do nhu cầu sử dụng khí đốt trên thế giới gia tăng. Công ty Aramco hiện nay không sản xuất dầu thô và khí đốt tại nước ngoài, trong khi khí đốt dự trữ của Saudi Arabia được đánh giá là nằm trong số các quốc giá có trữ lượng lớn nhất thế giới, nhưng lượng khí đốt này khó chiết xuất và có nồng độ lưu huỳnh cao, làm cho chi phí sản xuất đắt đỏ hơn./.Xem thêm:
>>Những dự đoán về “thời đại hoàng kim” của khí đốt tự nhiên
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Hai công ty dầu mỏ Trung Quốc tham gia các dự án khí đốt của Novatek
13:54' - 26/04/2019
Tổng Công ty Thăm dò và Phát triển Dầu khí Trung Quốc và Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc vừa ký thỏa thuận mỗi công ty sở hữu 10% cổ phần trong các dự án Arctic LNG 2 của Novatek.
-
Hàng hoá
Giá khí đốt tại châu Âu giảm mạnh do dư dôi nguồn cung
07:49' - 07/04/2019
Giá khí đốt tại châu Âu đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua, do tình trạng dư dôi các lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) chuyển hướng từ châu Á sang lục địa này.
-
Chuyển động DN
Lợi nhuận Sinopec tăng nhờ nhu cầu khí đốt trong nước lên cao
19:39' - 25/03/2019
Tập đoàn Hóa chất và Dầu khí Trung Quốc (Sinopec), công ty lọc dầu lớn nhất thế giới, ngày 25/3 cho biết lợi nhuận của tập đoàn này đã tăng mạnh mẽ trong năm 2018.
-
Hàng hoá
Canada: Khí đốt tự nhiên âm thầm chịu mức giảm sâu mà không được hỗ trợ
14:33' - 04/01/2019
Khí đốt tự nhiên đã trở thành mặt hàng “bị lãng quên” của tỉnh Alberta khi phải “âm thầm” chịu mức giảm sâu tương tự dầu mỏ mà không nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của chính phủ như với “vàng đen”.
-
Chuyển động DN
Gazprom tìm kiếm các đối tác mới ở EU để xuất khẩu khí đốt
15:12' - 26/12/2018
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak ngày 25/12 cho biết Gazprom, “người khổng lồ” về năng lượng của nước này, dự kiến sẽ xuất khẩu lượng khí đốt cao kỷ lục sang các nước châu Âu vào năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: 6 tháng, gạo xuất khẩu tăng về lượng, giảm giá trị
11:56' - 06/07/2025
Giá nhiều loại lúa tuần qua ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục có xu hướng tăng nhẹ. Trong khi xuất khẩu vẫn trầm lắng khiến cho giá gạo xuất khẩu giảm nhẹ.
-
Hàng hoá
Giá gạo Nhật Bản có thể hạ nhiệt sau khi chính phủ mở kho dự trữ
20:20' - 05/07/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ Tổ chức Hỗ trợ Nguồn cung Ổn định Lúa gạo, niềm tin của các thương nhân gạo Nhật Bản về triển vọng giá đã sụt giảm nghiêm trọng.
-
Hàng hoá
OPEC+ nhất trí tiếp tục tăng sản lượng dầu
18:27' - 05/07/2025
Ngày 5/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) thông báo quyết định tiếp tục tăng sản lượng dầu mỏ trong tháng 8.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong khi chờ quyết sách từ OPEC+
14:09' - 05/07/2025
Tính cả tuần, giá dầu Brent tăng khoảng 0,8% và dầu WTI tăng khoảng 1,5% so với cuối tuần trước, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp
-
Hàng hoá
Nguồn cung cà phê toàn cầu có thể phục hồi trong ba năm tới
07:36' - 05/07/2025
Nguồn cung cà phê toàn cầu hiện đang eo hẹp do tình trạng thâm hụt sản lượng kéo dài nhiều năm, do tác động của tình hình thời tiết khắc nghiệt.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trước thềm cuộc họp OPEC+
15:32' - 04/07/2025
Trong phiên giao dịch chiều 4/7, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 35 xu Mỹ, xuống còn 68,45 USD/thùng. Trong khi , giá WTI giảm 25 xu Mỹ, còn 66,75 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp bật tăng
09:51' - 04/07/2025
Giá nhiều mặt hàng nhóm nguyên liệu công nghiệp đã quay đầu bật tăng, trong đó, giá đường tăng vọt tới 5%.
-
Hàng hoá
Hai nhân tố đẩy giá dầu thế giới đi xuống phiên 3/7
08:10' - 04/07/2025
Thời hạn tạm dừng áp thuế quan cao hơn của Tổng thống Donald Trump sẽ kết thúc vào ngày 9/7, trong khi một số đối tác thương mại lớn như Liên minh châu Âu và Nhật Bản vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
-
Hàng hoá
Sắp diễn ra Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu
19:56' - 03/07/2025
Hội chợ có quy mô 300 gian hàng của trên 150 doanh nghiệp trưng bày các mặt hàng đạt chứng nhận OCOP như chè, cà phê, hàng lưu niệm, các sản phẩm dược liệu, trầm hương, tinh dầu, tinh bột nghệ...