Australia đẩy nhanh tốc độ đóng cửa các nhà máy điện than
Theo bản dự thảo kế hoạch cập nhật của Cơ quan Điều hành thị trường năng lượng Australia (AEMO), các nhà máy điện than ở nước này dự kiến sẽ ngừng hoạt động nhanh hơn gần ba lần so với dự báo trước đây và điện than sẽ hoàn toàn vắng bóng trên Thị trường Điện quốc gia (NEM) vào năm 2043.
AEMO cho biết, các nhà máy điện than đóng góp khoảng 23 gigawatt (GW) năng lượng trong NEM, trong đó 5 GW được dự báo bị cắt giảm vào năm 2030. Tuy nhiên, trong bản dự thảo kế hoạch cập nhật, AEMO dự kiến khoảng 14 GW điện than sẽ bị cắt giảm vào năm 2030, trong đó toàn bộ sản lượng điện sản xuất bằng than nâu và hơn 2/3 sản lượng điện sản xuất bằng than đen có thể cắt giảm vào năm 2032, và điện than sẽ hoàn toàn rút khỏi thị trường điện vào năm 2043. AEMO cho biết thêm, trong thập kỷ qua, các máy phát điện chạy bằng than đã rút khỏi thị trường sớm hơn thời gian được công bố, và áp lực cạnh tranh cùng với vận hành sẽ ngày càng gia tăng do sự thâm nhập ngày càng nhiều của máy phát điện tái tạo giá rẻ. Dự thảo kế hoạch cũng nêu rõ, nhu cầu về điện ở Australia dự kiến sẽ tăng gấp đôi từ nay đến năm 2050, cùng với sự dịch chuyển khỏi các nguồn năng lượng khác như khí đốt tự nhiên và xăng dầu. Hiện NEM chỉ cung cấp dưới 180 terawatt giờ (TWh) điện cho ngành công nghiệp và các hộ gia đình mỗi năm, nhưng con số này cần tăng phải tăng gấp đôi vào năm 2050. Theo mô hình của AEMO, để đáp ứng nhu cầu trên cũng như thích ứng với sự chuyển dịch từ nhiệt điện than sang các nguồn năng lượng tái tạo, Australia cần tăng gấp 9 lần số lượng các nhà máy phát điện tái tạo quy mô lớn như trang trại năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời trong khi tăng gấp 5 lần năng lượng Mặt Trời quy mô nhỏ hơn (như tấm pin Mặt Trời trên mái nhà và cộng đồng). Chính phủ cũng sẽ cần xây dựng hơn 10.000 km đường dây tải điện mới và tăng cường năng lực cơ sở hạ tầng trước sự thay đổi sản lượng thường xuyên của các máy phát năng lượng tái tạo.Trong một tuyên bố, Giám đốc điều hành AEMO Daniel Westerman cho biết quá trình chuyển đổi nhanh chóng của NEM đang tăng tốc nhờ "đầu tư mạnh mẽ vào sản xuất năng lượng tái tạo và lưu trữ và những cải tiến trong hệ thống truyền tải”. Những thay đổi được đề xuất trong bản kế hoạch dự thảo sẽ cung cấp "điện an toàn, đáng tin cậy và giá cả phải chăng" đồng thời giúp cắt giảm lượng khí thải. Bên cạnh đó, Hội đồng Khí hậu Australia mới đây cũng đã chỉ ra rằng mức sản xuất điện tái tạo kỷ lục và việc sử dụng khí đốt giảm dần trong thời gian gần đây là một bằng chứng cho thấy khí đốt không thể cạnh tranh với năng lượng tái tạo. Ủy viên Hội đồng Khí hậu Australia, ông Greg Bourne, nhận xét, các hộ gia đình và doanh nghiệp Australia đã và đang giảm dần việc sử dụng khí đốt gây ô nhiễm, đắt tiền và nguy hiểm, và xu hướng này sẽ còn tiếp tục./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
BCG hợp tác với Tập đoàn Sembcorp Industries phát triển dự án năng lượng tái tạo
11:00' - 10/12/2021
BCG và Sembcorp bắt tay hợp tác không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho hai bên, mà còn thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch tại Việt Nam.
-
Chuyển động DN
Rosneft dự báo một "siêu chu kỳ" tăng giá năng lượng sắp diễn ra
09:02' - 06/12/2021
Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Rosneft của Nga đã báo cáo lợi nhuận tăng trong quý III, với Giám đốc điều hành (CEO) Igor Sechin dự báo một "siêu chu kỳ" tăng giá năng lượng sắp diễn ra.
-
Chứng khoán
Doanh nghiệp năng lượng tái tạo “đón gió”
07:34' - 01/12/2021
Điện gió được đánh giá là một loại hình năng lượng đang thu hút những khoản đầu tư lớn từ doanh nghiệp, thay cho công suất các nguồn điện than dự kiến sẽ cắt giảm trong nhiều năm tới.
-
Doanh nghiệp
Chuyển dịch năng lượng hóa thạch sang “điện sạch”: Công nghệ có phải là định hướng?
21:39' - 30/11/2021
Việt Nam đang ở trong giai đoạn đầu của chuyển dịch năng lượng từ hóa thạch sang “điện sạch”. Vì vậy, bên cạnh các chính sách để khuyến khích thì công nghệ năng lượng cũng là định hướng phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.