Bắc Kinh có những nhượng bộ nhưng Washington chưa hài lòng
Nhưng các chuyên gia cho rằng Bắc Kinh vẫn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đáp ứng những yêu cầu từ Washington nhằm giải quyết những tranh chấp thương mại giữa hai nước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp gỡ vào tại Buenos Aires, Argentina, từ ngày 1/12 và đồng ý tạm ngừng đối đầu về thuế quan vốn đã ảnh hưởng tới hoạt động thương mại trị giá hàng trăm tỷ USD giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Kể từ đó, Trung Quốc đã có những động thái tương đối tích cực và thể hiện cam kết của họ.
Cụ thể như Bắc Kinh nối lại hoạt động nhập khẩu đậu tương từ Mỹ, cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô, hạn chế phần nào kế hoạch phát triển công nghiệp có tên gọi là "Made in China 2025" (Sản xuất tại Trung Quốc), cũng như yêu cầu các nhà máy tinh chế dầu thuộc nhà nước mua thêm dầu của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump coi đó là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn thực hiện một thỏa thuận lớn và toàn diện với Mỹ. Nhưng các chuyên gia thương mại chỉ ra rằng dù đây là những cử chỉ thiện chí, song chúng chỉ đưa Bắc Kinh và Washington trở lại nguyên trạng trước khi cuộc chiến thương mại leo thang. Tín hiệu đầu tiên cho thấy Trung Quốc đã nhượng bộ Mỹ là việc nước này nối lại hoạt động mua đậu tương của Mỹ sau khi đã ngừng vào tháng Bảy. Song việc Bắc Kinh mới chỉ mua lại 1,5 triệu tấn đậu tương khiến các thương nhân thất vọng. Con số này chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng số 30-35 triệu tấn đậu tương mà Trung Quốc thường mua mỗi năm từ nông dân Mỹ. Sự nhượng bộ mà Tổng thống Trump tỏ ra hài lòng nhất là việc Trung Quốc cắt giảm mức thuế 25% đối với sản phẩm ô tô do Mỹ chế tạo xuống 15% (mức chung dành cho các nước khác trên thế giới).Tuy nhiên ông Derek Scissors, một học giả tại Viện American Enterprise Institute cho biết động thái này là một bước đi hợp lý nhưng khá trễ. Ông nói thêm rằng Trung Quốc sẽ không có khả năng gia tăng nhập khẩu ô tô của Mỹ vì thị trường đang tăng trưởng chậm lại và công suất sản xuất trong nước dư thừa.
Mặt khác, việc Chính phủ Trung Quốc ban hành hướng dẫn các chính quyền địa phương không đề cập đến các mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ cao trong kế hoạch "Made in China 2025" cũng bị giới quan sát hoài nghi. Ít người cho rằng Trung Quốc sẽ thực sự từ bỏ các mục tiêu trong chính sách công nghiệp của họ. Theo các chuyên gia, những động thái trên chưa đủ để giải quyết các yêu cầu cốt lõi của Mỹ về việc Trung Quốc phải chấm dứt các chính sách trợ cấp cho doanh nghiệp nhà nước lớn và buộc các doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ cho các công ty Trung Quốc.Ông Gary Hufbauer, một chuyên gia thương mại cấp cao thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, nhận định nếu Trung Quốc muốn đạt được một thỏa thuận tạm thời vào tháng 3/2019, nước này sẽ phải đưa ra nhiều bước đi mạnh mẽ hơn nữa. Song chuyên gia này cũng cho rằng những yêu cầu về thay đổi cấu trúc sẽ rất khó nhận được sự đồng thuận của hai bên.
- Từ khóa :
- mỹ
- trung quốc
- căng thẳng mỹ trung
- donald trump
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Trung Quốc "đạt được tiến bộ mới" từ điện đàm về thương mại
13:15' - 24/12/2018
Thứ trưởng Thương mại của Trung Quốc và Mỹ đã tiến hành điện đàm nhằm trao đổi quan điểm "sâu sắc" về tình trạng mất cân bằng thương mại cũng như vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Thế giới
Khác biệt trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung
05:30' - 24/12/2018
Dù Mỹ và Trung Quốc đều khẳng định sẽ không leo thang cuộc chiến thương mại, truyền thông Hong Kong cho rằng quan điểm của hai bên về khả năng hóa giải hoàn toàn những mâu thuẫn này vẫn xa vời.
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ Trung - Mỹ gia tăng căng thẳng vì nhân tố Hacker
09:00' - 23/12/2018
Vấn đề tin tặc đang trở thành nhân tố mới làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ Trung - Mỹ hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ đẩy châu Âu vào thế đối đầu với Trung Quốc
06:30' - 22/12/2018
Chiến dịch toàn cầu của chính quyền Trump chống lại gã khổng lồ viễn thông Huawei đang đặt châu Âu vào thế phải đối đầu với Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này