Bộ Giao thông Vận tải xây dựng phương án giao vốn bảo trì đường sắt quốc gia
Đề án là cơ sở để thực hiện Nghị định 46/2018/NĐ-CP ngày 14/3/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Một trong những nội dung quan trọng của đề án là phương thức quản lý, thực hiện vốn quản lý, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Đầu năm 2020, do các quy định pháp luật liên quan chưa đồng bộ, nên đã không thể triển khai ký hợp đồng đặt hàng bảo dưỡng, duy tu đường sắt.
Cục Đường sắt Việt Nam đã tích cực cùng các đơn vị tìm giải pháp, báo cáo cấp có thẩm quyền tháo gỡ.
Vì vậy, Chính phủ thống nhất để Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục giao dự toán kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2020 cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) theo cơ chế cũ, tức là giao kế hoạch.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng yêu cầu, từ năm 2021, Bộ Giao thông Vận tải chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện bố trí, sử dụng kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo đúng quy định của pháp luật, có nghĩa là theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ, cơ quan quản lý Nhà nước phải đặt hàng doanh nghiệp thực hiện.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, trong Dự thảo Đề án đã đưa ra 3 phương án thực hiện vốn quản lý, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt. Sau khi phân tích các ưu, nhược điểm của các phương án, Dự thảo đã đề xuất lựa chọn phương án 3.
Theo đó, sau khi được Bộ Giao thông Vận tải giao dự toán chi kinh phí hoạt động kinh tế đường sắt từ ngân sách Nhà nước hàng năm, Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và từng công ty cổ phần đường sắt, thông tin tín hiệu đường sắt cùng đồng thời ký hợp đồng đặt hàng 3 bên thực hiện quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Cụ thể, Cục Đường sắt Việt Nam là cơ quan đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện quản lý, giám sát bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đối với quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. Cụ thể: Lập, quản lý, lưu trữ và cập nhật hồ sơ quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt; Lập, điều chỉnh kế hoạch, dự toán quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt; tổ chức kế toán tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Thực hiện kiểm kê, báo cáo về kết cấu hạ tầng đường sắt, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt; an toàn giao thông...
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng thực hiện giám sát bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng đường sắt.
Trong khi đó, từng công ty cổ phần đường sắt, thông tin tín hiệu đường sắt thực hiện bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia và hoạt động khắc phục hậu quả lụt, bão, sự cố, thiên tai công trình đường sắt quốc gia theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Theo Cục Đường sắt Việt Nam, đây là phương án có nhiều thuận lợi do 3 bên cùng ký kết trong một hợp đồng đặt hàng, nên việc phối hợp thực hiện của các chủ thể trong hợp đồng được thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, theo Cục Đường sắt Việt Nam, để phương án này khả thi, cần sửa đổi một số nghị định, thông tư cho phù hợp.
Đồng thời cần xây dựng cơ chế rõ ràng trong việc phối hợp thực hiện bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt; trong đó phân định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý tài sản, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, trách nhiệm bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, an toàn chạy tàu, khắc phục hậu quả sự cố, tai nạn giao thông, thiên tai...
Trước đó, đầu năm 2020, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải về việc 2.800 tỷ đồng kinh phí hàng năm dành cho bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bị tạm ngừng giao do vướng mắc liên quan đến cơ quan chủ quản giao vốn sau khi Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chuyển về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Để giải quyết vấn đề này, Uỷ ban thường vu quốc hội và Chính phủ đã cho phép Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục giao vốn cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được thực hiện cơ chế tiếp tục sử dụng kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia năm 2020 thông qua dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Giao thông Vận tải như đã thực hiện năm 2019.
Tuy nhiên, Chính phủ yêu cầu, từ năm 2021, Bộ Giao thông Vận tải chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện bố trí, sử dụng kinh phí quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo đúng quy định tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ, cơ quan quản lý Nhà nước phải đặt hàng doanh nghiệp thực hiện./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Gia cố hầm đường sắt đoạn Vinh - Nha Trang
15:03' - 20/06/2020
Đây là gói thầu xây lắp thứ 4 thuộc dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - Tp.Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ GTVT nói gì về yêu cầu thanh toán của tổng thầu đường sắt Cát Linh - Hà Đông
20:59' - 02/06/2020
Theo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, việc thanh toán là trách nhiệm của Ban Quản lý dự án đường sắt (chủ đầu tư). Hiện tại, đơn vị này đã thanh toán cho Tổng thầu khoảng 80% giá trị hợp đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt xin miễn phí hạ tầng để hỗ trợ sản xuất kinh doanh
15:58' - 19/05/2020
Để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải đường sắt, vừa qua VNR đã kiến nghị Nhà nước xin miễn trích nộp ngân sách Nhà nước phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thu hút đại bàng để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số
21:51' - 04/12/2024
Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới của thành phố là tập trung triển khai sớm các khu công nghệ, khu công nghiệp lớn mà đã được trong quy hoạch Thủ đô
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm giải pháp tháo gỡ 4 điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công
21:50' - 04/12/2024
Một trong những vấn đề quan trọng được các đại biểu xem xét, thảo luận tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII lần thứ 20 là tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Công khai, minh bạch thông tin để sớm đưa nhà máy giấy 10.000 tỷ đồng vào hoạt động
21:46' - 04/12/2024
Dự án Nhà máy Bột - Giấy VNT19 với quy mô diện tích 117ha, công suất 350.000 tấn bột giấy/nǎm được xây dựng tại thôn Phú Long, xã Bình Phước (huyện Bình Sơn). Tổng mức đầu tư là 10.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động ngăn ngừa tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
20:35' - 04/12/2024
Một số tàu cá đã có dấu hiệu lợi dụng việc tàu cá dưới 15 mét hoạt động ở vùng khơi nhưng không bị xử lý hoạt động sai vùng... để khai thác thuỷ sản trái phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ điểm nghẽn để đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số
20:24' - 04/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục rà soát, phát hiện những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng chục khu đất "đẹp" tại Đồng Nai vẫn chưa hoàn thành thủ tục để đấu giá
20:17' - 04/12/2024
Trên địa bàn Đồng Nai hiện có 21 khu đất lợi thế nằm gần các tuyến đường giao thông đã được tỉnh Đồng Nai phê duyệt phương án đấu giá.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tháng 1/2025, Hà Nội hoàn thành tổng kết sắp xếp, tinh gọn bộ máy
19:39' - 04/12/2024
Ban chấp hành Đảng bộ thành phố xác định với quyết tâm chính trị cao nhất để trong tháng 12/2024 và đầu tháng 1/2025, thành phố phải hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy...
-
Kinh tế Việt Nam
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm xâm phạm quyền nhãn hiệu Redbull
19:04' - 04/12/2024
Đoàn kiểm tra phát hiện 3.000 lon nước uống tăng lực đang được tiêu thụ trên thị trường Hà Nội mang các dấu hiệu xâm phạm quyền đối với các nhãn hiệu được bảo hộ của Tập đoàn TCP.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản
19:03' - 04/12/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng những vấn đề mà Nhật Bản quan tâm cũng là những ưu tiên đột phá của Việt Nam trong thời gian tới, trong đó có hạ tầng giao thông, năng lượng, công nghệ số