Bồi thường, GPMB Tp. Hồ Chí Minh - Bài cuối: Hài hoà quyền lợi người bị thu hồi đất
Lãnh đạo UBND Tp. Hồ Chí Minh từng trăn trở việc địa phương quản lý lỏng lẻo để người dân tái lấn chiếm kênh rạch, sau đó thành phố lại mất thêm một lần tiền nữa để hỗ trợ người dân di dời.
Hạn chế tối đa việc cưỡng chếTrước tình hình đó, Lãnh đạo UBND Tp. Hồ Chí Minh xác định, UBND quận, huyện giữ vai trò trung tâm và khi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đảm bảo yêu cầu vừa ổn định cuộc sống người dân có đất bị thu hồi, vừa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đúng tiến độ, để triển khai thực hiện các dự án.Lãnh đạo UBND thành phố cũng thống nhất quan điểm hạn chế tối đa việc cưỡng chế, thay vào đó, tập trung vào giải pháp tuyên truyền, vận động kết hợp các chính sách đền bù thoả đáng, đảm bảo hài hoài quyền lợi người dân, doanh nghiệp và chính quyền.
Trong báo cáo gửi Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội về tình hình thực hiện Luật Đầu tư công mới đây, để giải quyết điểm vướng về bồi thường, giải phóng mặt bằng, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, bồi thường, giải phóng mặt bằng cần được xác định là dự án đầu tư công có tính chất đặc thù.UBND cấp tỉnh quyết định các nội dung có liên quan theo quy định của pháp luật về đất đai và nhất thiết cần được quy định tách thành một dự án để triển khai độc lập nhằm tạo quỹ đất sạch; qua đó, hạn chế tối đa việc kéo dài thời gian thực hiện cũng như điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình di dời nhà trên và ven kênh rạch, cải tạo chung cư cũ, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, mới đây Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh đã kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo các quận huyện chú trọng bồi thường giải phóng mặt bằng; tập trung vào một số dự án trọng điểm, kết nối với nhà đầu tư tiềm năng, tìm quỹ đất để thanh toán cho nhà đầu tư cũng như tìm phương án giải phóng mặt bằng phục vụ thi công. Trong khi đó, đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh kiến nghị UBND thành phố ban hành quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tạm cư và tái định cư của các dự án cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới thay thế nhà chung cư cũ trên địa bàn, thay thế cho quyết định 73/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND Tp. Hồ Chí Minh về bồi thường hỗ trợ và tái định cư đối với các hộ dân cư ngụ tại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp. Công khai, minh bạch Nói về nguyên nhân chính khiến khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc đối với người có đất và tài sản bị thu hồi, Luật sư Nguyễn Văn Cường, Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, đơn giá đền bù, bồi thường, hỗ trợ vẫn đang là điểm mấu chốt. Hiện nay, đa số các dự án phục vụ lợi ích công cộng hoặc dự án có tính chất thương mại, khi áp giá đền bù thường thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Trong khi đó, chính sách tái định cư, hậu đền bù chưa bền vững.Nhiều người dân cầm tiền đền bù nhưng không đủ tạo lập cuộc sống mới, không có công ăn việc làm nên số tiền nhận được cũng nhanh chóng hết đi và dễ rơi vào cảnh “trắng tay”.
Lâu nay, việc thu hồi đất và tài sản gắn liền với đất thường áp dụng thời điểm tạo lập tài sản, gây không ít thiệt thòi cho người dân. Trên thực tế, có nhiều trường hợp người dân phải trải qua nhiều thế hệ để khai phá, cải tạo đất bị hoang hoá, sình lầy thành nơi ở ổn định.Lúc này giá trị sử dụng đất không chỉ được tính vào thời điểm sau cùng tạo lập mà là cả quá trình trước đó. Nếu chính quyền thu hồi mà không xem xét đến yếu tố này thì dễ dẫn tới tranh chấp, phát sinh khiếu kiện kéo dài, đôi bên khó tìm được tiếng nói chung.
“Bất kể dự án thu hồi đất phục vụ công cộng hoặc có tính chất thương mại, phát triển kinh tế - xã hội thì cũng phải đặt ưu tiên lên hàng đầu quyền lợi người có đất bị thu hồi. Giải quyết được mấu chốt này sẽ không có chuyện khiếu nại, khiếu kiện hoặc cưỡng chế” , Luật sư Nguyễn Văn Cường chia sẻ thêm. Dưới góc độ doanh nghiệp, đại diện Hiệp hội Bất động sản Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, thực hiện chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị (di dời nhà trên và ven kênh rạch, cải tạo chung cư cũ), thành phố cần áp dụng chính sách tái điều chỉnh đất đai, tái phân lô đất đai để chỉnh trang - tái phát triển đô thị đồng thời xác định vai trò cơ quan nhà nước trong việc kiến tạo chính sách, thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, vận động, thuyết phục người dân đồng thuận. Trong khi đó, theo Luật sư Trần Đức Phượng (Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh), tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài, thậm chí gay gắt giữa người dân và chính quyền do hệ thống pháp luật không thống nhất, thay đổi, mâu thuẫn, chồng chéo nên việc giải quyết ngay từ đầu đã vướng mắc, việc áp dụng trong thực tiễn kéo dài....Đơn cử, mặc dù đã có quyết định thu hồi đất nhưng thực tế chi trả tiền thì phải qua năm sau người dân mới được nhận.
Cùng với đó, cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đã cung cấp thiếu, không rõ ràng các văn bản như quyết định thu hồi, phương án bồi thường, đơn giá đền bù, thông báo cuộc họp… dẫn đến người dân khiếu nại lòng vòng, kéo dài quá trình giải quyết, thụ lý đơn kiện. Cũng do không có đủ hồ sơ, văn bản, không xác định được đối tượng khiếu kiện, nội dung khiếu kiện cũng như do không am hiểu pháp luật nên phía người dân đã gửi nhiều đơn đến nhiều cơ quan Nhà nước, gửi nhiều cấp, gửi nhiều lần. Trong khi với vụ việc đó, có thể chỉ một sai phạm nhỏ và do một cơ quan giải quyết. Mặt khác, trong khi giải quyết các khiếu nại của người dân, đa số cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ít khi chủ động đi thu thập tài liệu một cách độc lập, ít xem lại vụ việc từ đầu mà chờ báo cáo giải trình của cơ quan cấp dưới dẫn đến việc giải quyết kéo dài, dễ gây tâm lý hoài nghi cho người dân. “Vì thế, cơ quan hành chính khi thực hiện công vụ phải công khai rõ ràng văn bản, giao nhận đầy đủ cho người dân. Có như vậy mới khiến người dân hiểu và đồng tình cũng như để chính người dân tham gia vào quá trình giám sát, hạn chế các tiêu cực” - Luật sư Trần Đức Phượng nêu quan điểm. Rõ ràng, để tháo gỡ “điểm nghẽn” trong bồi thường, giải phóng mặt bằng không chỉ cần đến các quy định pháp luật cụ thể, minh bạch, mà còn cần đến sự thực thi chính sách công bằng, hài hoà của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân.Trên hết, các chính sách liên quan đến thu hồi, đền bù đất đai phải hợp lòng dân và được người dân đồng tỉnh, ủng hộ, có như vậy việc bồi thường, giải phóng mặt bằng mới thực sự đi đến thành công.
>>>Bồi thường, GPMB tại T.p Hồ Chí Minh - Bài 3: Ách dự án vì chậm bàn giao mặt bằng
>>>Bồi thường, GPMB tại Tp. Hồ Chí Minh - Bài 2: “Nóng” chuyện cưỡng chế và lãng phí đất
>>>Bồi thường, GPMB tại Tp. Hồ Chí Minh - Bài 1: Câu chuyện “được - mất”
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh kêu gọi Pháp đầu tư vào lĩnh vực cấp thoát nước và xử lý môi trường
21:54' - 09/11/2017
Tp. Hồ Chí Minh mong muốn doanh nghiệp Pháp thúc đẩy hợp tác và đầu tư vào lĩnh vực cấp thoát nước, xử lý nước thải và rác thải tại thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Chậm nhất ngày 15/11 mới thông toàn tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh
18:26' - 09/11/2017
Ngày 9/11, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR Vũ Anh Minh đã kiểm tra hiện trường công tác khắc phục hậu quả do bão số 12 gây ra từ Km 1226+780 – Km 1226+825 tuyến đường sắt Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh.
-
Bất động sản
Bồi thường, GPMB tại T.p Hồ Chí Minh - Bài 3: Ách dự án vì chậm bàn giao mặt bằng
09:35' - 09/11/2017
Vướng mắc trong bồi thường, giải phóng mặt bằng tại Thành phố Hồ Chí Minh đang “đẩy” nhiều dự án vào tình thế “lâm nguy”.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Dự báo thời tiết Tp. Hồ Chí Minh hôm nay và 10 ngày tới: Có lúc có mưa rào
07:27' - 09/11/2017
Dự báo thời tiết khu vực Nam Bộ, bao gồm Tp. Hồ Chí Minh, từ ngày 9 đến 14/11, mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh thành đô thị thông minh, giai đoạn 2017-2020
20:53' - 08/11/2017
Chiều 8/11, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị chuyên đề góp ý Đề án “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025”.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Hưng Yên hết thời bất động sản tăng nóng
18:17'
Thị trường bất động sản Hưng Yên đang dần hạ nhiệt với giá đất đi ngang, thậm chí một số khu vực đã xuất hiện tình trạng bán cắt lỗ.
-
Bất động sản
“Cực tăng trưởng" mới trên bản đồ bất động sản phía Nam
14:33'
“Đông Bắc TP. Hồ Chí Minh trở thành "cực tăng trưởng" mới trên bản đồ bất động sản phía Nam.
-
Bất động sản
Bất động sản Hải Phòng đứng trước biến động lớn
14:00'
Giới đầu tư nhận định, năm 2025 là năm vàng của thị trường bất động sản Hải Phòng. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, cần chính sách đảm bảo cân bằng giữa đầu tư và nhu cầu ở thực.
-
Bất động sản
Dòng tiền đổ về Vinhomes Green City, “chốt đơn” nhà phố với vốn ban đầu chỉ từ 550 triệu đồng
21:04' - 11/07/2025
Từ cuối tháng 6, giới đầu tư càng đổ mạnh về Tây Bắc TP.HCM khi dự án được trông đợi nhất là Vinhomes Green City chính thức ra hàng.
-
Bất động sản
Xu hướng mới cho bất động sản công nghiệp
16:36' - 11/07/2025
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đang định hình lại đáng kể chiến lược của các nhà đầu tư.
-
Bất động sản
Cải cách thể chế mở rộng dư địa hút vốn vào bất động sản
14:48' - 11/07/2025
Tinh gọn bộ máy tạo ra khung thể chế mới với khả năng hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các hoạt động đầu tư, trong đó có bất động sản – lĩnh vực vốn phụ thuộc sâu vào quy trình phê duyệt và cơ chế pháp lý.
-
Bất động sản
Thị trường bất động sản các tỉnh, thành khu vực phía Nam tăng tốc
14:44' - 11/07/2025
Thị trường bất động sản tại các tỉnh, thành khu vực phía Nam bắt đầu xuất hiện những tín hiệu hồi phục tích cực trong hai tháng gần đây, đặc biệt là ở phân khúc căn hộ chung cư.
-
Bất động sản
The RiO và tọa độ tâm mạch kết nối giao thương giữa trung tâm Đà Nẵng
11:28' - 11/07/2025
The RiO - phân khu thấp tầng thuộc quần thể Sun Ponte Residence với tầm nhìn trực diện sông Hàn hứa hẹn sẽ là tọa độ hút giới đầu tư tại Đà Nẵng thời gian tới.
-
Bất động sản
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ thị trường bất động sản
09:59' - 11/07/2025
Theo giới phân tích Trung Quốc, sau mùa bán hàng cao điểm truyền thống, động lực của thị trường bất động sản nước này gần đây đã cho thấy các dấu hiệu suy yếu cần có chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn.