Bước ngoặt lịch sử của kinh tế Đức
Đêm 3/6 (theo giờ Đức), những người đứng đầu liên minh cầm quyền trong Chính phủ Đức đã nhất trí về gói kích cầu trị giá 130 tỷ euro để giải quyết hậu quả do đại dịch COVID-19 gây ra. Gói kích cầu được thực hiện trong hai năm 2020-2021, trong đó Chính phủ liên bang sẽ chi 120 tỷ euro.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, gói kích cầu sẽ bao gồm cắt giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), hỗ trợ cho trẻ em và trợ giúp các thành phố. Gói này sẽ bao gồm khoản hỗ trợ cho người mua xe điện, song không hỗ trợ cho người mua xe dầu hay xăng như kế hoạch ban đầu.
Liên minh bảo thủ Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) và đảng Dân chủ xã hội (SPD) một lần nữa đã thống nhất gói kích cầu tiền tỷ. Đây gần như là minh chứng cho lời khẳng định của Thủ tướng Angela Merkel rằng gói kích cầu này nhằm giải phóng nền kinh tế và khắc phục tình trạng cực kỳ khó khăn, trong đó đại dịch COVID-19 đã tấn công cả trong khu vực và trên thế giới.Gói cứu trợ cho thấy Đức đã thay đổi rất nhiều. Thông qua việc hỗ trợ từ giảm thuế giá trị gia tăng, tiền hỗ trợ cho trẻ em hay hỗ trợ cho các ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng, Chính phủ Đức muốn thúc đẩy tiêu dùng tư nhân và thúc đẩy nền kinh tế ở trong nước, đồng thời dựa vào các công ty để thúc đẩy đầu tư.Theo như Bộ trưởng Tài chính liên bang Olaf Scholz, Đức muốn thoát khỏi cuộc khủng hoảng bằng một “tiếng nổ lớn”. Chính vì điều này, gói kích cầu vừa được đưa ra khác với các gói kích thích kinh điển và chính sách thắt lưng buộc bụng đã được nước này kết hợp trong những năm trước.
Thực tế cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 cho thấy chính phủ chi tiêu nhiều hơn là tiết kiệm. Điều này khác so với năm 2010 khi Chính phủ Đức phải loại bỏ các khoản nợ phải trả để cứu ngành tài chính. Thách thức bây giờ là đầu tư càng nhiều và càng nhanh càng tốt để vượt qua suy thoái kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra. Trong thời đại chính sách lãi suất bằng không, giới chuyên gia nhận định rằng Đức phải đầu tư để đưa thế hệ trẻ khởi đầu tốt hơn.Trong bối cảnh đó, gói kích thích kinh tế của Liên minh Chính phủ Đức chứng tỏ sự đầu tư của Đức vào thế hệ trẻ. Rất nhiều tiền được chi cho giáo dục và nghiên cứu, trong các trường học, các thiết bị dạy học kỹ thuật số, công nghệ hydro hiện đại và năng lượng tái tạo. Đánh giá ở mức độ nào đó, các khoản tiền mà Chính phủ Đức chi ra sẽ thúc đẩy thay đổi sinh thái. Mặc dù vậy, bước ngoặt trong chính sách khủng hoảng cũng phải đối mặt với thực tế là sẽ có rất nhiều thay đổi trong xã hội. Không giống như 10 năm trước, không còn bất kỳ sự đồng thuận xã hội nào mà các công ty ô tô do nhà nước bảo trợ đang áp đảo, cho dù phải thừa nhận rằng ngành công nghiệp này rất quan trọng đối với môi trường kinh doanh.Gói kích thích kinh tế của Liên minh Chính phủ Đức phản ánh những gì đã được dự đoán vào năm ngoái. Nền kinh tế Đức phát triển bởi kinh tế trong nước đang bùng nổ. Thu nhập đã tăng lên, công dân có tâm trạng tốt để mua sắm, hàng thủ công và xây dựng đang phát triển bùng nổ, cũng như các nhà bán lẻ. Đây chính xác là những mục tiêu mà Liên minh CDU/CSU và SPD muốn xây dựng. Điều đáng chú ý là họ nhận ra các giới hạn của toàn cầu hóa, mà dịch COVID-19 đã thể hiện rõ ràng. Các công ty xuất khẩu của Đức sẽ không thể sớm phục hồi lại được sức mạnh cũ của mình vì chuỗi cung ứng và thị trường đã bị phá vỡ. Do đó, thị trường trong nước đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy các ngành nghề.Gói kích thích kinh tế cũng chỉ ra dấu hiệu cho thấy tình hình khó khăn khi Liên minh cầm quyền có được những con số mới nhất từ thị trường việc làm. Ngày càng có nhiều người mất việc, hơn 7 triệu người đang làm việc theo mô hình rút ngắn thời gian. Nếu không thực hiện theo phương pháp này, Đức sẽ có 10 triệu người thất nghiệp. Con số này cho thấy khía cạnh của nhiệm vụ mà SPD và Liên minh CDU/CSU vẫn phải thực hiện. Họ vẫn phải đưa đất nước vượt qua khủng hoảng - và điều này sẽ phải được đo lường bằng gói kích thích kinh tế của họ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng Angela Merkel bảo vệ gói kích cầu 130 tỷ euro
12:29' - 05/06/2020
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng bảo vệ cho gói kích cầu trị giá 130 tỷ euro vừa được chính phủ nước này thông qua.
-
Tài chính
Đức: Liên minh cầm quyền nhất trí gói kích cầu 130 tỷ euro
08:16' - 04/06/2020
Sau khoảng 20 giờ đám phán căng thẳng, đêm 3/6 theo giờ Đức, những người đứng đầu liên minh cầm quyền Chính phủ Đức đã nhất trí về gói kích cầu trị giá 130 tỷ euro để giải quyết hậu quả dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Đức có kế hoạch "bơm tiền" hỗ trợ công ty đường sắt Deutsche Bahn
09:27' - 27/05/2020
Chính phủ Đức ngày 26/5 thông báo kế hoạch hỗ trợ ít nhất 5,5 tỷ euro (khoảng 6 tỷ USD) cho công ty đường sắt quốc gia Đức Deutsche Bahn (DB) nhằm giúp công ty này vượt qua khó khăn do dịch COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Đức thông qua gói cứu trợ 9 tỷ euro cho hãng hàng không Lufthansa
10:28' - 26/05/2020
Đức đã thông qua gói cứu trợ trị giá 9 tỷ euro (9,8 tỷ USD) cho hãng hàng không Lufthansa, nhưng Berlin vẫn đang đàm phán với Ủy ban châu Âu (EC) về các điều kiện cho gói cứu trợ này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47'
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46'
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27'
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59'
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.