Cả nước có hơn 92% số học sinh các cấp trở lại trường học trực tiếp
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã sớm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, có văn bản hướng dẫn địa phương trong việc sớm đưa học sinh trở lại trường theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ (quy định tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19). Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2022, diễn ra chiều tối 4/4.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, thời gian qua, dịch bệnh có diễn biến phức tạp, nhưng gần đây đã có bước chuyển biến tích cực. Hiện nay, cả nước có 92,17% số học sinh đã trở lại trường học trực tiếp tại các cấp. Chiều nay, Hà Nội đã công bố kế hoạch ngày 6/4 đưa học sinh tiểu học trở lại trường. Như vậy, tổng số học sinh trở lại trường học trực tiếp sẽ lên con số 97%.
Tính về các bậc học, riêng bậc mầm non, có 62/63 tỉnh, thành phố, trừ Hà Nội, cho trẻ em mầm non đến trường. Trong 62/63 tỉnh, thành phố, có 7 tỉnh cho dừng 1 huyện hoặc thành phố do dịch bùng phát nhanh. “Nhìn tổng thể, các địa phương đã rất quyết liệt, tích cực, thấy rõ việc cho học sinh đến trường là cần thiết. Tất nhiên, tình hình dịch bệnh của các địa phương có đặc điểm khác nhau. Với chỉ đạo đó, tôi cho rằng các địa phương đã làm rất tốt”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho hay. Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, tính cả kế hoạch của Hà Nội, đến ngày 6/4, có 63/63 tỉnh, thành phố cho học sinh bậc tiểu học đến trường học trực tiếp. Riêng đối với bậc mầm non, căn cứ tình hình dịch bệnh, lãnh đạo thành phố sẽ quyết định. * Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chưa như kỳ vọng Liên quan đến vấn đề mở cửa du lịch nhưng lượng khách quốc tế đến Việt Nam chưa được như kỳ vọng và các giải pháp đề ra để thu hút khách du lịch quốc tế, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt cho biết, tháng 11/2021, chúng ta thí điểm mở cửa đón khách quốc tế và ngày 15/3/2022, Thủ tướng Chính phủ cũng đã quyết định mở cửa du lịch trong điều kiện bình thường mới. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam không nhiều.Nguyên nhân là do hoạt động đón khách du lịch quốc tế liên quan đến luồng khách (nơi gửi khách và nơi đón khách). Trong khi đó, dịch COVID-19 trong 2 năm vừa qua đã làm hoạt động đón khách du lịch bị gián đoạn, đứt gãy. Sự kết nối giữa các doanh nghiệp du lịch cũng bị ảnh hưởng. Do đó, cần có thời gian để các doanh nghiệp kết nối lại.
“Bên cạnh đó, như thông lệ, thời điểm khách du lịch quốc tế đến đông sẽ từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Chúng ta kỳ vọng trong những ngày tới đây, lượng khách sẽ đông hơn. Việc đón khách quốc tế cũng có điểm khó như luồng khách đến Việt Nam chủ yếu từ Đông Bắc Á, chiếm 70%”, Thứ trưởng Đoàn Văn Việt thông tin. Tuy nhiên, ông cho rằng, nhiều quốc gia hiện nay đang có những chính sách chống dịch khá chặt chẽ như Trung Quốc với chính sách "zero COVID", hay khách nhập cảnh vào Hàn Quốc vẫn phải cách ly, điều này cũng làm cho khách du lịch vẫn e ngại.Tình hình giữa Nga và Ukraine cũng là yếu tố ảnh hưởng đến lượng khách du lịch tới Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp tới một số địa phương của chúng ta hay đón khách Nga như Khánh Hòa. Một yếu tố nữa cần nói đến là thời gian qua, lượng ca mắc COVID-19 của nước ta tương đối nhiều, do đó, khách du lịch quốc tế cũng thận trọng hơn khi chọn Việt Nam làm điểm đến.
Trước tình hình này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra các nhóm giải pháp. Đầu tiên, cần tiếp tục làm tốt việc truyền thông về các chính sách visa, y tế, nhập cảnh, cũng như có thêm thông tin kết nối với các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài để khách quốc tế có thể được tiếp cận thêm nhiều thông tin về chính sách mở cửa du lịch của Việt Nam. Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến các thị trường du lịch trọng điểm, cũng như tạo điều kiện để các doanh nghiệp lữ hành, du lịch có thể kết nối trở lại, tạo ra lượng cung-cầu tốt hơn. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ có nhiều chương trình khuyến khích, hỗ trợ để thu hút nguồn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nhiều hơn. “Về y tế, ta đã làm tốt việc kiểm soát dịch bệnh và điều trị, tiếp đó là cần chính sách thông thoáng hơn về y tế để khách yên tâm khi đến Việt Nam. Tôi cho rằng, với hệ thống giải pháp như vậy, chúng ta sẽ sớm thu hút được du khách quốc tế trở lại với Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chia sẻ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Làm rõ các nội dung liên quan xử lý nợ xấu, bất động sản và đầu tư công
21:33' - 04/04/2022
Nhiều vấn đề được dư luận quan tâm như xử lý nợ xấu, kiểm soát giá nhà đất, giải ngân gói hỗ trợ 350 nghìn tỷ... đã được các bộ, ngành giải đáp tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 chiều 4/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn Chương trình phục hồi kinh tế phải nhanh, đúng và hiệu quả
21:22' - 04/04/2022
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tiến độ triển khai đầu tư công theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ cơ bản bám sát mục tiêu về thời gian mà Nghị quyết đề ra đối với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ bằng mọi biện pháp
21:21' - 04/04/2022
Ngày 4/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Tư vấn metro số 2 Bến Thành – Tham Lương chấm dứt hợp đồng tư vấn IC
18:54' - 04/04/2022
Ban Quản lý đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh vừa có báo cáo gửi UBND Tp. Hồ Chí Minh về tình hình triển khai tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo Chính phủ: Kinh tế quý I khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực
18:49' - 04/04/2022
Chiều 4/4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng và phát triển 42 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm
08:30'
Nam Định chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao...
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
08:12'
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra: dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).