Các doanh nghiệp cần có niềm tin kiên trì cải thiện môi trường kinh doanh
Phát biểu tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 19 năm 2017 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngày 10/3, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, thực hiện Nghị quyết 19, tinh thần của Chính phủ là kỷ cương, Trung ương chỉ đạo, địa phương phải làm và đề nghị phát huy điều này. Nhiều bộ, ngành đều được phân công trên các lĩnh vực, thậm chí lập ra các ban chỉ đạo để thực hiện.
“Tôi mong có sự sát cánh cùng các bạn, tất cả doanh nghiệp Việt Nam hãy xác định đây là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Từng cá nhân doanh nghiệp không nên chỉ phản ánh để tạo điều kiện thuận lợi cho chính bản thân mình mà cần vì cái chung, vì sự phát triển chung của toàn xã hội. Tôi mong muốn, các bạn có niềm tin kiên trì cải thiện môi trường kinh doanh và tiến về phía trước”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.
Đây là lần thứ 4 trong 4 năm liên tiếp Chính phủ ban hành Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Thể hiện nỗ lực đột phá chiến lược về thể chế mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh. Nhờ đó, 3 năm gần đây, thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam liên tục được cải thiện, trong đó, năm 2016 tăng 9 bậc (từ vị trí 91 lên vị trí 82), đây là mức cải thiện thứ hạng nhiều nhất kể từ năm 2008.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cũng nhấn mạnh, một rào cản đối với doanh nghiệp được xóa bỏ, mỗi thay đổi tạo thêm thuận lợi cho doanh nghiệp là kết quả của nỗ lực kiên trì, không mệt mỏi trong nhiều năm của nhiều bên, nhất là cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tốc độ triển khai thực hiện Nghị quyết 19 còn rất chậm; kết quả đạt được hàng năm chỉ là một phép cộng giản đơn, tính trên đầu ngón tay. Do đó, chúng ta chưa đạt được mục tiêu đề ra, chưa thu hẹp được khoảng cách về chất lượng môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), TS. Nguyễn Đình Cung đã chỉ ra một số những bài học còn chưa thành công là do một phần công chức có liên quan nói riêng và bộ máy quản lý nhà nước nhìn chung còn thụ động, trì trệ; rất ít đổi mới sáng tạo.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều văn bản đã nêu liên tục trong các Nghị quyết 19 vẫn chưa bổ sung, sửa đổi theo yêu cầu của Nghị quyết như: Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 9/11/2012 về thủ tục công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Bên cạnh đó, chưa giảm được số lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu (từ 30-25% xuống còn 15%) là món nợ lớn nhất đối với doanh nghiệp…
Để Nghị quyết 19 ngày càng đi vào cuộc sống, theo Viện trưởng Nguyễn Đình Cung, cần sự hành động trên nhiều tuyến, có phối hợp chặt chẽ, dưới sự chỉ đạo quyết liệt sát sao của Thủ tướng và Phó Thủ tướng, “ sự chủ động vào cuộc” của những người đứng đầu; yêu cầu trách nhiệm giải trình đối với họ… để có được kết quả cấp số nhân, thì mới có hy vọng thành công.
Tại hội nghị, đại diện Hiệp hội bông sợi kiến nghị giảm bớt tỷ lệ lấy mẫu kiểm tra với hàng bông nhập khẩu bằng việc áp dụng chế độ công nhận lẫn nhau kết quả kiểm dịch thực vật đối với mặt hàng bông nhập từ các nước phát triển; áp dụng quản lý rủi ro với các mặt hàng bông nhập nhập từ nước khác, tăng cường hậu kiểm thay vì kiểm tra từng lô khi thông quan đế giảm gánh nặng về thời gian, chi phí doanh nghiệp.
Cùng quan điểm, Hiệp hội Logistics cũng kiến nghị xem xét bỏ hàng hóa gửi kho ngoại quan khỏi đối tượng áp dụng thuế nhà thầu vì việc đưa đối tượng này vào có nhiều điểm bất hợp lý và đang có nguy cơ làm doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan phá sản, thua lỗ.
“Nhà nước cần có cơ chế hỗ trơ giúp doanh nghiệp đáp ứng được hệ thống tiêu chuẩn đặc thù. Ví dụ: dệt nhuộm cũng là nhóm ngành đặc thù của dệt may. Do đó, nhà nước cần hỗ trợ ngành dệt nhuộm nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho ngành.” - ông Lê Tiến Trường, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam kiến nghị.
Nghị quyết 19 năm 2017 bao phủ hầu hết các yếu tố của môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia; sử dụng đồng thời 4 đánh giá xếp hạng toàn cầu. Đó là: đánh giá, xếp hạng về Mức độ thuận lợi kinh doanh của Ngân hàng Thế giới; đánh giá, xếp hạng về Năng lực cạnh tranh quốc gia của Diễn đàn kinh tế thế giới; đánh giá, xếp hạng về Năng lực đổi mới sang tạo của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới; và đánh giá, xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc.
Hội nghị triển khai Nghị quyết 19 năm 2017 về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia do Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam tổ chức nhằm trao đổi bài học kinh nghiệm và thách thức trong thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; đồng thời, tạo diễn đàn để các Bộ, cơ quan, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ về kết quả, kinh nghiệm cũng như những khó khăn, vướng mắc; đề xuất, kiến nghị để đạt được mục tiêu đề ra tại Nghị quyết…/.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất
18:35' - 28/12/2016
Tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, nội dung được các địa phương đề cập nhiều là các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh và các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu....
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng thẳng thắn chỉ ra 9 tồn tại trong năm 2016
18:28' - 28/12/2016
Ngày 28/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị Chính phủ với các địa phương. Tại hội nghị, Thủ tướng đã nêu ra 9 tồn tại trong năm 2016.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo sức bật mới trong cải thiện môi trường kinh doanh
15:05' - 28/12/2016
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, một loạt chỉ số về môi trường kinh doanh cho thấy Việt Nam ở mức trung bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển bền vững, con đường duy nhất doanh nghiệp cần theo
14:46' - 08/11/2016
Việc lựa chọn hướng phát triển bền vững chính là con đường duy nhất mà mọi doanh nghiệp cần phải đi theo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực ngành bán dẫn cho Việt Nam
21:04'
Biên bản ghi nhớ giữa hai bên đề xuất hàng loạt sáng kiến nhằm củng cố hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng
21:00'
Mặc dù đã được lấy ý kiến góp ý, bổ sung và tiếp thu, tuy nhiên vẫn còn nhiều nội dung mà 3 bộ luật mới liên quan đến vấn đề đất đai vẫn chưa “khớp” với Luật các Tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp lên 90%
19:37'
Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ hướng tới mục tiêu tăng tần suất bảo đảm cấp nước lên 90% vào năm 2025 mà còn tiến xa hơn trong việc xây dựng một vùng nông nghiệp bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo thuận lợi cho việc phân cấp, phân quyền
19:06'
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao
18:51'
Theo chuyên gia, Việt Nam cần giải quyết những điểm nghẽn về hạ tầng, nguồn nhân lực và tăng cường chuyển đổi xanh để duy trì sức hút đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Top 10 công ty uy tín ngành logistics năm 2024
17:46'
Khảo sát của Vietnam Report cho thấy cộng đồng doanh nghiệp logistics lạc quan về triển vọng năm 2025, tiếp tục đà phục hồi trong năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ những ách tắc tồn tại trong thời gian dài
17:07'
Sửa luật lần này được thực hiện kỹ càng, tiếp thu hầu hết ý kiến của các tỉnh, thành phố, đáng chú ý là việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, từ đó tháo gỡ được những ách tắc, khó khăn
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp cắt giảm phát thải và sản xuất bền vững cho ngành gỗ
16:47'
Tín hiệu tích cực là trong ngành gỗ, nhiều doanh nghiệp đã chủ động triển khai kiểm kê khí nhà kính để sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường trong ESG, hướng tới phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển điện hạt nhân: Đảm bảo nhiệm vụ kép
16:44'
Chính phủ nhận định việc phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng, giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng.