Các nhà sản xuất ô tô Đức tìm cách đối phó với thuế quan của Mỹ
Thuế nhập khẩu cao hơn sẽ khiến xe trở nên đắt hơn đối với khách hàng Mỹ. Do đó, các nhà sản xuất ô tô sẽ phải giảm biên lợi nhuận nếu muốn duy trì giá – hoặc chấp nhận doanh số thấp hơn. Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn VW, Oliver Blume, sẽ phải đối mặt với khó khăn lớn nhất, vì ông phải nhập khẩu nhiều xe nhất. Volkswagen, Audi và Porsche sẽ phải đầu tư mạnh vào Mỹ để không bị bất lợi lâu dài so với các đối thủ cạnh tranh.
* Ý nghĩa đối với lợi nhuận và việc làm?Thị trường Mỹ đặc biệt mang lại nhiều lợi nhuận cho các nhà sản xuất xe cao cấp như Audi, BMW, Mercedes và Porsche vì những mẫu xe lớn và mạnh mẽ thường bán chạy ở nước này. Đó là lý do tại sao BMW và Mercedes sản xuất những chiếc xe thể thao đa dụng (SUV) cỡ lớn, dòng G và X-Class, tại các nhà máy ở Mỹ và xuất một phần trở lại châu Âu.Tuy nhiên, những dòng xe sedan lớn như Mercedes S và E-Class và BMW 5 và 7 Series đều được sản xuất tại Đức trong khi Mỹ lại là thị trường bán hàng quan trọng nhất của những mẫu xe này, sau Trung Quốc và Đức. Vì vậy, thuế nhập khẩu cao sẽ làm nhu cầu giảm hơn nữa và do đó làm giảm sản xuất tại các nhà máy ở Đức. Điều này đặc biệt đúng với Porsche, nhà sản xuất xe thể thao phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh tại Mỹ.Các thương hiệu xa xỉ thuộc các tập đoàn Đức như Rolls-Royce, Bentley và Lamborghini cũng sẽ phải chịu tổn thất nặng nề và sẽ chuyển ít lợi nhuận hơn về nước cho các công ty mẹ ở Munich, Ingolstadt và Wolfsburg. Tất cả những điều này có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng trong ngành công nghiệp ô tô Đức và các nhà cung cấp cho ngành này.* Các nhà sản xuất ô tô Đức có thể phản ứng thế nào?
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói: “Tôi muốn các nhà sản xuất ô tô Đức trở thành các nhà sản xuất ô tô Mỹ”. Trên thực tế, phần nào họ đã làm như vậy. Nhà máy ở South Carolina hiện là nhà máy lớn nhất thế giới của BMW. Mercedes cũng là một nhà sản xuất ô tô và xe tải lớn ở Alabama.Cả hai công ty đều sản xuất xe tại các nhà máy ở Mỹ để xuất khẩu sang châu Âu và Trung Quốc. Cả hai hiện hy vọng tận dụng ảnh hưởng của các thượng nghị sĩ và thống đốc bang thuộc đảng Cộng hòa, để gây ảnh hưởng tới Tổng thống Trump. * Phản ứng của Liên minh châu ÂuỦy ban châu Âu (EC) chịu trách nhiệm về mọi vấn đề thương mại và hiện đang đàm phán với Mỹ. Uỷ viên Thương mại Maros Sefcovic đã gặp các đại diện cấp cao của Chính phủ Mỹ tại Washington để tìm cách ngăn chặn việc áp thuế. Một phát ngôn viên của EC cho biết, ông Selcovic tới Mỹ để thảo luận một cách thiện chí. Liên minh châu Âu (EU) muốn duy trì mối quan hệ thương mại quan trọng nhất thế giới và tìm ra “giải pháp đôi bên cùng có lợi”.Các nhà chức trách châu Âu cũng sẵn sàng thảo luận về mức thuế ô tô không đồng đều, vì EU đang áp dụng mức thuế nhập khẩu ô tô là 10%, cao gấp bốn lần so với Mỹ. Tuy nhiên, nếu EU giảm thuế nhập khẩu xe ô tô xuống mức 2,5% như của Mỹ thì họ cũng muốn giải quyết mức thuế 25% mà Mỹ đang áp dụng cho xe bán tải và xe tải nhỏ của châu Âu.Ông Sefcovic muốn thể hiện thiện chí đàm phán tại Washington, nhưng đồng thời khẳng định lại rằng EU sẽ bảo vệ lợi ích của mình bằng các biện pháp đối phó nếu cần thiết. EU muốn tránh thuế ô tô vì thuế này chủ yếu ảnh hưởng đến ngành công nghiệp của EU. Các nhà xuất khẩu ô tô mạnh nhất từ Mỹ sang châu Âu lại chính là BMW và Mercedes, với số lượng xuất khẩu lên tới hàng chục nghìn xe SUV mỗi năm.Do đó, EC sẽ phải tìm kiếm một lĩnh vực khác để áp dụng thuế quan trả đũa. Ủy ban đã lập ra danh sách các mục tiêu có thể đạt được. Những mặt hàng đầu tiên bị ảnh hưởng sẽ là các sản phẩm của Mỹ như rượu whisky và xe máy Harley-Davidson.Chủ tịch Ủy ban Thương mại tại Nghị viện châu Âu muốn nhiều hơn thế - ông Bernd Lange (thuộc đảng Dân chủ Xã hội - SPD) yêu cầu Ủy ban cũng nên đe dọa áp dụng mức thuế đặc biệt đối với các công ty công nghệ Mỹ. Xét cho cùng, các biện pháp kiểm soát theo Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) của EU cũng tốn kém, do đó việc bù đắp chi phí như vậy sẽ không vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).Ngành công nghiệp ô tô hy vọng rằng cả Chủ tịch EC, Ursula von der Leyen (đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo - CDU) và Thủ tướng tương lai của Đức sẽ đàm phán trực tiếp với Tổng thống Trump tại Washington càng sớm càng tốt. Chánh Văn phòng của Chủ tịch von der Leyen, ông Björn Seibert, đã đến Mỹ hai lần để “dọn đường” trước cho chuyến đi của Chủ tịch EC.- Từ khóa :
- donald trump
- ô tô
- mỹ
- nhà sản xuất đức
- Volkswagen
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Ngành công nghiệp ô tô Đức đối mặt với cuộc khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng
08:40' - 07/03/2025
Theo phân tích từ công ty tư vấn EY công bố ngày 6/3, ngành công nghiệp ô tô Đức - ngành xương sống của nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng.
-
Ô tô xe máy
Mỹ miễn thuế 1 tháng đối với ô tô nhập khẩu từ Canada và Mexico
08:41' - 06/03/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 5/3, Nhà Trắng thông báo sẽ cho phép miễn thuế 1 tháng đối với ô tô nhập khẩu từ Canada và Mexico.
-
Kinh tế và pháp luật
Chi tiết các điểm đăng ký, cấp biển số xe ô tô, mô tô, xe máy tại Hà Nội
18:11' - 04/03/2025
Ngày 4/3, Công an thành phố Hà Nội đã thông báo phân cấp việc đăng ký, cấp biển số xe ô tô, mô tô, xe máy chuyên dùng.
-
Ô tô xe máy
Thương hiệu ô tô Hàn Quốc trở lại thị trường Nga
09:22' - 04/03/2025
Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc KGM (KG Mobility), trước đây gọi là SsangYong (“Hai con rồng”), đang quay trở lại thị trường Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Nga cấm xuất khẩu xăng sử dụng cho ô tô và xe máy
08:30' - 28/02/2025
Chính phủ Nga ngày 27/2 đã ban hành sắc lệnh cấm xuất khẩu xăng sử dụng cho ô tô và xe máy trong vòng 6 tháng, từ ngày 1/3-31/8, nhằm ổn định thị trường nhiên liệu trong nước.
-
Phân tích - Dự báo
Mối đe dọa lớn đối với ngành công nghiệp ô tô châu Âu
05:30' - 28/02/2025
Ngành công nghiệp ô tô châu Âu đang đứng trước những thách thức không nhỏ, từ các loại thuế quan mà Mỹ có thể áp đặt, cho đến các vấn đề về khí CO2 và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của Trung Quốc.
-
Ô tô xe máy
Ngành ô tô Nhật Bản kêu gọi chính phủ bảo vệ trước thuế quan của Mỹ
16:20' - 26/02/2025
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (JAMA) ngày 25/2 kêu gọi chính phủ nỗ lực bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản khỏi thuế quan mà Mỹ có thể áp đặt đối với mặt hàng ô tô và phụ tùng nhập khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
EU đứng trước lựa chọn "đắng" trong thỏa thuận thương mại với Mỹ
06:30'
Tờ Financial Times bình luận một thoả thuận thương mại tiềm năng với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến Liên minh châu Âu (EU) chịu thuế quan cao hơn so với Anh.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ đối mặt với hỗn loạn thương mại
05:30'
Giữa những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, Tổng thống Donald Trump đã chọn cách "tiêm thêm một liều thuốc bất ổn nữa".
-
Phân tích - Dự báo
Tuần lễ đỏ lửa của thuế quan: Chính sách thương mại Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tuần này, Tổng thống Mỹ đã đẩy mạnh các phát ngôn về thương mại, gửi đi hơn 20 lá thư tới chính phủ các nước, trong đó đề xuất các mức thuế quan mới nếu các thỏa thuận không được đạt trước ngày 1/8.
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm bản lề đối với nền kinh tế Indonesia
06:30' - 12/07/2025
Indonesia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các động lực bên ngoài, bao gồm cuộc chiến thuế quan đang diễn ra, đặc biệt là giữa các cường quốc, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chơi công nghệ lớn?
05:30' - 12/07/2025
Vài tuần sau khi chính phủ mới của Hàn Quốc nhậm chức, thị trường đã định giá sẵn những kỳ vọng lạc quan nhất dành cho ngành công nghệ Hàn Quốc thông qua việc chỉ số KOSPI liên tục tăng nóng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự báo tiếp tục tăng mạnh
16:07' - 11/07/2025
Theo báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới năm 2025 do OPEC công bố ngày 11/7, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức gần 123 triệu thùng/ngày vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ "thập kỷ mất mát": Trung Quốc có đi vào vết xe đổ của Nhật Bản?
06:30' - 11/07/2025
Trong bối cảnh Trung Quốc đang đứng trước những thách thức mang tính cấu trúc, bài học từ Nhật Bản về các điểm bất hợp lý trong chính sách cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng chuyển đổi tất yếu của ngành vận tải biển
05:30' - 11/07/2025
Vận tải biển, chiếm hơn 80% giá trị thương mại toàn cầu và đóng góp hơn 900 tỷ USD/năm vào nền kinh tế đại dương, sắp bước vào giai đoạn chuyển đổi toàn diện, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Á - lời giải cho bài toán khí đốt của Canada
06:30' - 10/07/2025
Canada mới đây đã xuất khẩu một lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Á, báo hiệu sự khởi đầu tươi sáng trên bước đường vươn xa ra thị trường LNG toàn cầu của cường quốc Bắc Mỹ này.