Các tập đoàn công nghiệp Mỹ sẽ ra sao nếu Trung Quốc ngừng xuất khẩu đất hiếm?
Tờ Thời báo Hoàn Cầu trích dẫn tờ Financial Times của Anh về thông tin của "những nhân vật được Chính phủ Trung Quốc tham vấn", cho rằng Trung Quốc đang thăm dò khả năng hạn chế xuất khẩu khoáng sản đất hiếm và đánh giá mức độ ảnh hưởng của động thái này đối với các tập đoàn công nghiệp quốc phòng Mỹ.
Bài báo cho rằng loại vật liệu này rất cần thiết để Mỹ chế tạo vũ khí và trang thiết bị tiên tiến như máy bay chiến đấu F-35. Tờ Quan điểm của Nga trích dẫn phân tích của các chuyên gia Nga cho biết, nếu Trung Quốc ngừng cung cấp đất hiếm cho nước ngoài, các tập đoàn công nghiệp quân sự của Mỹ sẽ không thể trụ được quá lâu.
Tuy nhiên, đất hiếm đồng thời cũng được sử dụng trong công nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như chip điện tử. Do đó, Trung Quốc đang hết sức thận trọng khi tính toán đến hành động này.
"Gót chân Achilles" của Mỹ và châu Âu
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc đã công khai trưng cầu ý kiến về "Quy định quản lý đất hiếm (Dự thảo trưng cầu ý kiến)" vào tháng Một năm nay, đề xuất việc nhà nước thực hiện quản lý tổng hạn ngạch đối với khai thác đất hiếm, nấu chảy quặng và phân tách đất hiếm. Theo Financial Times, Trung Quốc kiểm soát khoảng 80% nguồn cung đất hiếm trên thế giới.
Báo cáo trích dẫn phân tích của một nhân vật thuộc cơ quan tư vấn Trung Quốc rằng nhà sản xuất vũ khí của Mỹ có thể là một trong những công ty đầu tiên bị hạn chế xuất khẩu. Năm ngoái, Trung Quốc tuyên bố sẽ trừng phạt Lockheed Martin, Boeing, Raytheon và các công ty khác liên quan đến việc Mỹ bán vũ khí cho vùng lãnh thổ Đài Loan của Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu F-35 của Lockheed Martin chủ yếu dựa vào kim loại đất hiếm để sản xuất các bộ phận quan trọng như hệ thống động lực và nam châm. Theo ước tính, cứ một chiếc tiêm kích F-35 được sản xuất sẽ tiêu thụ 417 kg sản phẩm đất hiếm.
Tờ Bloomberg cho rằng Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu đất hiếm lớn nhất. Đất hiếm là "gót chân Achilles" của Mỹ và châu Âu. Theo Financial Times, sự xấu đi của quan hệ Mỹ-Trung và cuộc chiến công nghệ giữa hai nước đã thúc đẩy Trung Quốc thực hiện hành động này.
Trước đó, Chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã cố gắng gây khó khăn cho các công ty Trung Quốc trong việc nhập khẩu các công nghệ nhạy cảm của Mỹ, trong khi Chính quyền tân Tổng thống Biden cũng tuyên bố họ sẽ hạn chế một số mặt hàng xuất khẩu, nhưng sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với các đồng minh.
“Con dao hai lưỡi” khi Bắc Kinh hạn chế xuất khẩu
Bài bình luận cho rằng việc Bắc Kinh kiểm soát đất hiếm có thể trở thành một nguồn gây căng thẳng mới với Washington. Nhưng một số người cũng cảnh báo rằng việc Trung Quốc áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu triệt để có thể thúc đẩy các đối thủ cạnh tranh phát triển năng lực sản xuất đất hiếm của riêng họ, do đó làm suy yếu vị thế thống trị của nước này đối với ngành công nghiệp đất hiếm.
Tờ Quan điểm của Nga ngày 17/2 đưa tin ông Alexei Maslov, Giám đốc Viện Viễn Đông, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết, kim loại đất hiếm từ Trung Quốc được sử dụng để sản xuất một số lượng lớn thiết bị quân sự Mỹ, chẳng hạn như máy bay chiến đấu F-35. Ngoài ra, kim loại đất hiếm còn được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như chip điện tử.
Hàng năm, Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn các sản phẩm điện tử do Mỹ sản xuất. Theo Financial Times, Lầu Năm Góc ngày càng lo ngại về sự phụ thuộc của Mỹ vào đất hiếm. Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng đã tuyên bố trước Quốc hội vào tháng 10/2020 rằng Mỹ cần thiết lập kho lưu trữ đất hiếm nhất định và khởi động lại các quy trình xử lý trong nước.
Trong những tháng gần đây, Lầu Năm Góc đã ký hợp đồng với các công ty khai thác mỏ ở Mỹ và Australia để tăng công suất luyện đất hiếm và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Điển hình, công ty khai thác đất hiếm của Australia Ionic Rare Earths đã đạt được cam kết huy động thêm 12 triệu AUD (9,3 triệu USD) để đẩy nhanh tiến độ của dự án khai thác đất hiếm tại Makuutu, Uganda.
Trong một tuyên bố với Sở giao dịch chứng khoán Australia, Tổng Giám đốc Tim Harrison của công ty Ion Rare Earths đã khẳng định: “Chúng tôi tin rằng với việc thực hiện các hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc, dự án Makutu sẽ trở thành một vụ đầu tư chiến lược ngày càng quan trọng”. Trước đó, kế hoạch tài trợ của "Ion Rare Earth" đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư cả trong và ngoài Australia đăng ký.
Trong khi đó, theo mạng Người quan sát của Trung Quốc ngày 18/2, chính sách xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc đang trở thành tâm điểm của các cơ quan truyền thông nước ngoài. Các khách hàng quốc tế lo lắng sẽ không thể mua được đất hiếm từ Trung Quốc, từ đó bắt đầu cuộc chạy đua tích trữ, dẫn đến giá đất hiếm tăng vọt.
Tờ South China Morning Post đưa tin thêm rằng trong những tháng gần đây, cuộc đua tích trữ kim loại đất hiếm ngày càng gay gắt, đẩy giá hàng hóa tăng vọt. Với những thay đổi trong quan hệ địa chính trị và lo ngại về việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu và sản xuất đất hiếm, các quốc gia bao gồm Mỹ đã tăng trữ lượng đất hiếm và đang cố gắng tìm kiếm các nguồn cung cấp mới bên ngoài Trung Quốc.
Các nhà phân tích thị trường vốn của Bank of Montreal chỉ ra rằng “giá đất hiếm thường tăng đột biến khi mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác có sự thay đổi”.
Trên thực tế, trong những năm gần đây, để thoát khỏi sự phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc, các nước phương Tây đã và đang cố gắng đẩy nhanh quá trình nội địa hóa và đa dạng hóa các chuỗi cung ứng liên quan.
Dữ liệu của S&P Global cho thấy Bộ Quốc phòng Mỹ đã đàm phán với một số công ty vào giữa năm 2019 để cố gắng đảm bảo nguồn cung cấp các loại khoáng sản chiến lược như kim loại đất hiếm.
Những trở ngại khi xây dựng một chuỗi cung ứng độc lập
Tháng 1/2021, công ty Lynas Corporation của Australia (nhà sản xuất đất hiếm lớn nhất bên ngoài Trung Quốc) đã ký thỏa thuận với Bộ Quốc phòng Mỹ để xây dựng một nhà máy tách đất hiếm tại Mỹ. Tuy nhiên, chi phí, kênh tiếp cận nguyên liệu thô và vấn đề môi trường có thể trở thành trở ngại lớn nhất trong việc xây dựng chuỗi cung ứng độc lập.
Tháng 9/2020, ông Jennifer Bisceglie, Giám đốc điều hành của công ty quản lý rủi ro chuỗi cung ứng Interos, chỉ ra rằng việc duy trì một chuỗi cung ứng độc lập là rất khó khăn và tốn kém.
Bà Hồ Ngạn (Hu Yan), một nhà phân tích của Công ty Kim loại màu Thượng Hải (SMM), nói rằng các quốc gia sẽ mất thời gian để thiết lập công nghệ và thiết bị của riêng mình tại địa phương, đồng thời việc khai thác và thăm dò cũng đang đối mặt với các vấn đề môi trường.
Bà Hồ Ngạn chỉ ra rằng Mỹ rất giàu tài nguyên đất hiếm, nhưng chi phí lao động và chi phí sản xuất năng lượng tương đối cao, Mỹ nên cân nhắc giữa chi phí môi trường và lợi ích của ngành công nghiệp đất hiếm trên đất liền.
Ông Lewis Black, Giám đốc điều hành của Almonty Industries, một công ty sản xuất kim loại hiếm, nói rằng việc khuyến khích đa dạng hóa chuỗi cung ứng là một động thái khôn ngoan và sự hỗ trợ thích hợp của chính phủ liên bang cũng có thể là một giải pháp tốt, nếu không các công ty sẽ tiếp tục phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Nhưng chuyển giao chuỗi cung ứng nói dễ hơn làm, đặc biệt là khi chi phí sản xuất ở các nước khác thấp hơn so với Mỹ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản muốn xây dựng mạng lưới cung ứng đất hiếm ổn định tại châu Á - Thái Bình Dương
15:15' - 05/11/2020
Hoạt động thử nghiệm kỹ thuật sẽ được tiến hành trong 5 năm tới nhằm kiểm chứng các vấn đề liên quan đến kỹ thuật và tính kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Australia trong cuộc đua đất hiếm với Trung Quốc
06:00' - 20/09/2020
Các chuyên gia nhận định việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm đã thúc đẩy sự thay đổi tại Australia, khiến nước này đầu tư mạnh cho lĩnh vực mang tính sống còn với an ninh quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Thách thức đối với nỗ lực “xoay trục” đất hiếm khỏi Trung Quốc của phương Tây
05:00' - 24/08/2020
Mỹ và Australia đã khởi động một dự án đầy tham vọng nhằm tạo ra chuỗi cung ứng cho kim loại đất hiếm mà không có sự tham gia của Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06' - 01/07/2025
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài lạc quan về thị trường Trung Quốc
14:34' - 01/07/2025
Trung Quốc đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài, được hỗ trợ bởi những lợi thế chiến lược rộng rãi trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo áp lại mức thuế cao nếu không đạt được thỏa thuận thương mại
13:12' - 01/07/2025
Washington có thể áp lại mức thuế quan cao với các nước đối tác như đã công bố hồi đầu tháng Tư vừa qua, nếu không đạt được thỏa thuận trước ngày 8/7 tới.
-
Kinh tế Thế giới
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong kỷ niệm 28 năm trở về Trung Quốc
11:24' - 01/07/2025
Sáng 1/7, tại Quảng trường Kim Tử Kinh, quận Wanchai, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã diễn ra lễ thượng cờ nhân kỷ niệm 28 năm ngày Hong Kong trở về Trung Quốc (1/7/1997-1/7/2025).
-
Kinh tế Thế giới
Chính quyền Tổng thống D.Trump kết luận Đại học Harvard vi phạm luật liên bang
08:16' - 01/07/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo với Đại học Harvard kết quả điều tra cho thấy trường đã vi phạm luật liên bang về quyền công dân.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo có thể tăng thuế cao hơn
08:15' - 01/07/2025
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo nhiều quốc gia có thể phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn đáng kể sau ngày 9/7.
-
Kinh tế Thế giới
5 dấu hiệu cảnh báo cho nền kinh tế thế giới
08:15' - 01/07/2025
Ngoài những biến động thị trường trong ngắn hạn, có ít nhất 5 thay đổi cấu trúc có thể định hình lại cục diện kinh tế toàn cầu.