"Cái bóng" của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế Bangladesh
Theo bài viết trên trang Diễn đàn Đông Á, tăng trưởng kinh tế ổn định của Bangladesh trong hai thập kỷ qua và sự hội nhập dần dần vào nền kinh tế thế giới đã khiến quốc gia này trở thành hình mẫu cho sự phát triển kinh tế.
Trong giai đoạn 2018-2019, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Bangladesh đã tăng 8,15%. Tuy nhiên, tình hình trở nên xấu đi khi đại dịch COVID-19 tấn công cả thế giới và cả Bangladesh. Hiện Bangladesh đang phải vật lộn để ngăn chặn dịch bệnh và phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế bị giảm sút do đại dịch COVID-19 gây ra.
Kinh tế của Bangladesh đang gặp khó khăn nghiêm trọng do các khoản đầu tư nước ngoài sụt giảm, hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực khác liên quan đến đầu tư nước ngoài cũng bị ảnh hưởng rất lớn kéo theo một loạt các khó khăn về việc làm, nạn thất nghiệp và nghèo đói tại quốc gia này.
Theo thống kê của Bangladesh, hiện có khoảng 34 triệu người Bangladesh, tương đương 20% dân số, đang sống dưới mức nghèo khổ. Đáng chú ý, con số này được dự báo là sẽ tăng gấp đôi vào cuối năm 2020.
Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng GDP của Bangladesh sẽ ở mức 1,6% trong năm tài chính 2019-2020, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo con số này là 2%.Cục thống kê của Bangladesh đưa ra dự báo tăng trưởng GDP của quốc gia này trong năm tài chính 2019-2020 khá chênh lệnh so với các dự báo trước đó là 5,24%. Tuy nhiên, đây vẫn là mức tăng trưởng GDP thấp nhất của Bangladesh kể từ năm 2009.
Những dự báo tăng trưởng vẫn mang tính tích cực này đã cung cấp một số động viên, an ủi cho chính phủ và người dân Bangladesh trong bối cảnh các hoạt động của nền kinh tế quốc gia đang bị đình trệ do đại dịch.Tuy nhiên, các chuyên gia đã không khỏi nghi ngờ về độ tin cậy đối với các số liệu thống kê hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và kinh doanh do Bangladesh đưa ra trong khoảng thời gian từ cuối tháng 3 đến tháng 5/2020 khi mọi hoạt động kinh tế của cả thế giới, không chỉ Bangladesh gần như bị đóng băng do chính phủ các quốc gia phải thực hiện chính sách giãn cách xã hội quy mô lớn để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.
Khoảng cách lớn giữa thực tế và số liệu thống kê chính thức sẽ gây ra những tác động phản tác dụng trong nỗ lực khôi phục mọi hoạt động kinh tế trở lại giai đoạn như bình thường tại Bangladesh.Số liệu thống kê không chính xác sẽ "đánh lừa" các trung gian tài chính, các cơ quan của chính phủ và các nhà tài trợ, ngăn cản họ giải quyết khó khăn kinh tế một cách hiệu quả.
Các tác động gây suy giảm kinh tế của đại dịch COVID-19 đang được ghi nhận ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Bangladesh, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.Trong những năm gần đây, khu vực công nghiệp đã nổi lên như một thành phần quan trọng nhất của nền kinh tế Bangladesh và phục vụ cho thị trường nội địa, tạo ra nguồn thu nhập lớn và tạo ra rất nhiều việc làm cho người dân Bangladesh.
Sự tăng trưởng của tất cả các ngành kinh doanh, sản xuất của Bangladesh đã ảnh hưởng nặng nề. Tăng trưởng sản xuất đã giảm sút nghiêm trọng. Lĩnh vực chế tạo của Bangladesh tăng trưởng trung bình hơn 10% trong giai đoạn từ năm 2010-2019 và đạt 14,2% vào năm 2019. Nhưng trong giai đoạn 2019-2020 lĩnh vực chế tạo của Bangladesh chỉ đạt mức tăng trưởng khoảng 5,84%.Các lĩnh vực như giao thông và thông tin liên lạc, dịch vụ cộng đồng và xã hội, ngân hàng và trung gian tài chính, du lịch, thương mại, bán buôn, bán lẻ đều đang phải đối mặt với những khó khăn vô cùng lớn vì nền kinh tế bị ngưng trệ.Nông nghiệp là một trong những ngành duy nhất tại Bangladesh tiếp tục duy trì được hiệu suất do thu hoạch lúa và sản lượng không bị ảnh hương nhiều trong các phân ngành khác như thủy sản và chăn nuôi.
Với thực trạng nhu cầu của người dân suy giảm, đại dịch COVID-19 cũng đã tác động đến lĩnh vực đầu tư tư nhân trong và ngoài nước gây ra thiệt hại lớn về vấn đề việc làm và gia tăng tỷ lệ nghèo đói tại Bangladesh.Theo Viện nghiên cứu phát triển Bangladesh, đại dịch COVID-19 đã khiến 13% người dân Bangladesh mất việc làm và giảm thu nhập hộ gia đình, đẩy 16,4 triệu người vào tình trạng nghèo khổ. Điều này tác động nghiêm trọng đến hoạt động phát triển và kinh tế xã hội của quốc gia trong gian đoạn ngắn và trung hạn.
Chính phủ Bangladesh đã thực hiện nhiều biện pháp để chống lại sự sụt giảm nghiêm trọng này. Bangladesh đã khởi xướng 19 gói kích cầu với tổng trị giá khoảng 12 tỷ USD, chiếm 3,7% GDP.Các gói kích cầu này được đưa ra để giúp các ngành định hướng xuất khẩu, vận chuyển, khu vực nông nghiệp và các nhóm thu nhập thấp, bao gồm nông dân và các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ tồn tại qua giai đoạn khó khăn. Phần lớn các gói hỗ trợ được giải ngân dưới hình thức cho vay.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, chỉ có lĩnh vực may mặc tại Bangladesh có thể tận dụng tốt các khoản vay này. Lĩnh vực may mặc bắt đầu nổi lên sau khi hoạt động rất ảm đạm trong quý IV/2019. Trong giai đoạn quý II/2020, khách hàng quốc tế đã hủy và hoãn các đơn hàng rất nhiều do bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.Việc này đã tạo ra hệ lụy rất lớn là làm ngưng trệ việc kinh doanh sản xuất của lĩnh vực may mặc tại Bangladesh và cũng tạo ra tình trạng sa thải nhân công làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia này.Nhưng lĩnh vực này đã có những chuyển biến đáng kể bắt đầu từ tháng 7/2020 khi dịch bệnh tại một số quốc gia bước đầu được kiểm soát, các đơn hàng được nối lại và hoạt động kinh doanh, sản xuất bắt đầu hồi phục, nguồn vốn vay vì thế cũng được các nhà sản xuất tận dụng triệt để nhằm đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng nhu cầu mới của các khách hàng quốc tế.
Các khoản thanh toán kích thích cho các ngành không thuộc lĩnh vực may mặc của Bangladesh diễn ra rất chậm chạp. Lĩnh vực may mặc của Bangladesh đã thành công trong việc hấp thụ các gói kích thích kinh tế do chính phủ đưa ra.Các doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực may mặc, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chưa được hỗ trợ đầy đủ do thiếu năng lực nên đã ảnh hưởng đến việc giải ngân của các ngân hàng.
Điều cần thiết hiện nay để tái thiết nền kinh tế của Bangladesh là sửa đổi và cân bằng các chính sách tiền tệ và tài khóa để thúc đẩy đầu tư và tạo việc làm đồng đều cho người dân. Đồng thời, Chính phủ Bangladesh cần đưa ra các chương trình trợ giúp xã hội mới, mở rộng các chương trình chuyển giao hiện có và thiết lập các chương trình hỗ trợ công.Đại dịch cũng mang lại cho Bangladesh cơ hội để thực hiện mục tiêu giảm thiểu sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế cũng như các sản phẩm tài chính và dịch vụ kỹ thuật số vốn đã tồn tại rất lâu tại quốc gia này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế giai đoạn hậu COVID-19
19:05' - 10/11/2020
Ngày 10/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tổ chức Hội nghị chung cấp cao với chủ đề “Đảm bảo tăng trưởng và tự cường trong Khu vực ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải cách kinh tế để nâng cao sức chống chịu sau COVID-19
12:33' - 10/11/2020
Đại dịch COVID-19 bùng phát để lại những hệ lụy nặng nề với phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Do đó, yêu cầu đặt ra sau là phải nâng cao năng lực nội tại và hướng tới phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Giải pháp có thể giúp kinh tế toàn cầu phục hồi bền vững hậu COVID-19
06:30' - 10/11/2020
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay có thể là cơ hội để chuyển hướng chính sách công sang một nền kinh tế toàn cầu bao trùm hơn, bền vững và linh hoạt hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư hạ tầng: Con đường dẫn tới sự phục hồi kinh tế ở Đông Nam Á
05:30' - 10/11/2020
Phát triển hạ tầng có hiệu ứng cấp số nhân mạnh mẽ trong việc thúc đẩy hoạt động kinh tế và tạo công ăn việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia nỗ lực thoát khỏi suy thoái kinh tế
21:06' - 07/11/2020
Indonesia (lần đầu tiên rơi vào suy thoái kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998 khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khiến tiêu dùng và đầu tư giảm mạnh.
-
Hàng hoá
Lũ lụt đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Bangladesh tăng cao
18:40' - 24/10/2020
Lũ lụt đã làm chậm quá trình thu hoạch mùa màng tại hầu hết các nước ở khu vực châu Á trong tuần này, đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và Bangladesh tăng cao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Thuế đối ứng bắt đầu có hiệu lực
12:27'
Mức thuế đối ứng Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng chục nền kinh tế thế giới đã có hiệu lực vào lúc 0h01 ngày 9/4 theo giờ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Thứ trưởng Quốc phòng
12:25'
Thượng viện Mỹ đã chính thức bổ nhiệm ông Elbridge Colby giữ chức Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách – một trong ba vị trí quan trọng nhất tại Lầu Năm góc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký loạt sắc lệnh khôi phục ngành than giữa “cơn khát” điện
11:20'
Ngày 8/4, Tổng thống Mỹ đã ký loạt sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sản xuất than nội địa, trong nỗ lực hồi sinh ngành công nghiệp từng là “xương sống” của năng lượng Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp
11:05'
Hàn Quốc sẽ tài trợ chính sách hơn 1,5 tỷ USD cho các ngành công nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lệnh áp thuế gần đây của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan có thể "bốc hơi" khoảng 2,58 tỷ USD doanh thu vì thuế Mỹ
11:00'
Thái Lan có thể chịu khoản lỗ doanh thu ước tính 900 tỷ baht (khoảng 2,58 tỷ USD) do chính quyền Mỹ áp dụng mức thuế quan có đi có lại 36% đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ: Các thỏa thuận mới về thuế quan có thế chốt ngay tuần này
10:50'
Ngày 8/4, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Brooke Rollins cho biết nước này có thể ký kết các thỏa thuận thương mại mới về thuế quan với một số quốc gia ngay trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ
09:53'
Thủ tướng Đức Olaf Scholz mới đây đã chỉ trích các mức thuế quan mới của Mỹ “về cơ bản là sai” khi Đức cảnh báo rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể trả đũa bằng cách nhắm vào các ông lớn công nghệ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gần 70 quốc gia đề xuất thương lượng với Mỹ về thuế quan
09:19'
Nhà Trắng ngày 8/4 thông báo gần 70 quốc gia đã chủ động liên hệ với chính quyền Tổng thống Donald Trump để khởi động các cuộc đàm phán nhằm giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới của ông.
-
Kinh tế Thế giới
ADB cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2025 của Hàn Quốc
09:19'
Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc hôm 9/4 cho biết, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng năm 2025 của nền kinh tế Hàn Quốc xuống còn 1,5%.