Cảnh báo về tình trạng sụt lún tại Đồng bằng Sông Cửu Long
Sáng 22/3, tại hội thảo về quản trị khai thác nước ngầm và sụt lún đất ở Đồng bằng Sông Cửu Long do Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) phối hợp với Đại sứ quán Hà Lan tổ chức, các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo về tình trạng sụt lún đất tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, thành phố Cần Thơ nói riêng.
Hội thảo xác định việc xây dựng phương án khoanh định vùng hạn chế khai thác nước ngầm theo Nghị định 167/2018/NĐ-CP ngày 26/12/2018 của Chính phủ về Quy định khai thác nước dưới đất là nhiệm vụ trước mắt cần thực hiện. Cuộc khảo sát, nghiên cứu tại 4 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm: Sóc Trăng, Kiên Giang, Cần Thơ, Bến Tre cho thấy vấn đề sụt lún đất và việc khai thác nước ngầm được xác định có mối liên hệ rõ rệt. Sự sụt lún thể hiện qua các tác động đến cơ sở hạ tầng ở mức độ người dân có thể nhận thấy những thay đổi. Theo số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đồng bằng sông Cửu Long đang sụt lún 1cm/năm, có tốc độ trung bình lên đến 5,7cm/năm tại một số điểm. Vấn đề sụt lún tại thành phố Cần Thơ cũng đáng được quan tâm vì đây là nơi dễ thấy hiện tượng sụt lún nhất. Theo số liệu đo đạc của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2005 - 2017 tốc độ sụt lún trung bình của thành phố là 1,31 cm/năm, nơi có tốc độ sụt lún cao nhất lên đến 4,37 cm/năm. Mặc dù có lượng nước mặt khá lớn nhưng chất lượng nước mặt đang suy giảm do bị ô nhiễm từ sự thâm canh nông nghiệp, điều này dẫn đến việc chi phí xử lý nước mặt phải tăng lên đáng kể và người dân có xu hướng dùng nước ngầm. Đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2010 cho thấy, tại Cần Thơ tổng lưu lượng khai thác nước ngầm là 188.844 m3/ngày đêm.Phần lớn nước ngầm được khai thác cho mục đích sinh hoạt (chiếm 53%). Lượng nước cho nông nghiệp và công nghiệp sử dụng lần lượt là 23% và 24%.
Do tốc độ khai thác nước ngầm ở thành phố Cần Thơ lớn hơn tốc độ bổ sung nước ngầm, các đầu thủy lực (áp lực nước ngầm) trong các tầng chứa nước đã liên tục giảm trong những thập kỷ qua. Các giếng quan trắc cho thấy, cột thủy lực đã đạt mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu quan trắc năm 1991. Tiến sĩ Hà Quang Khải (Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh), cho biết: Một số khu vực của Cần Thơ mực nước ngầm có thể sẽ giảm 0,5m và thấp hơn mực nước biển vào năm 2100 nếu thành phố tiếp tục khai thác nước ngầm ở tiến độ hiện tại.Tình trạng ngập lụt, triều cường vì thế cũng sẽ nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt đời sống các đô thị. Ngược lại, ở một kịch bản khác, trong trường hợp cắt giảm việc khai thác xuống 50% thì thành phố vẫn sẽ lún nhưng ở mức độ thấp hơn đáng kể
Tại phiên thảo luận, vấn đề được các đại biểu hội thảo quan tâm thảo luận là “bài toán” về môi trường và kinh tế. Theo các đại biểu, Nghị định 167/2018/NĐ-CP của Chính phủ mặc dù đã nêu lên được vấn đề cần thiết cho khu vực nhưng chỉ đề cập những tác động về mặt môi trường.Trong khi đó việc quản lý khai thác nước ngầm có sự liên hệ rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều khi các chiến lược về phát triển kinh tế của thành phố mâu thuẫn với Nghị định 167/2018/NĐ-CP nên không thực hiện được.
Đồng ý kiến trên, Bí thư thứ Nhất Đại sứ quán Hà Lan Laurent Umans đặt vấn đề: Thành phố Cần Thơ là một khu vực kinh tế đang phát triển và có nhu cầu sử dụng nước lớn cũng như tốc độ sụt lún đang ở mức cao, nhiều khả năng Cần Thơ sẽ được khoanh vùng ở mức độ hạn chế sử dụng nước ngầm cao.Trong khi đó, hầu hết các khu công nghiệp, chế xuất trên địa bàn đang sử dụng nước ngầm là chủ yếu. Sự hạn chế khai thác nước ngầm sẽ dẫn đến việc phải sử dụng nước mặt với chi phí cao hơn hoặc cơ quan quản lý phải tăng chi phí cấp phép sử dụng khai thác nước ngầm. Điều này nhiều khả năng sẽ dẫn đến rủi ro là giảm thu ở các doanh nghiệp đầu tư vào thành phố.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, đại diện Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), cho rằng giải pháp trọng tâm trước mắt là cần có sự hợp tác giữa nhiều bên cũng như có một quy hoạch chung cho việc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước. Hiện nay có rất ít hoặc chưa có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và sở, ban, ngành tại địa phương; sự hợp tác giữa các địa phương. Thêm vào đó, các tỉnh, thành phố hiện nay xây dựng quy hoạch hoặc phân khu dựa trên nhu cầu của địa phương, dẫn đến không có sự liên kết giữa các tỉnh cũng như không có tiêu chí thống nhất khi tạo vùng giáp ranh giữa các tỉnh. Trong khi đó, các tầng chứa nước không có ranh giới hành chính, vì vậy, sự hợp tác khu vực là cần thiết để quản lý nguồn nước một cách hiệu quả, bền vững./.Tin liên quan
-
Bất động sản
Bất động sản Đồng bằng sông Cửu Long vào “tầm ngắm” của nhà đầu tư
15:38' - 17/03/2021
Theo Savills Việt Nam, lĩnh vực bất động sản tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện thu hút sự quan tâm cao, đặc biệt là bởi nhóm nhà đầu tư có tổ chức bởi lợi ích từ trung và dài hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Cần nghiên cứu về “kinh tế sông” trong phát triển ở Đồng bằng Sông Cửu Long
13:54' - 13/03/2021
Sáng 13/3, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp các đối tác bên lề Hội nghị về Đồng bằng Sông Cửu Long
12:55' - 13/03/2021
Thủ tướng nhấn mạnh sự hợp tác của các đối tác, tổ chức, nhà tài trợ quốc tế là rất quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
18:28'
Phó Thủ tướng khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP 6 tháng có khả năng cao hơn dự báo từ 0,2 – 0,3%
18:20'
Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Brazil: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại
17:47'
Nằm ở hai lục địa khác nhau, cách nửa vòng trái đất, nhiều năm qua, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Brazil vẫn luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị và hợp tác gần gũi.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông
17:20'
Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông, đồng thời triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Cụ thể hóa nội dung thảo luận của Lãnh đạo Cấp cao hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ
16:44'
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về mức thuế đối ứng 20-40% mà Tổng thống Donald Trump thông báo sau cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyến tránh Cao Lãnh tăng tốc về đích trước tháng 9/2025
15:54'
Dự án tuyến tránh Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) với vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng triển khai thi công trở lại vào tháng 7/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương
15:19'
Chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính quyền địa phương 2 cấp: Cuộc cải cách lớn mang tính lịch sử dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc
14:54'
Đánh giá về mô hình chính quyền hai cấp mà Việt Nam đang thực hiện, học giả nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, cách làm của Việt Nam đã nêu gương rất tốt cho thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.