CEBR: Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2028
Trong một báo cáo thường niên được công bố ngày 26/12, CEBR cho hay: “Trong một số thời điểm, chủ đề bao trùm của kinh tế toàn cầu là cuộc cạnh tranh kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc. Đại dịch COVID-19 và thảm họa kinh tế tương ứng chắc chắn đã nghiêng về sự cạnh tranh này có lợi cho Trung Quốc".
CEBR cho biết, Trung Quốc dự kiến tăng trưởng kinh tế trung bình 5,7%/năm trong giai đoạn từ năm 2021-2025 trước khi tăng chậm lại ở mức 4,5%/năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Mặc dù Mỹ có khả năng sẽ có một sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19 vào năm 2021, nhưng tốc độ tăng trưởng của nước này sẽ chậm lại còn 1,9%/năm trong giai đoạn 2022-2024, và sau đó là tăng 1,6%/năm.
Trong khi đó, Nhật Bản sẽ vẫn là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới cho đến đầu những năm 2030 khi bị Ấn Độ vượt qua, đẩy Đức từ vị trí thứ tư xuống thứ năm. Vương quốc Anh, hiện là nền kinh tế lớn thứ năm theo thước đo của CEBR, sẽ tụt xuống vị trí thứ sáu từ năm 2024.
Tuy nhiên, mặc dù bị ảnh hưởng vào năm 2021 từ việc rút khỏi thị trường chung của Liên minh châu Âu (EU), song Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh tính theo USD được dự báo sẽ cao hơn 23% so với Pháp vào năm 2035, nhờ sự dẫn đầu của Anh trong nền kinh tế kỹ thuật số ngày càng quan trọng./.
Tin liên quan
-
Ý kiến
Chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc vẫn là động lực chính của kinh tế thế giới
16:23' - 20/12/2020
Theo nhà kinh tế chính trị người Pakistan Shakeel Ahmad Ramay, Trung Quốc sẽ tiếp tục là động lực chính thúc đẩy kinh tế thế giới hồi phục sau đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
“Điểm sáng và khoảng tối” của nền kinh tế Trung Quốc
05:30' - 09/12/2020
Các vấn đề mang tính kết cấu của kinh tế Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết càng dấy lên những lo ngại về tương lai của nền kinh tế thứ hai thế giới này.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Argentina đề cao vai trò lãnh đạo quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam
09:49'
Phóng viên TTXVN tại Buenos Aires đã phỏng vấn Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Argentina Víctor Gorodeki Kot về vai trò lãnh đạo của Đảng và Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Ý kiến
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Năm 2021, hành động ngay để không bỏ lỡ các cơ hội
07:57'
Bối cảnh thế giới và trong nước năm 2021 vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế trong nước vẫn còn những nút thắt trong quá trình phát triển, chưa thực sự được giải quyết, khơi thông.
-
Ý kiến
Báo chí Ai Cập đánh giá cao những thành tựu nổi bật của Việt Nam
08:20' - 24/01/2021
Báo chí Ai Cập những ngày qua đã đăng nhiều bài viết ca ngợi các thành tựu nổi bật của Việt Nam những năm gần đây, đặc biệt trong bối cảnh chuẩn bị diễn ra Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
-
Ý kiến
Trưởng đại diện WHO tại VN: Cảnh giác cho tới khi chấm dứt dịch COVID-19
09:51' - 23/01/2021
“Đại dịch COVID-19 còn lâu mới chấm dứt”, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định; đồng thời khuyến cáo cần phải cảnh giác cho tới khi chấm dứt đại dịch.
-
Ý kiến
Báo Séc ca ngợi thành công chống dịch và phát triển kinh tế của Việt Nam
07:08' - 22/01/2021
Trang báo điện tử halonoviny.cz (CH Séc) mới đây đã đăng bài viết ca ngợi thành tựu nổi bật của Việt Nam trong những năm gần đây, nhất là trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 và tăng trưởng kinh tế.
-
Ý kiến
Trung Quốc lên tiếng việc Thụy Điển loại Huawei và ZTE trong phát triển mạng 5G
21:33' - 21/01/2021
Theo người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, không có bất kỳ bằng chứng nào để Thụy Điển loại các doanh nghiệp Trung Quốc khỏi hoạt động xây dựng mạng 5G của mình với lý do gọi là an ninh quốc gia.
-
Ý kiến
WHO trấn an về việc tiếp cận vaccine ngừa COVID-19
13:40' - 21/01/2021
Ngày 20/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định tất cả những người muốn tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đều sẽ được tiêm phòng, vì vậy không nên lo lắng về việc tiếp vaccine.
-
Ý kiến
Học giả Indonesia: Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trong phát triển kinh tế
16:30' - 20/01/2021
Theo nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, “với một chính phủ đổi mới, tiến bộ”, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam đã đạt được tiến bộ to lớn về phát triển kinh tế.
-
Ý kiến
Học giả Singapore ấn tượng về những thành công của Việt Nam
12:21' - 20/01/2021
Trong 5 năm qua và gần nhất là năm 2020, vị thế của Việt Nam được thể hiện rõ với 3 điểm nhấn: đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN; ủy viên không thường trực HĐBALHQ; chủ trì lễ ký kết RCEP.