Chăn nuôi gà thịt theo hướng sản phẩm OCOP ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Tại diễn đàn, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hà Thúy Hạnh nhận định, chương trình OCOP về phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện trong hai năm qua đã tạo ra một làn sinh khí mới trong ngành nông nghiệp.
Đến nay, tỉnh đã có 63/63 tỉnh, thành phê duyệt đề án và triển khai chương trình. Riêng trong lĩnh vực chăn nuôi gà nhiều địa phương đã và đang phát triển về quy mô đàn và phát triển các giống đặc sản quý hiếm và xây dựng được thương hiệu, sở hữu trí tuệ; các sản phẩm về chế biến từ thịt, sữa… đa dạng và ngày càng có giá trị về chất lượng. Hiện nay, ngành chăn nuôi gia cầm hiện đang có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trong các loài vật nuôi, năm 2020 tổng đàn gà cả nước có 382 triệu con (trong đó gà thịt chiếm 79,9% gà đẻ chiếm 21,1% nhiều địa phương đã có đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP như: gà Tiên Yên (Quảng Ninh), gà Yên Thế (Bắc Giang), gà Chí Linh (Hải Dương), gà Đông Tảo (Hưng Yên)… Nhiều sản phẩm khi tham gia OCOP đã có những bứt phá mạnh mẽ về giá và quy mô sản lượng… Tỉnh Hòa Bình với lợi thế diện tích đất tự nhiên lớn khoảng 460.869 ha và là tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi như: thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn; hệ thống đường giao thông phát triển nối liền với thủ đô và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, cùng với đó là thế mạnh vượt trội về quỹ đất đồi rừng khá lớn, vị trí địa lý thuận lợi… Do đó, có thể phát triển đa dạng các giống gia cầm và phát triển mạnh mẽ các giống gà đặc sản bản địa quý hiếm như: gà Lạc Thủy, gà Lạc Sơn... Trong những năm qua UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành các Nghị quyết, đề án, quy hoạch, kế hoạch cũng như định hướng phát triển ngành chăn nuôi bền vững giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030; phổ biến tuyên truyền áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, hữu cơ; sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm; chủ động trong công tác phòng chống dịch cho đàn gia cầm, xây dựng cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh; quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất kinh doanh giống gia cầm, cơ sở ấp nở trứng gia cầm trên địa bàn tỉnh... Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, Vương Đắc Hùng cho biết, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 5 nhà máy chế biến sản xuất thức ăn chăn nuôi với tổng công suất khoảng 675 nghìn tấn/năm, có 225 cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi.Hiện đã hình thành các mô hình chuỗi liên kết sản xuất hiệu quả với 9 Hợp tác xã chăn nuôi gà và việc xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể cho vật nuôi của địa phương đã được chính quyền quan tâm triển khai thực hiện. Năm 2019, hai nhãn hiệu tập thể đã được cấp giấy chứng nhận và chỉ dẫn địa lý là Gà Lạc Sơn và Gà Lạc Thủy.
Cùng với sản phẩm OCOP bốn sao là Gà Lạc Thủy, ba sao là gà Hương Nhượng, gà Thuận Phát... Tuy nhiên, việc chăn nuôi vẫn còn có những khó khăn nhất định như: quy mô sản xuất gia cầm trên địa bàn tỉnh nhiều nơi còn nhỏ lẻ mất an toàn trong khâu quản lý có nguy cơ bùng phát dịch bệnh; hợp tác xã và người chăn nuôi còn chậm nâng cao năng lực sản xuất và điều hành; nguồn vốn đầu tư vào chăn nuôi còn hạn chế; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi còn chậm, chưa đồng bộ; chính quyền vài nơi chưa chú trọng vào công tác phát triển chăn nuôi… Tại diễn đàn các đại biểu tham dự đã trình bày các tham luận xoay quanh các giải pháp phát triển chăn nuôi gà thịt theo hướng sản phẩm OCOP cũng như trả lời các khúc mắc của các đơn vị trong công tác chăn nuôi, chế biến, và tiêu thụ các sản phẩm gà thịt. Hiện, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có số lượng hơn 8 triệu con, dự kiến đạt hơn 23 nghìn tấn. Trong chăn nuôi gia súc và lợn gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì chăn nuôi gà đang là một giải pháp tốt để phát triển ngành chăn nuôi tại địa phương. Tỉnh Hòa Bình tập trung phát triển các giống gà bản địa tại Lạc Thủy, Lạc Sơn... có chất lượng thơm ngon, giá bán ổn định; chăn nuôi gà theo các mô hình thả đồi, thả vườn áp dụng các kiến thức chăn nuôi, phòng trừ sâu bệnh và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao sản phẩm, từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Hóa ứng dụng công nghệ để phát triển sản phẩm OCOP
10:46' - 29/11/2020
Với diện tích đất rộng, địa hình đa dạng, có cả vùng núi, trung du, đồng bằng và ven biển, từ lâu Thanh Hóa đã nổi tiếng là vùng đất phong phú về sản vật tự nhiên và những sản phẩm hàng hóa đặc trưng.
-
Hàng hoá
Hội chợ nông sản, thực phẩm OCOP khai mạc tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn
22:03' - 26/11/2020
Hội chợ Nông sản, thực phẩm, sản phẩm OCOP thu hút trên 120 gian hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
-
Thị trường
Hà Giang: OCOP góp phần tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp
13:20' - 22/11/2020
Khi chưa có chương trình OCOP, nhiều sản phẩm đặc trưng của Hà Giang chưa được các địa phương chú trọng, sản xuất nhỏ lẻ, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn mác và thị trường tiêu thụ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38' - 23/11/2024
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.